I. Kiến thức cơ bản
1. Chính quyền phong kiến được củng cố và mở rộng
- Cuối triều Hán, Trung Quốc rối loạn. Nông dân nôi dậy chống chính quyền phong kiến. Cuối thế kỉ VI. Trung Quốc thống nhất trở lại dưới thời nhà Tuỳ (581 618). Sau đó Lý Uyên cướp ngôi nhà Tuỳ, lập ra nhà Đường (năm 618 - 907)).
- Sự hoàn thiện bộ máy từ trung ương đến địa phương:
+ Cử người thân tín cai quản các địa phương. Cử người thân tộc và cái công thần giữ chức Tiết độ sứ cai trị các vùng biên cương.
+ Đặt các khoa thi để tuyển chọn người làm quan.
+ Nâng cao quyền lực tuyệt đối của Hoàng đế.
- Dưới thời Đường – Tống tiếp tục chính sách xâm lược các nước, lãnh thổ Trung Quốc mở rộng.
2. Sự phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân
- Về nông nghiệp: Thực hiện chính sách quân điền, với nội dung:
+ Nhà nước đem ruộng đất của mình trực tiếp quản lí chia cho nông dân cày cấy
+ Các quan lại tuỳ theo chức vụ cao thấp, được cấp ruộng đất làm bỗng lộc.
+ Ruộng trồng lúa, người làm thuê đến 60 tuổi phải trả lại cho nhà nước; ruộng trồng dâu được cha truyền con nối.
Về thủ công nghiệp: Các nghề dệt, in, gốm, sứ phát triển. Phường hội xuất hiện.
- Về ngoại thương được mở rộng : “Con đường tơ lụa” hình thành.
- Cuối thời Đường, phần lớn ruộng đất mà nông dân được cấp đã lọt vào tay địa chủ. Những nông dân lĩnh canh phải nộp nhiều tô thuế bằng thóc lúa, vải lụa, chịu lao dịch nặng nề. Nông dân đã nổi dậy chống chính quyền phong kiến.
3. Văn hóa Trung Quốc dưới thời Đường - Tống
- Thơ đường có số lượng lớn, phản đối sâu sắc đời sống xã hội lúc bấy giờ và đạt đến trình độ cao về nghệ thuật. Tiêu biểu là các nhà thơ Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị.
- Phật giáo ngày một thịnh hành, biểu hiện là các nhà sư sang Ấn Độ học và các nhà sư Ấn Độ sang Trung Quốc để truyền Đạo, chùa chiền được xây dựng nhiều.
- Nho giáo phát triển thêm về lí luận, các vua nhà Tống rất tôn sùng các nhà thơ.
II. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Dưới thời nào chế độ phong kiến Trung Quốc phát triển đến đỉnh cao?
A. Thời nhà Hán
B. Thời nhà Trần.
C. Thời nhà Đường.
D. Thời nhà Tống.
Đáp án: C
Câu 2: Cuối thế kỉ VI, Trung Quốc thống nhất trở lại dưới triều đại nào?
A. Nhà Chu.
B. Nhà Đường.
C. Nhà Minh.
D. Nhà Tuỳ.
Đáp án: D
Câu 3: Ai là người cướp ngôi nhà Tuỳ lập ra nhà Đường?
A. Trần Thắng
B. Ngô Quang.
C. Lý Uyên.
D. Chu Nguyên Chương.
Đáp án: C
Câu 4. Nhà Đường đã cắt cử những ai giữ chức Tiết độ sứ để cai trị các vùng biên cương ?
A. Con em địa chủ có tài.
B. Những người thân tộc và các công thần.
C. Những người thi đỗ cao.
D. Tất cả các lực lượng trên.
Đáp án: B
Câu 5: Chế độ ruộng đất nổi tiếng dưới thời nhà Đường gọi là gì?
A. Chế độ công điền.
B. Chế độ tịch điền.
C. Chế độ quân điền.
D. Chế độ lĩnh canh.
Đáp án: C
Câu 6: Dưới thời nhà Đường, khi nhận ruộng, nông dân phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước theo chế độ tô, dung, điệu. Vậy tô là gì?
A. Là thuế thân, nộp bằng lao dịch.
B. Là thuế ruộng, nộp bằng lúa.
C. Là thuế hộ khẩu, nộp bằng vải lụa.
D. Tất cả các loại thuế trên.
Đáp án: B
Câu 7: Người được mệnh danh là “Ông nhiều ruộng” dưới thời nhà Đường ở Trung Quốc là ai?
A. Lý Bành Niên.
B. Lý Thừa Văn.
C. Chu Nguyên Chương.
D. Lư Tùng Nguyên.
Đáp án: D
Câu 8: Đến thời nhà Tống, người Trung Quốc đã có những phát minh quan trọng đó là gì ?
A. Kĩ thuật luyện đồ kim loại.
B. Đóng tàu, chế tạo súng.
C. Thuốc nhuộm, thuốc in
D. La bàn, thuốc súng, nghề in, giấy viết.
Đáp án: D
Câu 9: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị là ba nhà thơ lớn dưới thời nào ở Trung Quốc?
A. Thời nhà Tần.
B. Thời nhà Hán.
C. Thời nhà Đường.
D. Thời nhà Tống.
Đáp án: C
Câu 10: Thơ ông tập trung miêu tả những cảnh bất công trong xã hội, miêu tả cảnh nghèo khổ và những nổi oan khuất của nhân dân lao động, vạch trần áp bức bóc lột và xa xỉ của giai cấp thống trị. Ông là ai?
A. Đỗ Phủ.
B. Lý Bạch.
C. Bạch Cư Dị.
D. Đỗ Lăng.
Đáp án: A
Câu 11: Cùng với đạo Phật, đền thời Tống, tôn giáo nào được phát triển thêm một bước về lí luận?
A. Đạo giáo.
B. Thiên chúa giáo.
C. Nho giáo.
D. Các tôn giáo trên.
Đáp án: C
Câu 12:
“Quan trên biết rõ mà không xét
Thúc lấy đủ tô cầu lập công
Bán đất cầm dâu nộp cho đủ
Cơm áo sang năm trông vào đâu”.
Đó là 4 câu thơ của nhà thơ nào dưới thời Đường ở Trung Quốc? .
A. Lý Bạch.
B. Đỗ Phủ.
C. Bạch Cư Dị.
D. Đường Huyền Tông.
Đáp án: C