Câu 1. Đặc điểm nào dưới đây giúp sinh vật sống ở đới lạnh dễ lẫn với tuyết nhằm che mắt kẻ thù?
A. Lớp mỡ dưới da dày
B. Có thị giác rất phát triển
C. Bộ lông màu trắng
D. Có thể đổi màu sắc khi gặp kẻ thù
Câu 2. Các sinh vật sống ở hoang mạc đới nóng thường hoạt động vào
A. Ban ngày
B. Ban đêm
C. Mùa khô
D. Buổi trưa nắng
Câu 3. Bướu trên lưng lạc đà chứa mỡ, khi cần mỡ trong bướu có thể chuyển đổi thành:
A. Đường
B. Nước
C. Vitamin
D. Chất xơ
Câu 4. Đặc điểm nào dưới đây ở rắn hoang mạc giúp chúng hạn chế tiếp xúc với cát nóng?
A. Di chuyển bằng cách quăng thân
B. Nhảy rất cao và xa
C. Có màu sắc sặc sỡ
D. Có lớp mỡ dày dưới da
Câu 5. Động vật nào dưới đây được con người sử dụng để tiêu diệt sinh vật gây hại?
A. Ốc bươu vàng
B. Rắn sọc dưa
C. Rùa tai đỏ
D. Chuột nhắt
Câu 6. Động vật nào dưới đây được con người sử dụng để tiêu diệt trứng của sâu xám hại ngô?
A. Rùa tai đỏ
B. Ong mắt đỏ
C. Ốc bươu vàng
D. Mèo
Câu 7. Động vật nào dưới đây không phải là thiên địch?
A. Thằn lằn
B. Rắn sọc dưa
C. Cú vọ
D. Rùa tai đỏ.
Câu 8. Ở miền Nam nước Mỹ, để diệt loài ruồi gây loét da ở bò, người ta đã sử dụng biện pháp đấu tranh sinh học nào?
A. Gây vô sinh để diệt ruồi vô hại
B. Sử dụng thiên địch
C. Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm
D. Sử dụng thuốc diệt ruồi.
Câu 9. Khi nói về loài thiên địch, phát biểu nào dưới đây đúng?
A. Thiên địch không diệt triệt được sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng.
B. Mỗi loài thiên địch chỉ tiêu diệt triệt để được một loài sinh vật gây hại nhất định.
C. Một loài thiên địch vừa có thể có ích, vừa có thể có hại.
D. Đa số các loài thiên địch có tuổi thọ thấp hơn vòng đời của sinh vật gây hại.
Câu 10. Động vật nào dưới đây được dùng trong kĩ nghệ khảm tranh?
A. Hươu xạ
B. Cá ngựa gai
C. Ốc xà cừ
D. Rùa núi vàng
ĐÁP ÁN
1.C | 2.B | 3.B | 4.A | 5.B | 6.B | 7.D | 8.A | 9.C | 10.C |