- Khu vực Mỹ Latinh bao gồm Mêhicô (Bắc Mỹ), toàn bộ Trung vả Nam Mỹ, là khu vực giàu nông sản, lâm sản và khoáng sản.
- Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hơn 20 nước cộng hòa ở Mỹ Latinh về hình thức là những quốc gia độc lập, nhưng trong thực tế là thuộc địa kiểu mới của đế quốc Mỹ.
- Sau Chiến tranh thế giói thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc đã phát triển mạnh mẽ, được mệnh danh là “Đại lục núi lửa”. Phong trào đã phát triển qua các giai đoạn sau:
a. Từ năm 1945 đến 1959:
Phong trào đã nổ ra ở hầu khắp các nước dưới nhiều hình thức như bãi công của công nhân (ở Chilê), nổi dậy của nhân dân (ở Pêru, Mêhicô, Braxin, Vênêxuêla), khởi nghĩa vũ trang ở Panama, đấu tranh nghị viện ở Goatê- mala, Achentina).
b. Từ năm 1959 đến cuối thập kỷ 80:
Mở đầu là thắng lợi của cách mạng Cuba (19ĩ9i. Tiếp đó, phong trào đấu tranh vũ trang bùng nổ ở nhiều nước, trở thành cơn bão táp cách mạng như Vênézuêla, Goatêmala, Côlômbia, Pêru... Mỹ Latinh trở thành “lục địa bùng cháy”. Trong đó quan trọng nhất là thắng lợi của cách mạng ở Nicaragoa (1979) và ở Chilê (1972).
c. Từ cuối những năm 80 đến nay:
Lợi dụng những biến động lớn ở Đông Âu và Lên Xô không có lợi cho cách mạng thế giới. Mỹ đã mở nhửrg cuộc phản kích chống lại cách mạng Mỹ Latinh:
- Đàn áp cách mạng ở Grênađa, Panama.
- Uy hiếp, đe dọa, gáy sức ép vối cách mạng ở Nicaragoa.
- Đặc biệt với Cuba, Mỹ thực hiện chính sách bao vây, cấm vận về kinh tế, cô lập tấn công về chính trị, gây sức ép buộc Liên Xô ngừng viện trợ, rút cố vấn và lực lượng vũ trang khỏi Cuba, hòng lật đổ chủ nghĩa xã hội ở Cuba
Những hành động ấy của đế quốc Mỹ có làm cho phong trào cách mạng ở các nước Mỹ Latinh gặp nhiều khó khăn. Song nhìn chung, qua hơn 40 năm, bộ mặt Mỹ Latinh đã biến đổi khác trước. Các nước Mỹ Latinh đã khôi phục lại được độc lập, chủ quyền kinh tế ngày càng phát triển và bước lên vũ đài quốc tế với tư thế độc lập tự chủ.