I. Kiến thức cơ bản
1. Điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế
- Trên lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á và châu Phi như sông Nin ở Ai Cập, sông Ơ-phơ rát và Ti-gơ-rơ ở Lưỡng Hà, sông Ấn, sông Hằng ở Ấn Độ, sông Hoàng Hà ở Trung Quốc... có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho đời sống con người:
+ Đất phù sa màu mỡ và mềm nên công cụ bằng tre, gỗ, đá cũng có thể canh tác được.
+ Muốn canh tác phải đắp đê, làm thuỷ lợi, đòi hỏi công sức nhiều người, vừa tạo nên nhu cầu để mọi người sống quần tụ, gắn bó với nhau trong một tổ chức xã hội.
- Sự phát triển của các ngành kinh tế: nông nghiệp lúa nước, chăn nuôi và nghề thủ công nghiệp, trong đó nông nghiệp lúa nước là ngành kinh tế chính, chủ đạo đã tạo ra sản phẩm dư thừa thường xuyên.
2. Sự hình thành các quốc gia cổ đại
- Cơ sở hình thành: Sản xuất phát triển dẫn đến sự phân hoá xã hội, xuất hiện kẻ giàu người nghèo, tầng lớp quý tộc và bình dân: trên cơ sở đó giai cấp và nhà nước đã ra đời.
- Quá trình hình thành:
+ Thời gian: Khoảng thiên niên kỉ IV - III TCN.
+ Các quốc gia phương Đông:
• Ai Cập cổ đại được hình thành từ thiên niên kỉ IV TCN.
• Lưỡng Hà được hình thành từ giữa thiên niên kỉ IV TCN, do hàng chục nước nhỏ của người Su-me.
• Ấn Độ vào giữa thiên niên kỉ IV TCN.
• Trung Quốc cuối thiên niên kỉ III TCN.
- Các quốc gia cổ đại phương Đông đều được hình thành từ khoảng thiên niên kỉ IV - III TCN, khi họ chưa hề biết ới công cụ bằng sắt.
3. Xã hội có giai cấp đầu tiên
- Xà hội cổ đại phương Đông có sự phân hoá sâu sắc thanh giai cấp thống trị và giai cấp bị trị:
+ Giai cấp thống trị:
• Vua chuyên chế nắm mọi quyền hành.
• Quý tộc gồm các quan lại, các thủ lĩnh quân sự và những người phụ trách lễ nghi, tôn giáo. Tầng lớp này sống sung sướng, dựa trên sự bóc lột nông dân.
+ Giai cấp bị trị:
• Nông dân công xã, sống theo gia đình, có tài sản tu hữu nhưng họ vẫn duy trì và gắn bó với công xã. Họ là thành phần sản xuất chính trong xã hội. Họ tự tiến hành sản xuất trên phần ruộng đất được giao và hợp tác với nhau trong việc đảm bảo thuỷ lợi và thu hoạch. Họ tự nuôi sống bản thân và gia đình, nộp một phần sản phẩm cho quý tộc dưới dạng thuế. Họ còn phải làm một số nghĩa vụ khác như lao động phục vụ các công trình xây dựng, đi lính.
• Nô lệ là tầng lớp thấp nhất trong xã hội. Họ là những tù binh và thành viên công xã bị mắc nợ không trả được hoặc phạm tội. Vai trò của họ là làm các việc nặng, khó và hầu hạ quý tộc.
4. Chế độ chuyên chế cổ đại
- Ở các quốc gia cổ đại phương Đông, do nhu cầu sản xuất nông nghiệp, người ta phải liên kết với nhau để khai phá đất đai và làm thủy lợi. Một số công xã tập họp lại thành tiểu quốc, đứng đầu tiểu quốc gọi là vua. Mọi quyền hành tập trung trong tay nhà vua, tạo nên chế độ quân chủ chuyên chế.
- Ở Ai Cập, vua được gọi là Pha-ra-ôn, ở Lưỡng Hà là En-xi, ở Trung Quốc là Thiên tử.
- Chế độ nhà nước do vua đứng đầu, có quyền lực tối cao và một bộ máy hành chính quan liêu giúp việc thừa hành như quý tộc, tăng lữ, gọi là chế độ chuyên chế cổ đại.
5. Văn hoá cổ đại phương Đông
- Thiên văn học và lịch là hai ngành khoa học ra đời sớm nhất, gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Việc tính thời lịch chỉ đúng một cách tương đối, nhưng nông lịch có ngay tác dụng thực tiễn đối với việc gieo trồng.
- Chữ viết, đầu tiên là chữ tượng hình sau đó là chữ tượng ý.
- Toán học cũng ra đời rất sớm.
4. Người Lưỡng Hà thạo về số học.
+ Người Ai Cập thạo về hình học.
