I. Kiến thức cơ bản
1. Sự hình thành các vương quốc của người Giéc-man
- Người Giéc-man là một trong những bộ tộc lớn thuộc chủng tộc A-ri-an đến sinh sống ở vùng biên giới phía bắc và đông-bắc của đế quốc Rô-ma từ nhiều thế kỉ trước Công nguyên.
- Đến thế kỉ IV, do sự tấn công của người Hung Nô vào khu vực Đông và Nam Âu, các bộ tộc người Giéc-man ồ ạt xâm nhập vào đế quốc Rô-ma.
- Do sự khủng hoảng về kinh tế, chính trị và những cuộc khởi nghĩa của nô lệ, lệ nông và dân nghèo làm cho đế quốc Rô-ma suy yếu, không đủ sức ngăn ngừa cuộc tấn công của người “man-tộc”.
- Vương quốc “man-tộc” được thành lập đầu tiên là Vương quốc Tây Gốt, tiếp đó là vương quốc Văng-đan; Vương quốc Phơ-răng và Vương quốc của người Ăng-glô Xắc-xông.
- Sau khi xâm lược Rô-ma, người Giéc-man đã chiếm ruộng đất của người Rô- ma chia cho các gia đình cày cấy. Những gia đình này lập ra “mác cơ”. Từ đó chế độ công xã nguyên thuỷ tan rã. Xã hội của họ bước vào quá trình phong kiến hoá.
2. Quá trình phong kiến hoá ớ Vương quốc Phơ-răng
- Trong các vương quốc “man tộc” của người Giéc-man, Vương quốc Phơ-răng thể hiện rõ nhất về quá trình phong kiến hoá.
* Thời vua Clô-vít:
+ Chiếm nhiều ruộng đất của quý tộc Rô-ma tặng rộng rãi cho quý tộc thị tộc Phơ-răng, thân binh và những người thân cận của mình. Những người này trở thành quý tộc mới, những lãnh chúa phong kiến.
+ Các lãnh chúa phong kiến dùng vũ lực cướp ruộng đất của nông dân tự do, biến họ thành nông nô.
+ Lãnh chúa đã cướp được thêm nhiều ruộng đất, của cải và nông nô. Chúng biến đất đai thành lãnh địa riêng của mình.
* Thời vua Sac-lơ Mac-ten:
+ Chế độ phong kiến ở Vương quốc Phơ-răng phát triển hơn một bước. Sác-lơ Mac-ten đã thi hành một hình thức phong cấp ruộng đất có kèm theo những điều kiện phục vụ quân sự.
+ Dưới thời Sac-lơ Mac-ten xã hội đã hình thành bậc thang đẳng cấp phong kiến, với mối quan hệ phong quân - bồi thần bất di bất dịch.
* Thời vua Sac-lơ-ma-nhơ: Vương quốc Phơ-răng phát triển cực nhanh. Nhà vua đã tiến hành 55 cuộc viễn chinh lớn nhỏ, chiếm toàn bộ Trung Âu và Bắc l-ta-li-a, lập nên một đế quốc phong kiến rộng lớn – đế quốc Sác-lơ-ma nhơ.
3. Sự tan rã của đế quốc Sác-lơ-ma nhơ và sự thành lập các quốc gia phong kiến Pháp, Đức, 1-ta-li-a.
- Thời kì Sác-lơ-ma nhơ, do lãnh thổ Vương quốc Phơ-răng rộng lớn, nên nhiều yếu tố phong kiến phân tán xuất hiện, tại các địa phương lãnh chúa không thi hành mệnh lệnh của nhà vua.
- Sau khi Sác-lơ-ma nhơ chết. Vương quốc phơ-răng chia thanh ba quốc gia: Pháp, Đức, I-ta-li-a. Chế độ phong kiến phân quyền được xác lập. Trên thực tế vua chỉ còn là một lãnh chúa với quyền hạn thu hẹp trong lãnh địa của mình.
SƠ ĐỒ KHÁI QUÁT CHUNG TOÀN BÀI
II. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Vì sao người Giéc-man có nhu cầu mở rộng lãnh thổ?
