I. Kiến thức cơ bản
1. Sự suất hiện loài người và đời sống bầy người nguyên thủy
- Loài người do một loài vượn người (vượn nhân hình) chuyển biến thành, nhờ quá trình lao động và trải qua một chặng đường quá độ dài, có tính chất chuyển tiếp, trung gian, là Người tối cổ.
- Người tối cổ hầu như đã hoàn toàn đi đứng bằng hai chân. Đôi tay được tự do để sử dụng công cụ, kiếm ăn.
- Tuy chưa loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể mình. Người tối cổ đã là người. Đây là một hình thức tiên triển nhảy vọt từ vượn thành người, là thời kì đầu tiên của lịch sử loài người.
- Đời sống vật chất của Người tối cổ:
+ Sử dụng công cụ bằng đá.
+ Kiếm sống bằng lao động tập thể bằng phương thức hái lượm và săn bắt. Từ chỗ biết sử dụng lửa trong lự nhiên để suởi ấm, đuổi dã thú, nướng chín thức ăn đến chỗ biết tạo ra lửa.
- Người tối cổ sống trong hang động, mái đá hoặc cũng có thể dựng lều bằng cành cây, da thú, sống quây quần theo quan hệ ruột thịt với nhau, gồm 5 - 7 gia đình. Quan hệ xã hội của Người tối cổ được gọi là bầy người nguyên thủy.
2. Người tinh khôn và óc sáng tạo
- Khoảng 4 vạn năm trước đây, con người đã hoàn thành quá trình tự cải biến mình, loại bỏ hết dấu tích vượn trên người, trở thành Người hiện đại hay còn gọi là Người tinh khôn.
- Người tinh khôn có cấu tạo cơ thể như người ngày nay nên gọi là Người hiện đại. Đây là bước nhảy vọt thứ hai sau bước nhảy vọt từ vượn thành Người tối cổ.
- “Óc sáng tạo” là sự sáng tạo của Người tinh khôn trong việc cải tiến công cụ. Nâng cao hiệu quả lao động và sản xuất, đó là:
+ Biết ghè đẽo và mài sắc công cụ bằng đá.
+ Biết chế tạo cung tên.
+ Biết đan lưới đánh cá.
- Nguồn thức ăn tăng lên đáng kể, nhất là thức ăn động vật.
3. Cuộc cách mạng thời đá mới
- Những biểu hiện của cuộc cách mạng đá mới:
+ Con người từ chỗ săn bắn, hái lượm, đánh cá đã tiến tới biết trồng trọt và chăn nuôi.
+ Con người có óc sáng tạo và bắt đầu biết khai thác từ thiên nhiên cái cần thiết cho cuộc sống của mình.
+ Họ cũng bắt đầu làm sạch những tấm da thú để che thân cho ấm và cho “có văn hoá”.
+ Họ đã biết sử dụng đồ trang sức nên đã làm vòng cổ bằng vỏ ốc và hạt xương, làm vòng tay, vòng cổ chân, hoa tai... bằng đá màu.
- Như thế, từng bước, từng bước, con người không ngừng sáng tạo, kiếm được thức ăn nhiều hơn, sống tốt và vui hơn.
II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Di cốt người tối cổ được tìm thấy đầu tiên ở tỉnh nào của Việt Nam?
A. Nghệ An.
B. Thanh Hoá.
C. Cao Bằng.
D. Lạng Sơn.
Đáp án: B
Câu 2: Người tối cổ khác loài vượn cổ ở điểm nào?
A. Đã là người.
B. Đã bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể mình.
C. Đã biết chế tạo công cụ lao động.
D. Câu A và C đúng.
Đáp án: D
Câu 3: Trong quá trình tồn tại và phát triển, Người tối cổ đã có phát minh lớn như thế nào?
A. Biết giữ lửa trong tự nhiên.
B. Biết chế tạo ra lửa bằng cách ghè hai mảnh đá với nhau.
C. Biết chế tạo ra đồ đá để sản xuất.
D. Biết sử dụng kim loại.
Đáp án: B
Câu 4: Nhờ đâu người tối cổ tự cải biến mình, hoàn thiện mình từng bước?’
A Nhờ phát minh ra lửa.
B. Nhờ chế tạo đồ đá.
C. Nhờ lao động nói chung.
D. Nhờ sự thay đổi của thiên nhiên
Đáp án: C
Câu 5: Bầy người nguyên thuỷ vẫn còn sống trong tình trạng như thế nào?
A. “Ăn tươi nuốt sống”.
B. “Ăn lông ở lỗ”.
C. “Còn sơ khai như vượn cổ”.
D. Tất cả các tình trạng trên.
Đáp án: B
Câu 6: Điểm nào dưới đây thuộc đặc điểm của Người tinh khôn?
A. Đã loại bỏ hết dấu tích vượn trên người.
B. Là người tối cổ tiến bộ.
C. Vẫn còn một ít dấu tích vượn trên người.
D. Đã biết chế tạo ra lửa để nấu chín thức ăn.
Đáp án: A
Câu 7: Trong quá trình tồn tại và phát triển, Người tinh khôn đã làm gì để tăng nguồn thức ăn?
A. Ghè đẽo đá thật sắc bén để giết thú vật
B. Chế tạo cung tên để săn bắn thú vật.
C. Tập hợp đông người đi vào rừng săn bắn.
D. Tất cả các việc làm trên.
Đáp án: B
Câu 8: Vì sao các nhà khảo cổ coi thời kì đá mới là một cuộc cách mạng?
A. Con người biết sử dụng đá để làm công cụ.
B. Con người đã biết săn bắt hái lượm và đánh cá.
C. Con người đã biết trồng trọt và chăn nuôi
D. Con người đã biết sử dụng kim loại.
Đáp án: C