1. Đại hội đại hiếu toàn quốc lần I:
Sau khi cao trào cách mạng 1930 - 1931 bị thất bại, Đảng phải trải qua một thời kỳ suy thoái. Từ cuối năm 1934, đầu năm 1935 hệ thống tổ chức Đảng trong nước nói chung đã được khôi phục, các xứ uỷ Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ lần lượt được lập lại. Các đoàn thể như Công hội và các tổ chức của các lực lượng xã hội khác cũng được lập lại. Phong trào cách mạng dần dần được phục hồi. Trên cơ sở ấy Đảng đã tiến hành Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I ở Ma Cao (Trung Quốc) vào tháng 3/1935. Nội dung của Đại hội như sau:
+ Củng cố tổ chức Đảng.
+ Vạch phương hướng lãnh đạo, chuẩn bị cho một cao trào cách mạng mới.
2. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II.
Chiến thắng Biên giới đã đưa cuộc kháng chiến của dân ta chuyển sang thời kỳ mới - thời kỳ giữ vững và phát huy quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính (Bắc Bộ). Nhưng cũng trong thời gian trên, thực dân Pháp đang có những cố gắng để giành lại quyền chủ động. Cuộc chiến tranh trở nên gay go, quyết liệt. Trong tình hình đó, việc tăng cường sự lãnh đạo của Đãng, đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn là một nhiệm vụ hết sức quan trọng.
Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp kháng chiến. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng được triệu tập. Đại hội họp tại Chiêm Hoá (Tuyên Quang, từ ngày 11 đến 19/2/1951). Tham gia đại hội gồm 158 dại biểu chính thức và 53 đại biểu dự khuyết, thay mặt cho 766.349 Đảng viên trong cả nước.
Đại hội đã thảo luận và thông qua báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày, báo cáo “Bàn về cách mạng Việt Nam” do Tổng bí thư Đảng Trường Chinh trình bày và thông qua Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ mới của Đảng. Đại hội cũng quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai kể từ ngày 3/3/1951, lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam, đồng thời hợp nhất Mặt trận Việt Minh vào Mặt trận Liên Việt và thành lập khối liên minh Việt - Miên - Lào.
Đại hội lần thứ II đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng ta. Đảng ta hoạt động công khai làm uy tín của Đảng được tăng cường, nhân dân càng thêm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và có ý nghĩa quyết định sự việc đưa kháng chiến tới thắng lợi hoàn toàn.
3. Đại hội đại biểu toàn quốc lẩn thứ III
Giữa lúc cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc giành thắng lợi to lớn trong nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa và bước đầu phát triển kinh tế, phát triển văn hoá quốc dân, cách mạng dân tộc chủ nghĩa nhân dân ở miền Bắc có bước chuyển biến nhảy vọt từ “Đồng khởi” cuối năm 1959 dầu 1960, Đảng Lao động Việt Nam tiến hành Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III tại thủ đô Hà Nội từ ngày 5 đón ngày 12/9/1960. Tham gia Đại hội gồm 525 đại biểu chính thức, 51 đại biểu dự khuyết thay mặt cho hơn 50 vạn đảng viên trong cả nước Hồ Chủ tịch được bầu lại làm Chủ tịch Đảng và đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Trong lời khai mạc Đại hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: Đại hội lần này là “Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà”.
Đại hội xác định nhiệm vụ chung của cả nước cũng như nhiệm vụ của cách mạng từng miền Bắc - Nam. Nhiệm vụ từng cách mạng miền Bắc thuộc chiến lược cách mạng xã hội chủ nghĩa. Nhiệm vụ cách mạng miến Nam thuộc chiến lược cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, song cách mạng hai miền đều có mục tiêu chung là hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà, đều nhằm giải quyết mâu thuẫn tồn tại trong phạm vi cả nước là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với đế quốc Mỹ xâm lược cùng bè lũ tay sai của chúng.
Trong việc thực hiện mục tiêu chung và giải quyết mâu thuẫn chung đó, nhiệm vụ cách mạng mỗi miền có vai trò, vị trí riêng. Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có “nhiệm vụ quyết định đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt Nam, đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà”. Còn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam có “tác dụng quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam khi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai”.
Trên cơ sở phân tích tình hình thế giới và những đặc điểm của xã hội miền Bắc, mà đặc điểm lớn nhất là từ một nền sản xuất nhỏ. Kinh tế nông nghiệp lạc hậu không qua tư bản chủ nghĩa, Đại hội đã đề ra dường lối chung của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đường lối chung cũng đã được Đại hội cụ thể hoá trong kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965), kế hoạch nhằm “thực hiện một bước công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, xây dựng bước đầu cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đồng thời hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa”. Đại hội đã thông qua kế hoạch 5 năm lần thứ nhất với những chỉ tiêu cụ thể cho từng ngành kinh tế quốc dân.
4. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV.
Sau thắng lợi hoàn toàn của sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, cách mạng nước ta chuyển giai đoạn: cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Đại hội đại biểu toàn quốc lẩn thứ IV của Đảng cộng sản Việt Nam họp từ 14 đến 20/12/1976 tại Hà Nội, vạch ra dường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước.
Đại hội nêu rõ sự tất yếu và tầm quan trọng của việc đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội: “Có chủ nghĩa xã hội, Tổ quốc ta mới có kinh tế hiện đại, văn hoá khoa học tiên tiến, quốc phòng vững mạnh, do đó đảm bảo cho đất ta vĩnh viễn độc lập tự do và ngày càng phát triển phồn vinh”
Đường lối chung cách mạng xã hội chủ nghĩa là đường lối xây dựng kinh tế ở nước ta trong thời kỳ quá độ được Đại hội đề ra dựa trên cơ sở kinh nghiệm của cách mạng Xã hội.
Chủ nghĩa miền Bắc trong 21 năm (1964 - 1975), nhất là xuất phát tử đặc điểm tình hình đất nước và thế giới trong giai đoạn cách mạng mới. Đại hội nêu ba đặc điểm lớn, mà đặc điểm lớn nhất là “nước ta vẫn đang trong quá trình từ một xã hội mà nền kinh tế còn phổ biến là sản xuất nhỏ tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”.
Đặc điểm này quy định cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là một quá trình biến đổi cách mạng toàn diện, sâu sắc và triệt để, đồng thời cũng quy định tính chất lâu dài, khó khăn và phức tạp trong quá trình đó.
Đại hội còn quyết định phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu của kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 - 1980) nhằm hai mục tiêu cơ bản là: Xây dựng một bước cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, bước đầu hình thành cơ cấu kinh tế mới trong cả nước mà bộ phận chủ yêu là cơ cấu công - nông nghiệp, và cải tiến một bước đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân lao động.
6. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI
Một thập kỉ trải qua 2 nhiệm kỳ IV và V (1976 - 1986). Đảng và nhân dân ta vừa làm, vừa tìm tòi, thể nghiệm con đường đi lên xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình đó cách mạng xã hội chủ nghĩa đạt được những thành tựu và tiến bộ đáng kể trong các lĩnh vực đời sống xã hội. Nhưng cách mạng cũng gặp không ít khó khăn, có không ít yếu kém và sai lầm, làm cho đất nước từ giữa những năm 1980 lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng về kinh tế - xã hội.
Để khắc phục sai lốm khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng và đẩy mạnh sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải đổi mới. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thử VI của Đảng họp từ 15 đến 18/12/1986 tại Hà Nội là cái mốc quan trọng đánh dấu bước chuyển sang thời kỳ đổi mới.
Đổi mới đây không phải là thay đổi mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà là làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, với những hình thức và biện pháp thích hợp. Đổi mới toàn diện, đồng bộ về kinh tế, chính trị đến tư tưởng xã hội. Đổi mới về kinh tế không thể không đi đôi với đổi mới về chính trị, nhưng trọng tâm là đổi mới về kinh tế. Đổi mới về chính trị tích cực, nhưng vững chắc, mang lại kết quả thực tế, không gây mất ổn định về chính trị, không làm phương hại đến toàn bộ công cuộc đổi mới. Cụ thể:
- Về kinh tế:
Đại hội VI của Đảng đề ra “nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát” của chặng đường đầu tiên là “ổn định mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hoá trong chặng đường tiếp theo”
Muốn thực hiện những mục tiêu tổng quát của chặng đường đầu tiên (phải trong vài ba kế hoạch 5 năm) thì trong 5 năm trước mắt (1986 -1990) cần tập trung sức người, sức của thực hiện bằng được những mục tiêu của ba chương trình kinh tế: Lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Nội dung ba chương trình kinh tế là sự cụ thể hoá nội dung chính của công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trong chặng dường đầu tiên. Phải xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, hình thành cơ chế thị trường, kế hoạch hoá theo phương thức hạch toán kinh doanh. Quản lý kinh tế không bằng mệnh lệnh hành chính mà bằng biện pháp kinh tế, lấy khuyến khích lợi ích vật chất làm động lực chủ yếu để phát triển sản xuất, lấy kết quả lao động và hiệu quả kinh tế làm nguyên tắc cao nhất để phân phối sản phẩm xã hội cho người lao động.
Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, sự phân công lao động và hợp tác kinh tế quốc tế.
- Về chính trị:
Đại hội VI của Đảng nhấn mạnh đến vấn đề dân chủ hoá xã hội, đến quan điểm “Lấy dân làm gốc”, đến việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của các đoàn thể quẩn chúng theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, coi đó là nền nếp hàng ngày của xã hội mới thể hiện chế độ nhân dân lao động tự quản lý lấy Nhà nước của mình.