- Kiến trúc, người phương Đông xây dựng được nhiều công trình kiến trúc lớn.
II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Cân l: Nhờ đâu các quốc gia cổ đại ở phương Đông xuất hiện sớm nhất ?
A. Nhờ đất đai màu mỡ.
B. Nhờ các dòng sông thường xuyên mang phù sa bồi đắp.
C. Nhờ người phương Đông đã sử dụng công cụ bằng sắt rất sớm.
D. Câu A và B đúng.
Đáp án: D
Câu 2: Ngành sản xuất nào phát triển sớm nhất và có hiệu quả nhất ở các quốc gia cổ đại phương Đông?
A. Nông nghiệp.
B. Công nghiệp
C. Thương nghiệp.
D. Tất cả các ngành trên.
Đáp án: A
Câu 3: Công việc nào đã khiến mọi người ở phương Đông gắn bó và ràng buộc với nhau trong tổ chức công xã?
A. Trồng lúa nước.
B. Trị thủy.
C. Chăn nuôi
D. Làm nghề thủ công nghiệp.
Đáp án: B
Câu 4: Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành trong khoảng thời gian nào?
A. Khoảng thiên niên kỉ IV - III TCN.
B. Khoảng thiên niên kỉ IV - III
C. Khoảng thiên niên kỉ III - IV TCN.
D. Khoảng thiên niên kỉ V - IV TCN.
Đáp án: A
Câu 5: Trong các quốc gia cổ đại phương Đông: Trung Quốc, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Ai Cập, quốc gia nào được hình thành sớm nhất?
A. Ấn Độ.
B. Ai cập, Lưỡng Hà.
C. Trung Quốc.
D. Ai Cập, Ấn Độ.
Đáp án: B
Câu 6: Ở Trung Quốc, Vương triều nào được thành lập đầu tiên trong thời cổ đại?
A Nhà Chu.
B. Nhà Tần.
C. Nhà Hán.
D. Nhà Hạ.
Đáp án: D
Câu 7: Đứng đầu giai cấp thống trị ở các quốc gia cổ dai phương Đông là ai?
A. Vua chuyên chế.
B. Đông đảo quý tộc quan lại.
C. Chủ ruộng đất và tầng lớp tăng lữ.
D. Tất cả các tầng lớp đó.
Đáp án: D
Câu 8: Lực lượng đông đảo nhất và là thành phần sản xuất chủ yểu của xã hội cổ đại phương Đông là giai cấp, tầng lớp nào?
A Nô lệ.
B. Nông dân công xã.
C. Nông dân tự do.
D. Nông nô.
Đáp án: B
Câu 9: Những người nô lệ trong xã hội cổ đại phương Đông xuất thân từ đâu?
A. Tù binh của chiến tranh.
B. Nông dân nghèo không trả được nợ.
C. Buôn bán từ các nước khác đến.
D. Câu A và B đúng.
Đáp án: D
Câu 10: “Dưới bầu trời rộng lớn không có nơi nào là không phải đất của nhà vua; trong phạm vi lãnh thổ, không người nào không phải thần dân của nhà vua”. Câu nói đó được thể hiện trong quốc gia cổ đại nào ở phương Đông?
A Ai cập.
B. Trung Quốc.
C. Ấn Độ.
D. Việt Nam
Đáp án: B
Câu 11: Người phương Đông cổ đại đã phát minh ra chữ viết đầu tiên của mình, đó là loại chữ nào?
A. Chữ tượng ý.
B. Chữ La tinh.
C. Chữ tượng hình.
D. Chữ tượng hình và tượng ý.
Đáp án: C
Câu 12: Trong lĩnh vực toán học thời cổ đại phương Dỏng, cư dân nước nào thạo về số học? Vì sao?
A. Trung Quốc. Vì phai tính toán xây dựng các công trình kiến trúc.
B. Ai Cập. Vì phải đo diện tích phù sa bồi đắp.
C. Lưỡng Hà. Vì phải đi buôn bán xa.
D. Ấn Độ. Vì phải tính thuế.
Đáp án: C
Câu 13: Vì sao trong thời cổ đại người Ai Cập thạo về hình học?
A. Phải đo lại ruộng đất và vẽ các hình để xây tháp.
B. Phải đo lại ruộng đất và chia đất cho nông dân.
C. Phải vẽ các hình để xây tháp và tính diện tích nhà ở của vua.
D. Phải tính toán các công trình kiến trúc.
Đáp án: A
Câu 14: Kim Tự Tháp ở Ai Cập được xây dựng từ khoảng thời gian nào?
A. Khoảng 2000 - 1500 năm TCN.
B. Khoảng 2500 - 3000 năm TCN.
C. Khoảng 3500 - 4000 năm TCN
D. Khoảng 3000 - 2500 năm TCN.
Đáp án: D