Sau khi đất nước được giải phóng, chính quyền ở các nước Đông Âu vẫn còn là chính quyền liên hiệp gồm đại biểu của các giai cấp, các đảng phái chính trị trong một mặt trận dân tộc thống nhất, trong đó giai cấp tư sản và các chính đảng của họ có một vị trí và một lực lượng khá quan trọng.
Chúng luôn có âm mưu đưa các nước này quay lại chế độ tư bản chủ nghĩa. Nhờ sự giúp đỡ của Liên Xô, nhất là sự có mặt của quân đội Liên Xô, đến khoảng những năm 1948 - 1949, các nước này đã hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân, thiết lập được nền chuyên chính vô sản và bước vào xã hội chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi này ở các nước Đông Âu, cùng với thắng lợi của cách mạng Trung Quốc và sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1949), đã làm cho chủ nghĩa xã hội vượt khỏi phạm vi một nước, trở thành một hệ thống thế giới.
- Trong xã hội chủ nghĩa xã hội, tuy còn nhiều khó khăn phức tạp (cơ sở vật chất và kỹ thuật còn rất lạc hậu, trừ Tiệp Khắc và CHDC Đức), bị đế quốc bao vây, phản động phá hoại, song nhờ sự giúp đỡ của Liên Xô (một hậu thuẫn vững chắc) và sự nỗ lực của nhân dân, công cuộc xã hội chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu vẫn giành được nhiều thành tựu to lớn: Sau 2 thập kỷ, bộ mặt của các nước Đông Âu thay đổi, đời sống của nhân dân được nâng lên một bước cả về vật chất lẫn tinh thần. Mọi âm mưu phá hoại của bọn đế quốc và các thế lực phản động trong nước đều bị đập tan, chính trị được ổn định, an ninh xã hội được đảm bảo.
- Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng đất nước, các nước Đông Âu cũng đã mắc phải một số sai lầm như rập khuôn một cách giáo điều theo mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (trong hoàn cảnh các nước khác hẳn Liên Xô), một số những người lãnh đạo ở các nước Đông Âu đã thiếu dân chủ, thiếu công bằng, làm giảm tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội, mất lòng tin của nhân dân.