Câu 1: Trong những năm 30 của thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản ở giai đoạn:
A. Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh.
B. Chủ nghĩa tư bản độc quyền,
C. Chủ nghĩa phát xít
D. Chủ nghĩa tư bản hiện đại.
Câu 2: Vào thời gian nào chủ nghĩa tư bản “tự do “ chuyển sang chủ nghĩa tư bản độc quyền?
A. Khoảng 50 năm cuối thế kỉ XIX
B. Khoảng 40 năm cuối thế kỉ XIX.
C. Khoảng 30 năm cuối thể kỉ XIX
D. Khoảng 20 năm cuối thế kỉ XIX.
Câu 3: Những tiến bộ về khoa học - kĩ thuật trong nền kinh tế của thế giới tư bản chủ nghĩa những năm cuối thế kỉ XIX chủ yếu là:
A. Phát minh và sử dụng động cơ đốt trong và động cơ điện.
B. Phát minh và sử dụng nhiệt lượng
C. Phát minh ra sử dụng máy hơi nước
D. Phát minh và sử dụng động cơ học.
Câu 4: Khi chuyển sang chủ nghĩa tư bản độc quyền, nền kinh tế các nước tư bản khá phát triển nhờ đâu?
A. Áp dụng những tiến bộ khoa học - kĩ thuật vào trong sản xuất.
B. Tiến hành cướp bóc các nước thuộc địa.
C. Thực hiện các cuộc chiến tranh xâm lược
D. Sức cạnh tranh khốc liệt trên thị trường.
Câu 5: Năm 1879, ai là người thí nghiệm thành công việc thắp sáng, để cho bóng đèn điện ra đời?
A. R. Đi-ê-den
B. Ê-đi-xơn
C. Nô-ben
D. Tôm-xơn
Câu 6: Phát minh nổi tiếng của Nô-ben năm 1867 là gì?
A. Bóng đèn điện.
B. Động cơ đốt trong
C. Thông tin vô tuyến điện.
D. Thuốc nổ.
Câu 7: Năm 1903 được đánh dấu bằng sự kiện lịch sử gì trong lĩnh vực giao thông?
A. Xuất hiện ô tô đầu tiên trên thế giới.
B. Xuất hiện tàu thủy đầu tiên trên thế giới,
C. Xuất hiện máy bay đầu tiên trên thế giới
D. Xuất hiện tàu hỏa đầu tiên trên thế giới
Câu 8: Sự xuất hiện các tổ chức độc quyền cácten, xanhđica và tơrơt ở những nước nào?
A. Cácten, xanhđica ở Đức và Pháp, tơrớt ở Mĩ.
B. Tơrớt ở Pháp, cáten ở Mĩ, xanhđica ở Đức.
C. Tơrớt ở Pháp, cáten ở Mĩ, xanhđica ở Đức.
D. Cácten ở Mĩ, xanhđica và tơrớt ở Đức và Pháp
Câu 9: Các điều kiện nào đã dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo giữa các nước tư bản với nhau ở cuối thế kỉ XIX?
A. Tài nguyên và nhân công.
B. Trình độ sản xuất và tập trung tư bản.
C. Trình độ tổ chức và quản lý sản xuất.
D. Nguyên liệu và kĩ thuật sản xuất.
Câu 10: Vào cuối thế kỉ XIX diễn ra quy luật gì trong nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa?
A. Quy luật cung - cầu
B. Quy luật giá trị.
C. Quy luật phát triển không đều
D. Quy luật cạnh tranh.
Câu 11: Sự tập trung sản xuất và tập trung tư bản làm tăng vai trò của ngành nào trong các nước tư bản chủ nghĩa.
A. Ngành công nghiệp nặng
B. Ngành ngân hàng.
C. Ngành thương nghiệp.
D. Ngành tài chính.
Câu 12: Sự dung hợp giữa tư bản ngân hàng với tư bản công nghiệp đã tạo ra tầng lớp tư bản nào?
