1. Quốc gia có số dân số đông đứng thứ hai ở khu vực Đông Nam Á:
A. Phi-líp-pin
B. In-đô-nê-xi-a
C. Ma-lay-xi-a
D. ViệtNam .
2. Quốc gia có diện tích lớn nhất Đông Nam Á:
A. In-đô-nê-xi-a
B. Phi-líp-pin
C. Thái Lan
D. Mi-an-ma.
3. Các nước Đông Nam Á phát triển kinh tế dựa vào thế mạnh chủ yếu:
A. Vị trí địa lí thuận lợi.
B. Tài nguyên và nguồn lao động.
C. Vốn đầu tư của nước ngoài.
D. Thị trường và nguồn lao động.
4. Đông Nam Á là khu vực giàu các loại khoáng sản sau:
A. Sắt, than (Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a)
B. Vonfram, thiếc (Phi-líp-pin, Bru-nây)
C. Dầu mỏ (Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Ma-lay-xi-a) ;
D. Niken, Crôm (Thái Lan, Việt Nam, Mi-an-ma, Ma-lay-xi-a)
5. Các quốc gia nào sau đây không thuộc Đông Nam Á biển đảo:
A. Thái Lan, Đông Ti-mo
B. Bru-nây, Phi-líp-pin.
C. Sin-ga-po, In-đô-nê-xi-a
D. Cam-pu-chia, Việt Nam.
6. Hãy tìm kiến thức chưa đúng về vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á:
A. Nằm trong đới khí hậu gió mùa nhiệt đới và khí hậu xích đạo.
B. Nằm giữa hai quốc gia có nền văn minh lớn là Ấn Độ và Trung Quốc.
C. Nằm ở phía đông nam lục địa Á - Âu, nơi tiếp giáp giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
D. Nằm hoàn toàn trong khu vực nhiệt đới gió mùa thuộc bán cầu Bắc.
7. Thế mạnh nào sau đây của các nước Đông Nam Á hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài?
A. Đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, nguồn nước dồi dào thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp.
B. Lực lượng lao động đông đảo, giá lao động thấp, có khả năng tiếp thu nhanh những tiến bộ khoa học - kĩ thuật;:
C. Vị trí địa lí có nhiều ưu thế và nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động của thế giói.
D. Sự giàu có về tài nguyên khoáng sản, lâm sản và tài nguyên biển thuận lợi phát triển các ngành công nghiệp chế biến.
8. Những điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của các nước Đông Nam Á làm cho:
A. Các nước phải phối hợp cùng giải quyết những vấn đề mang lính toàn cầu.
B. Các nước cần bảo vệ quyền lợi của nhau trên thị trường quốc tế.
C. Các nước cần phải hợp tác với nhau trong khai thác nguồn lợi tài nguyên.
D. Các nước phải tăng cường kiểm soát, cạnh tranh nhau trong khai thác tài nguyên.
9. Đông Nam Á có vị trí thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, văn hoá và mở rộng mối quan hệ giao lưu với thế giới:
A. Nằm ở khu vực có nền kinh tế phát triển năng động của thế giới:
B. Nơi gặp gỡ, giao lưu lâu dài của hai nền văn hoá lớn: Pháp và Nhật Bản.
C. Ở vị trí giao điểm của các tuyến đường biển và tuyến đường sắt xuyên Á.
D. Nằm trong vành đai sinh khoáng Ấn Độ Dương - Địa Trung Hải.
10. Vấn đề biển Đông là vấn đề nhạy cảm và mang tính thời sự là vì;
A. Giàu tài nguyên sinh vật biển và có tiềm năng dầu khí lớn.
B. Nguồn lợi biển có liên quan tới nhiều nước trong khu vực.
C. Án ngữ con đường biển từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương.
D. Luôn xảy ra tranh chấp giữa các nước trên vùng biển chồng lấn.
11. Điều nào sau đây không nói lên những khó khăn trở ngại về kinh tế - xã hội của các nước Đông Nam Á:
A. Chất lượng cuộc sống dân cư thấp và chênh lệch giữa các nước rất lớn.
B. Nguồn vốn, kĩ thuật, thị trường phụ thuộc nặng nề vào nước ngoài.
C. Quy mô nền kinh tế nhỏ bé nên phải vay nợ để phát triển kinh tế.
D. Trong cơ cấu kinh tế, các ngành truyền thông chiếm tỉ trọng thấp.
12. Sự tăng trưởng kinh tế của các nước Đông Nam Á chưa có cơ sở vững chắc là do:
A. Dân số đông và gia tăng ngày càng nhanh.
B. Sự phân hoá xã hội ở các nước ngày càng lớn.
C. Còn phụ thuộc vào vốn, kĩ thuật và thị trường bên ngoài,
D. Nền kinh tế nông nghiệp phụ thuộc vào thiên nhiên.
13. Đặc điểm địa hình của các nước Đông Nam Á lục địa:
A. Chủ yếu có hướng Tây Bắc - Đông Nam và bị chia cắt mạnh.
B. ít đồng bằng, nhiều đồi núi và có sự đan xen nhau.
C. Nền địa chất không ổn định, thường xảy ra động đất, núi lửa.
D. Chủ yếu là đồi núi thấp có hướng Bắc - Nam.
14. Ý nghĩa của việc xây dựng dự án phát triển giao thông theo hướng Đông - Tây đối với các nước Đông Nam Á lục địa:
A. Khai thác thế mạnh ở miền đồi núi thúc đẩy kinh tế phía tây phát triển.
B. Thúc đẩy sự giao lưu, hợp tác với các nước Đông Nam Á biển đảo.
C. Nhằm mở đường biển tạo thuận lợi phát triển các ngành kinh tế biển.
D. Tạo thuận lợi tróng thông thương, hợp tác cùng phát triển giữa các nước.
15. Số dân của khu vực Đồng Nam Á hiện nay tương đương với số dân của khu vực nào sau đây?
A. Châu Âu
B. Mĩ La-tinh
C. Bắc Mĩ
D. Bắc Phi.
16. Vấn đề dân tộc là vấn đề đặc biệt tế nhị ở khu vực Đông Nam Á là vì:
A. Là nơi tập trung nhiều tôn giáo lớn của thế giới.
B. Có nhiều thành phần dân tộc, tôn giáo và tín ngưỡng.
C. Có sự chênh lệch lớn về mức sống giữa các dân tộc.
D. Thường xảy ra các cuộc xung đột, bạo loạn đòi li khai.
17. Đông Nam Á là nơi các cường quốc thường cạnh tranh giành ảnh hưởng bởi vì:
A. Tập trung nguồn lao động dồi dào, có trình độ chuyên môn cao.
B. Là nơi giao thoa giữa các nền văn minh, tiếp nhận nhiều giá trị văn hoá.
C. Có vị trí chiến lược quan trọng và giàu tài nguyên nhiên nhiên.
D. Khống chế con đường biển từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương.
18. Thế mạnh về tự nhiên nào sau đây không ảnh hưởng đến sự phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới của các nước Đông Nam Á?
A. Khí hậu nóng, ẩm và mưa nhiều theo mùa.
B. Đất phù sa màu mỡ, mạng lưới sông ngòi dày đặc.
C. Gió mùa Tây Nam đem mưa nhiều vào mùa hè.
D. Có tài nguyên rừng đa dạng, phong phú.
19. Các nước Đông Nam Á thường xảy ra xung đột tôn giáo, sắc tộc và khủng bố:
A Thái Lan, In-đô-nê-xia-a
B. Mi-an-ma, Ma-lay-xi-a
C. Cam-pu-chia, Thái Lan
D. In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin.
20. Vùng Tam giác vàng - nơi sản xuất và tàng trữ ma tuý ở khu vực Đông Nam Á nằm ở ba nước nào sau đây:
Á. Việt Nam, Thái Lan, Lào
B. Thái Lan, Lào, Mi-an-ma
C. Ma-lay-xi-a, Mi-an-ma, Việt Nam
D. Cam-pu-chia, Thái Lan, Ma-lay-xi-a
21. Tài nguyên chung nổi lên hàng đầu ở các nước Đông Nam Á là:
A Sông ngòi và tài nguyên biển.
