1. Kiến thức cơ bản
1. Thị tộc và bộ lạc
- Đến Người tinh khôn, dân số tăng lên. Từng nhóm người cũng đông đúc hơn. Mỗi nhóm có hơn 10 gia đình gồm 2 - 3 thế hệ có chung dòng máu, được gọi là thị tộc.
- Tập hợp một số thị tộc sống cạnh nhau, có họ hàng với nhau và cùng một nguồn gốc tổ tiên xa xôi gọi là bộ lạc.
- Cuộc sống trong thị tộc và bộ lạc: hợp tác lao động, mọi sinh hoạt đều coi là của chung, việc chung, làm chung, ăn chung, thậm chí ở chung.
2. Buổi đầu thời đại kim khí
- Tù chỗ dùng những công cụ bằng đá, xương, tre, gỗ, người ta bắt đầu chế tạo đồ dùng và công cụ bằng đồng (khoảng 5500 năm trước đây).
- Khoảng 3000 năm trước đây, người ta biết đúc và sử dụng đồ sắt (cư dân Tây Á và Nam châu Âu).
- Nhờ có công cụ bằng kim khí, nhất là sắt người ta có thể khai phá những đất đai mà trước kia chưa khai phá nỗi, có thể cày sâu cuốc bẫm, có thể xẻ gỗ đóng thuyền đi biển. xẻ đá làm lâu đài...
- Việc sử dụng kim khí giúp con người có thể làm ra một lượng sản phẩm thừa để nuôi sống mình
- Buổi đầu của thời đại kim khí, con người sản xuất không những đủ sống ở mức còn thấp của hàng nghìn năm trước, mà còn có một lượng sản phẩm thừa thường xuyên.
2. Sự xuất hiện tư hữu và xã hội có giai cấp
- Trong xã hội nguyên thuỷ, sự công bằng và bình đẳng là “nguyên tắc vàng” vì lúc này chưa có sản phẩm dư thừa.
- Đến thời đại kim khí, của cải làm ra không chỉ đủ nuôi sống con người mà còn dư thừa.
- Những ngươi có chức phận đã chiếm đoạt của dư, thừa biến thành của riêng mình. Thế là cửa tư hữu bắt đầu xuất hiện, quan hệ cộng đồng bị phá vỡ.
- Gia đình cũng thay đổi theo. Đàn ông làm các công việc nặng nhọc và giữ vai trò trụ cột trong gia đình. Con cái lấy theo họ cha. Gia đình phụ hệ xuất hiện.
- Khả năng lao động của các gia đình khác nhau đã thúc đẩy thêm sự phân biệt giàu - nghèo. Kẻ giàu, người nghèo, người có quyền, kẻ bị lệ thuộc đã xuất hiện. Từ đó xã hội bắt đầu phân chia giai cấp.
II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Trên bước đường tiến triển của mình, cư dân nước nào sử dụng công cụ bằng đồng thau sớm nhất?
A. Trung Quốc, Việt Nam.
B. Tây Á, Ai Cập.
C. Inđônêxia, Đông Phi.
D. Tất cả các vùng trên.
Đáp án: B
Câu 2: Kết quả lớn nhất của việc sử dụng công cụ bằng kim khí, nhất là đồ sắt là gì?
A. Khai khẩn được đất bỏ hoang.
B. Đưa năng suất lao động tăng lên.
C. Sản xuất đủ nuôi sống cộng đồng.
D. Sản phẩm làm ra không chỉ nuôi sống con người mà còn dư thừa.
Đáp án: D
Câu 3: Trong buổi đầu thời đại kim khí, kim loại nào được sử dụng sớm nhất?
A. Sắt.
B. Đồng thau.
C. Đồng đỏ.
D. Thiếc.
Đáp án: C
Câu 4: Đến lúc sản phẩm của xã hội làm ra không chỉ đủ ăn mà còn dư thừa, những sản phẩm ấy được giải quyết như thế nào?
A. Chia đều sản phẩm dư thừa cho mọi người
B. Không thể chia đều cho mọi người.
C. Vứt bỏ hết những sản phẩm dư thừa.
D. Dừng sản xuất để tiêu thụ hết sản phẩm thừa.
Đáp án: B
Câu 5: Khi sản phẩm xã hội dư thừa, ai là người chiếm đoạt của dư thừa đó?
A. Tất cả mọi người trong xã hội.
B. Những người có chức phận khác nhau.
C. Những người trực tiếp làm ra của cải nhiều nhất.
D. Những người đứng đầu mỗi gia đình.
Đáp án: B
Câu 6: Sự xuất hiện tư hữu; gia đình phụ hệ thay thế cho thị tộc; xã hội phân chia thành giai cấp... Đó là hệ quả:
A. Xã hội của công cụ bằng đá mới.
B. Xã hội của công cụ bằng kim loại.
C. Xã hội của công cụ bằng đồng đỏ.
D. Xã hội của công cụ bằng đồng thau.
Đáp án: B
Câu 7: Khi có sự xuất hiện tư hữu đã dẫn tới sự thay đổi trong xã hội như thế nào?
A. Xã hội phân chia kẻ giàu, người nghèo dẫn đen phân chia thành giai cấp.
B. Của cải dư thừa dẫn đến khủng hoảng thừa.
C. Những người giàu có, phung phí tài sản.
D. Tất cả các sự thay đổi trên.
Đáp án: A
Câu 8. Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, xã hội có giai cấp đầu tiên gọi là gì ?
A. Thời nguyên thủy
B. Thời đá mới.
C. Thời cổ đại.
D. Thời kim khí.
Đáp án: C