A. Tư bản thương nghiệp
B. Tư bản công nghiệp
C. Tư bản ngân hàng.
D. Tư bản tài chính
Câu 13: Trong quá trình kinh doanh của mình, các tầng lớp tư bản tài chính đã làm gì?
A. Xuất khẩu hàng hóa.
B. Xuất khẩu hàng hóa và xuất khẩu tài chính,
C. Xuất khẩu hàng hóa và xuất khẩu tư bản.
D. Xuất khẩu tài chính và xuất khẩu ngân hàng.
Câu 14: Vì sao các nước đế quốc tăng cường xâm lược các nước thuộc địa?
A. Các nước thuộc địa có thị trường tiêu thụ mở rộng.
B. Các nước thuộc địa có thị trường tiêu thụ mở rộng, nhiều nguồn nguyên liệu và nhân công rẻ mạt.
C. Các nước thuộc địa còn lạc hậu nên dễ khai thác tài nguyên thiên nhiên
D. Tất cả các lí do trên.
Câu 15: Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa vào thời gian nào?
A. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
B. Cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX.
C. Giữa thế kỉ XIX.
D. Giữa thế kỉ XX.
Câu 16: Biểu hiện quan trọng nhất về sự xuất hiện chủ nghĩa đế quốc là gì?
A. Sự xuất hiện các tầng lớp tư bản tài chính.
B. Sự ra đời của các tổ chức độc quyền.
C. Chiến tranh đế quốc nhằm phân chia thuộc địa.
D. Mâu thuẫn xã hội gay gắt.
Câu 17: Sự ra đời của các tổ chức độc quyền đã đánh dấu bước chuyển biến như thế nào?
A. Từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền.
B. Từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền.
C. Từ chủ nghĩa tư bản sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
D. Từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa tư bản lũng đoạn nhà nước
Câu 18: Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Mĩ là gì?
A. Là sự hình thành các tơrớt khổng lồ với những tập đoàn tài chính giàu sụ.
B. Là đế quốc thực dân với hệ thống thuộc địa rộng lớn và đông dân.
C. Là đế quốc thực dân với hệ thống thuộc địa rộng lớn và đông dân.
D. Xuất hiện nhiều mâu thuẫn trong nội bộ
Câu 19: Trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, mâu thuẫn nào là mâu thuẫn cơ bản nhất làm bùng nổ các phong trào giải phóng dân tộc?
A. Mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc.
B. Mâu thuẫn giữa đế quốc với nhân dân thuộc địa.
C. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với công nhân và nhân dân lao động.
D. Tất cả các mâu thuẫn trên.
Câu 20: Trong hai thập niên đầu thế kỉ X đã diễn ra những sự kiện lịch sử gì?
A. Chiến tranh thế giới và hàng loạt cuộc cách mạng ở các nước.
B. Sự cạnh tranh quyết liệt của chủ nghĩa đế quốc.
C. Chủ nghĩa đế quốc đã hoàn thành xâm lược các nước thuộc địa
D. Chủ nghĩa đế quốc đã bị đánh bại.
Câu 21: Hãy chọn các câu đúng trong các câu dưới đây
A. Đến thập niên 90 của thế kỉ XIX, động cơ đốt trong được ứng dụng rộng rãi.
B. Đến thập niên 80 của thế kỉ XX, Nô-ben đã cải tiến và chế tạo thành công loại thuốc nổ có khói.
C. Sự tập trung sản xuất và tập trung tư bản làm tăng vai trò của tài chính.
D. Cùng với việc xuất khẩu hàng hóa, tầng lớp tư bản tài chính đẩy mạnh xuất khẩu tư bản.
E. Xuất khẩu tư bản là chuyển vốn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh ở các nước thuộc địa, phụ thuộc hoặc cho vay lãi để thu lợi nhuận cao.
F. Đặc điểm nổi bật nhất của chủ nghĩa tư bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc là chủ nghĩa tư bản độc quyền.
Câu 21. A, D, E, F