B. Khoáng sản và thuỷ điện.
C. Sông Mê - Công và Biển Đông.
D. Dầu khí và nguồn lợi hải sản.
22. Những khó khăn, trở ngại chủ yếu đã làm hạn chế sự phát triển kinh tế của các nước Đông Nam Á là:
A. Nhận nhiều đầu tư, viện trợ, vốn vay của thế giới nhưng sử dụng kém hiệu quả.
B. Những tai biến của thiên nhiên nhiệt đới gió mùa thường hay xảy ra.
C. Các nguồn đầu tư, đóng góp của vùng ra bên ngoài còn nhỏ bé.
D. Phụ thuộc nặng nề vào nguồn vốn, kĩ thuật và thị trường bên ngoài.
23. Các nước Đông Nam Á chịu nhiều thua thiệt trong việc giải quyết những vấn đề quốc tế có liên quan đến lợi ích của mình là vì:
A. Hoạt động kém hiệu quả của các tổ chức kinh tế khu vực.
B. Chưa có nước nào là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
C. Có nhiều tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ nên không được thế giới ủng hộ.
D. Việc hợp tác của các nước trong vấn đề đối ngoại còn nhiều hạn chế.
24. Nổi bật trong sự hợp tác theo lãnh thổ của các nước Đông Nam Á là:
A. Hợp tác trong phát triển lưu vực sông Mê - Công.
B. Tam giác tăng trưởng Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xu-ma-tra.
C. Hợp tác phát triển liên vùng dọc hành lang Đông - Tây.
D. Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia.
25. Sự hợp tác phát triển lưu vực sông Mê-Công ở Đông Nam Á không nhằm mục đích nào sau đây?
A. Thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước.
B. Nâng mức tăng trưởng kinh tế; xoá đói giảm nghèo.
C. Khai thác tiềm năng về dầu mỏ, khí đốt.
D. Bảo vệ môi trường sinh thái trong vùng.
26. Phi-líp-pin là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á:
A. Người Hoa chiếm gần 80% dân số.
B. Nằm trong đới khí hậu nhiệt đổi gió mùa.
C. Có tỉ lệ người theo đạo Thiên Chúa đông.
D. Tăng trưởng GDP bình quân cao nhất.
27. Cảng quá cảnh lớn nhất Đông Nam Á là:
A. Cảng A-si-a Te-mi-na (Phi-líp-pin)
B. Cảng K-lang (Ma-lay-xi-a)
C. Cảng Cam Ranh (Việt Nam)
D. Cảng Xin-ga-po (Xin-ga-po).
28. Hai quốc gia có nền kinh tế (GDP) lớn nhất khu vực Đông Nam Á là:
A. Bru-nây, Phi-líp-pin.
B. In-đô-nê-xi-a, Thái Lan. .
C. Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a
D. Thái Lan, Đông Ti-mo.
29. Quốc gia có tiềm năng thuỷ điện lớn nhất Đông Nam Á là:
A. Việt Nam
B. Lào
C. Mi-an-ma
D. In-đô-nê-xi-a.
30. Trong khu vực Đông Nam Á, In-đô-nê-xi-a là quốc gia có:
A. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất.
B. Nhiều thành phần dân tộc và tôn giáo nhất.
C. Diện tích lãnh thổ rộng lớn nhất.
D. Số lượng gạo xuất khẩu hàng năm lớn nhất.
ĐÁP ÁN:
1 - A; 2 - A; 3 - B; 4 - C; 5 - D; 6 - D; 7 - B.
8 - C; 9 - A; 10 - B; 11 - D; 12 - C; 13 - A.
9 - A; 10 - B; 11 - D; 12 - C; 13 - A; 14 - D.
15 - A; 16 - B; 17 - C; 18 - D; 19 - A; 20 - B.
21 - C; 22 - D; 23 - B; 24 - A; 25 - C; 26 - C.
27 - D; 28 - B; 29 - A; 30 - C.