A. Do kinh tế phát triển.
B. Do dân số tăng nhanh,
C. Do máu hiếu chiến.
D. Câu A và B đúng.
Đáp án: D
Câu 2: Từ cuối thế kỉ II đã có một số bộ tộc người Giéc-man như người Tây Giốt, Phơ-răng... di cư vào lãnh thổ đế quốc Rô-ma sinh sống và nhận làm đồng minh của Rô-ma. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai.
Đáp án: A
Câu 3: Vì sao đến giữa thế kỉ IV, các bộ lạc người Giéc-man ồ ạt xâm nhập vào đế quốc Rô-ma ?
A. Lực lượng đủ mạnh.
B. Máu hiếu chiến trào dâng.
C. Bị sự tấn công của người Hung Nô.
D. Bị sự tấn công của người Rô-ma trước đó nên muốn trả thù lại.
Đáp án: C
Câu 4: Vương quốc được thành lập đầu tiên của bộ tộc Giéc-man là vương quốc nào:
A. Đông Gốt.
B. Tây Gốt.
C. Văng-đan.
D. Phơ-răng.
Đáp án: B
Câu 5: Vương quốc Phơ-răng sau này là quốc gia của nước nào?
A. Anh.
B. Đức.
C. Pháp.
D. Tây Ban Nha.
Đáp án: C
Câu 6: Khi chiếm ruộng đất của người Rô-ma, bộ tộc Giéc-man đã chia cho ai cày cấy ?
A. Các gia đình có thể cày cấy.
B. Các tăng lữ.
C. Các quý tộc.
D. Các binh lính tham gia chiến tranh.
Đáp án: A
Câu 7: Trong các vương quốc “man tộc” của người Giéc-man, vương quốc nào giữ vai trò quan trọng và thể hiện rõ nét nhất quá trình phong kiến hóa?
A. Tây Gốt.
B. Đông Gốt.
C. Văng-đan.
D. Phơ-răng.
Đáp án: D
Câu 8: Người Phơ-răng vốn dĩ là một bộ tộc sống ở miền nào ủa châu Âu?
A. Miền Nam châu Âu.
B. Miền Bắc châu Âu.
A. Miền Tây châu Âu.
A. Miền Đông châu Âu.
Đáp án: B
Câu 9: Thủ lĩnh của vương quốc phơ-răng là ai?
A. Sac-lơ Mac-ten
B. Sac-lơ Ma-nhơ
C. Clô-vít
D. Không phải các thủ lĩnh trên.
Đáp án: C
Câu 10: Clô-vit đã sử dụng lực lượng nào để làm chỗ dựa cho bộ máy chính quyền của mình ?
A. Tầng lớp quý tộc, lãnh chúa phong kiến.
B. Nông nô.
C. Nô lệ.
D. Không phải các lực lượng đó.
Đáp án: A
Câu 11: Clô-vít đã ban cấp ruộng đất cho bộ phận nào để làm chỗ dựa về tinh thần?
A. Quý tộc.
B. Lãnh chúa phong kiến.
C. Nhà thờ Ki tô.
D. Nông dân.
Đáp án: C
Câu 12: Chế độ phong kiến ở Vương quốc Phơ-răng phát triển hơn một bước dưới thời vua nào?
A. Vua Clô-vít.
B. Vua Sac-lơ Mac-ten.
C. Vua Sac lơ-ma-nhơ.
D. Tất cả các vua trên.
Đáp án: B
Câu 13: Vương quốc Phơ-răng phát triển cực thịnh vào thời vua nào?
A. Clô-vít.
B. Sac-lơ Mac-ten.
C. Sac-lơ-ma-nhơ.
D. Không phải các vua trên.
Đáp án: C
Câu 14: Sau khi Sac-lơ-ma-nhơ chết, Vương quốc Phơ-răng bị phân tán thành những quốc gia nào?
A. Anh, Pháp, Đức.
B. Anh, Pháp, I-ta-li-a
C. Anh, Pháp, Tây Ban Nha.
D. Pháp, Đức, I-ta-li-a.
Đáp án: D