Vì sao nổ ra phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản và tiểu tư sản Việt Nam?
Giai cấp tư sản và tiểu tư sản Việt Nam cùng ra đời trong quá trình khai thác thuộc địa của thực dân pháp. Sinh ra ở một nước thuộc địa, nửa phong kiến nên ngay từ đầu tư sản Việt Nam đã bị tư bản Pháp chèn ép gay gắt. Trừ bộ phận tư sản mại bản, tư sản dân tộc muốn chống lại tư bản Pháp, xây dựng chủ nghĩa tư bản độc lập Việt Nam Giai cấp tiểu tư sản bị thực dân phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề. khinh rẻ và miệt thị dân tộc. Họ căm thù đế quốc, phong kiến, giàu lòng yêu nước, có tinh thần dân tộc cao. Họ lại là những người có chút ít học thức nên sớm nhận thấy nỗi bất công trong xã hội, nỗi nhục của người dân mất nước và dễ tiếp thu những tư tưởng tiến bộ từ ngoài vào. Vì thế, phong trào yêu nước của giai cấp tư sản và tiểu tư sản đi theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở nước ta đã xuất hiện.
a. Phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản ra như thế nào ?
- Từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, do thực dân Pháp đẩy mạnh cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, tư sản Việt Nam cũng nhân đà đó mà vươn lên nhanh chóng. Do có số lượng đông hơn nên phong trào của họ cũng mạnh hơn thời kỳ trước với nhiều hình thức phong phú và sôi động.
Dẫn chứng:
+ Họ tổ chức được một số phong trào như “Chấn hưng nội hoá, bài trừ ngoại hoá” (1919), phong trào đấu tranh chống độc quyền buôn bán ở thương cảng Sài Gòn và chống độc quyền xuất cảng lúa gạo ở Nam Kỳ (1923).
+ Họ cũng dùng báo chí để bênh vực quyền lợi cho mình bước đầu biết tập hợp lực lượng trong tổ chức có tên là Đảng Lập hiến (1923) mà đại biểu là Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long, v.v... rồi đưa ra một khẩu hiệu đòi hỏi tự do dân chủ để tranh thủ quần chúng nhằm gây áp lực với Pháp.
- Nhận xét: Nhìn chung những phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản là yếu ớt, nó chỉ mang tính chất cải lương, chỉ vì quyền lợi của giai cấp tư sản. Khi được thực dân Pháp nhả cho một số quyền lợi về kinh tế và chính trị là họ thoả mãn. Vì thế phong trào của họ dễ bị phong trào của quần chúng lướt qua. Nguyên nhân chủ yếu là do sự non yếu về kinh tế của tư sản dân tộc Việt Nam.
b. Phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản diễn ra như thế nào?
So với phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản thì phong trào đấu tranh của giai cấp tiểu tư sản mạnh hơn rất nhiều.
Dẫn chứng:
- Họ biết tập hợp nhau lại trong nhiều tổ chức chính trị như: Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Hội Hưng Nam, Đảng Thanh niên, Việt Nam Quốc dân Đảng (1927), Tân Việt Cách mạng Đảng (1928) v.v...
- Họ lập ra được một số nhà xuất bản tiến bộ như Nam đồng thư xã (Hà Nội), Cường học thư xã (Sài Gòn), Quan hải tùng thư (Huế) v.v... và xuất bản một số tờ báo có nội dung tiến bộ như Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê, v.v...
- Họ tổ chức nhiều hoạt động phong phú và sôi động như mít tinh, biểu tình, bải khoá, v.v... Nổi bật nhất là cuộc đấu tranh đòi thả cụ Phan Bội Châu (11/1925) và tổ chức để tang cụ Phan Chu Trinh (3/1926). Đặc biệt là vụ nổ bom mưu giết tên Toàn quyển Méc-lanh của Phạm Hồng Thái tại Sa Điện ở Trung Quốc (6/1924). “Việc đó tuy nhỏ, nhưng nó báo hiệu thời đại đấu tranh dân tộc như chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân”.
- Nhận xét: Nhìn chung phong trào đấu tranh đo tiểu tư sản phát động và lãnh đạo cũng chỉ là yếu ớt và bồng bột. Nó chỉ dấy lên sôi nổi một hồi rồi lại lắng xuống, thiếu cơ sở sâu rộng trong quần chúng. Chỉ có tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng (25/12/1927) và cuộc Khởi nghĩa Yên Bái (9/2/1930) là tổ chức và hành động lớn nhất. Điều này bắt nguồn từ sự bấp bênh về kinh tế của giai cấp tiểu tư sản Việt Nam.
Tại sao các phong trào đấu tranh đi theo khuynh hướng dân chủ tư sản của giai cấp tư sản và tiểu tư sản ở nước ta đều thất bại?
- Về khách quan: Hệ tư tương dân chủ tư sản trên thê giới giờ đây đã suy tàn rồi. Chủ nghĩa tư bản đã trở thành kẻ đi áp bức các dân tộc khác. Khẩu hiệu “Tự do, bình đẳng, bác ái” của giai cấp tư sản không còn hấp dẫn người ta như thời kỳ đang lên của nó nữa.
- Về chủ quan: Giai cấp tư sản nước ta quá non yếu về kinh tế. Họ không giương nổi ngọn cờ lãnh đạo cách mạng dân tộc dân chủ ở nước ta. Suy cho cùng sự thất bại của các phong trào này là do sự non yếu về kinh tế của giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam. Còn giai cấp tiểu tư sản vừa không có hệ tư tưởng riêng, lại vừa bấp bênh về kinh tế, phong trào của họ không vững chắc, bồng bột. Mặc dù thất bại song các phong trào đó cũng đã góp phần tuyên truyền những tư tưởng dân tộc, dân chủ tiến bộ vào nước ta và tạo điều kiện do nhân dân ta dễ dàng tiếp thu những tư tưởng tiến bộ khác sau này.