Bài 1. Trình bày cấu tạo của phân tử N2. Vì sao ở điều kiện thường, nitơ là một chất trơ? Ở điều kiện nào nitơ trở nên hoạt động hơn?
Trả lời: Phân tử nitơ gồm 2 nguyên tử, giữa chúng hình thành một liên kết ba. Liên kết ba trong phân tử nitơ rất bền nên nitơ trơ ở điều kiện thường. Ở nhiệt độ cao (trên 3000°C), nitơ hoạt động hơn và có thể phản ứng với nhiều chất khác.
Bài 2. Nitơ không duy trì sự hô hấp, nitơ có phải là khí độc không?
Trả lời: Nitơ không duy trì sự cháy và sự hô hấp, tuy nhiên nitơ không phải là khí độc
Bài 3.
a) Cặp công thức của liti nitrua và nhôm nitrua là:
A. LiN3 và Al3N.
B. Li3N và AlN.
C. Li2N3 và Al2N3.
D. Li3N2 và Al3N2.
b) Viết phương trình hóa học của phản ứng tạo thành liti nitrua và nhôm nitrua khi cho liti và nhôm tác dụng trực tiếp với nitơ. Trong các phản ứng này nitơ là chất oxi hóa hay chất khử?
Trả lời:
a) Chọn B
b) Các bạn viết phương trình như sau
Trong 2 phản ứng với liti và nhôm, nitơ là chất oxi hóa vì có số oxi hóa giảm tử 0 xuống -3.
Bài 4. Nguyên tố nitơ có số oxi hóa là bao nhiêu trong các hợp chất sau: NO, NO2, NH3, NH4Cl, N2O, N2O3, N2O5, Mg3N2?
Trả lời: Số oxi hóa của nitơ trong các hợp chất lần lượt là: +2; +4; -3; -3; +1; +3; +5; -3.
Bài 5. Cần lấy bao nhiêu lít khí nitơ và khí hiđro để điều chế được 67,2 lít khí amoniac? Biết rằng thể tích của các khí đều được đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất và hiệu suất của phản ứng là 25%.
Trả lời: Các bạn giải như sau:
N2 + 3H2 ⇔ 2NH3
22,4 l → 67,2 l → 44,8 l
33,6 l ← 100,8 l ← 67,2 l
VN2 cần = 33,6 l . 100/25 = 134,4 l
VH2 cần = 100,8 l . 100/25 = 4003,2 l