I. Kiến thức cơ bản
1. Tổ chức kinh tế của lãnh địa
- Ở Tây Âu, lãnh địa phong kiến bao gồm một khu đất rộng, có cả đất trồng trọt, đồng cỏ, rừng rú, bãi hoang. Trong lãnh địa có lâu đài của qúy tộc, nhà thờ, nhà cửa của nông nô.
- Mỗi lãnh địa thuộc quyền cai quản của một lãnh chúa; mỗi lành chúa có thể có nhiều lãnh địa. Lãnh địa có quyền thừa kế: Sau khi lãnh chúa chết thì con trai cả có quyền được thừa hưởng lãnh địa và có nghĩa vụ đối với người đã phân phong lãnh địa đó.
- Kinh tế trong lãnh địa là kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc.
- Kĩ thuật sản xuất trong lãnh địa: Đầu thời trung đại, công cụ sản xuất thô sơ, kĩ thuật canh tác lạc hậu, năng suất lao động thấp. Từ khoảng thế kỉ IX trở đi, công cụ bắt đầu được cải tiến do đó sản xuất nông nghiệp dần dần được phát triển.
2. Đời sống chính trị trong lãnh địa và sinh hoạt của lãnh chúa
- Do cơ sở kinh tế tự nhiên với chế độ nông nô mang tính chất địa phương biệt lập nên mỗi lãnh địa phong kiến là một đơn vị chính trị độc lập, tương tự như một vương quốc riêng, có quân đội, luật lệ, toà án riêng, chế độ thuế khoá và đơn vị do lường riêng.
- Mỗi lãnh địa như một pháo đài kiên cố bất khả xâm phạm.
- Trong lãnh địa, lãnh chúa có thể hành động theo ý mình. Họ sống cuộc đời nhàn rỗi, xa hoa. Thời bình, họ thường tổ chức săn bắn, tiệc tùng, vũ hội. Họ chuyên quyền, độc đoán trong quan hệ xã hội, tàn nhẫn đối với nông nô.
3. Đời sống của nông nô và cuộc đấu tranh chống lãnh chúa phong kiến
* Đời sống của nông nô:
+ Là người sản xuất chính trong xã hội nhưng fời sống của họ vô cùng cơ cực. Nông nô bị phụ thuộc về thân thế vào lãnh chúa.
+ Nông nô bị gắn chặt vào ruộng đất của lãnh chúa, không được tự ý bỏ đi khỏi lãnh địa.
+ Lãnh chúa bóc lột nông nô bằng địa tô, nghĩa là lãnh chúa giao ruộng đất cho nông nô, nhưng chia làm hai phần: một phần gọi là “đất phần” nông nô cày cấy và hưởng lợi trên mảnh đất đó, phần kia là “đất lãnh địa”, nông nô canh tác nhưng toàn bộ hoa lợi thuộc về lãnh chúa.
+ Nông nô còn nộp nhiều thứ thuế và làm nhiều nghĩa vụ khác cho lãnh chúa. Đời sống nông nô vô cùng khốn khổ. Đói rét, bệnh tật, đòn roi của lãnh chúa luôn bám sát và đè trĩu lên cuộc đời họ.
* Cuộc đấu tranh chống lãnh chúa phong kiến
+ Do bị áp bức, bóc lột tàn nhẫn, nông nô thường xuyên đấu tranh chống lại lãnh chúa.
+ Hình thức đấu tranh: đốt cháy kho tàng của lãnh chúa, bỏ tron vào rừng và quyết liệt hơn là khởi nghĩa vũ trang.
+ Những cuộc khởi nghĩa điển hình: Khởi nghĩa Giắc-cơ-ri nổ ra ở Pháp năm 1358 và khởi nghĩa Oát Tay-lơ nổ ra ở Anh năm 1381.
SƠ ĐỒ KHÁI QUÁT CHUNG TOÀN BÀI
II. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Xã hội phong kiến ở Tây Âu được hình thành trong khoảng thời gian nào ?
A. Thế kỉ V đến thế kỉ X.
B. Thế kỉ VI đến thế kỉ XI.
C. Thế kỉ III TCN đến thế kỉ X.
D. Thế kỉ VII đến thế kỉ X.
Đáp án: A
Câu 2: Trong xã hội phong kiến Tây Âu gồm có những giai cấp cơ bản nào ?
A. Lãnh chúa và nông dân tự do.
B Chủ nô và nô lệ.
C. Lãnh chúa và nông nô.
D. Địa chủ và nông dân.
Đáp án: C
Câu 3: Lãnh địa phong kiến là gì?
A. Vùng đất rộng lớn của nông dân
B. Vùng đất rộng lớn của lãnh chúa và nông nô.
C. Vùng đất rộng lớn của lãnh chúa phong kiến và bình dân.
D. Vùng đất rộng lớn của quý tộc, tăng lữ.
Đáp án: C
Câu 4: Lực lượng sản xuất chủ yếu trong các lãnh địa phong kiến là ai?
A. Nông dân tự do.
B. Nông nô.
C. Nô lệ.
D. Lãnh chúa phong kiến.
Đáp án: B
Càu 5: Ngành sản xuất nào giữ vai trò quan trọng nhất trong các lãnh địa phong kiến ?
A. Công nghiệp.
B. Thủ công nghiệp
X. Thương nghiệp.
D. Nông nghiệp.
Đáp án: D
Câu 6: Hình thức bóc lột chủ yếu của lãnh chúa phong kiến đối với nông nô là gì?
A Thuế.
B. Địa tô.
C. Lao dịch.
D. Tất cả các hình thức trên.
Đáp án: B
Câu 7: Dưới ách áp bức, bóc lột của lãnh chúa phong kiến, nông nô đã làm gì?
A. Bỏ trốn vào rừng.
B. Đốt cháy kho tàng của lãnh chúa.
C. Thường xuyên đấu tranh chống lãnh chúa bằng nhiều hình thức khác nhau.
D. Nhẫn nhục chịu đựng.
Đáp án: C
Câu 8: Khởi nghĩa Oát Tay-lơ nổ ra ở nước nào vào năm 1381?
A. Pháp.
B. I-ta-li-a
C. Đức.
D. Anh.
Đáp án: D