Câu 1 (1,0đ): Ghép các đặc điểm ở cột B với các mối quan hệ khác loài ở cột A sao cho phù hợp điền vào cột C trong bảng sau:
Cột A Quan hệ khác loài | Cột B Đặc điểm | Cột C Trả lời |
1. Cộng sinh | A. Sinh vật sống nhờ trên cơ thể sinh vật khác lấy các chất dinh dưỡng, máu.....từ sinh vật đó | 1- |
2. Hội sinh | B. Các sinh vật khác loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống khác nhau của môi trường | 2- |
3. Cạnh tranh | C. Các sinh vật cùng một loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống khác nhau của môi trường | 3- |
4. Kí sinh, nửa kí sinh | D. Sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật | 4- |
| E. Sự hợp tác giữa hai loài sinh vật, trong đó một bên có lợi còn bên kia không có lợi và cũng không có hại | |
Câu 2: ( 2,0 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
1. Thế nào là một quần xã sinh vật.
a.Tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian nhất định.
b.Tập hợp nhiều loài sinh vật trong hệ sinh th¸i.
c. Tập hợp nhiều chuỗi thức ăn cã nhiều m¾t xÝch chung trong hệ sinh th¸i.
d. Tập hợp bao gồm các quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã.
2. Thế nào là môi trường sống của sinh vật?
a. Là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng.
b. Là nơi tìm kiếm thức ăn, nước uống của sinh vật.
c. Là nơi ở của sinh vật.
d. Là nơi kiếm ăn, làm tổ của sinh vật .
3. Tài nguyên không tái sinh là gì?
a. Là tài nguyên mà con người khai thác và sử dụng sau một thời gian sẽ bị cạn kiệt.
b. Là tài nguyên vô tận mà con người có thể khai thác mãi mãi.
c. Là tài nguyên khi được khai thác và sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục hồi.
d. Là tài nguyên năng lợng vĩnh cửu.
4. Sinh vật nào là mắt xích cuối cùng trong chuỗi thức ăn hoàn chỉnh ?
a. Vi sinh vật phân giải.
b. Động vật ăn thực vật.
c. Động vật ăn thịt.
d. Thực vật.
5. Để góp phần bảo vệ rừng, điều không nên làm là gì?
a. Chấp hành tốt các quy định về bảo vệ rừng.
b. Khai thác sử dụng nhiều hơn cây rừng và thú rừng.
c. Kết hợp khai thác hợp lý với quy hoạch phục hồi và làm tái sinh rừng
d.Tiếp tục trồng cây gây rừng, chăm sóc rừng hiện có.
6.Đối với những vùng đất trống, đồi núi trọc thì biện pháp chủ yếu và cần thiết nhất là:
a. Trồng cây gây rừng . b. Xây dựng nhà máy xí nghiệp.
c. Làm nhà để ở. D. Để đất bỏ trống.
7. Đối với động vật hoang dã, luật bảo vệ môi trường quy định:
a. Chỉ được săn bắt thú lớn. b. Nghiêm cấm đánh bắt.
c. Vừa đánh bắt vừa nuôi phục hồi. d.Không săn bắt động vật non.
8. Trong chăn nuôi người ta đã áp dụng phương pháp lai kinh tế để mang lại sản lượng cao khi :
a. lai bò vàng Thanh Hóa với bò Hôn sten Hà Lan.
b. lai ngô Việt Nam với ngô Mêhicô.
c. lai lúa Việt Nam với lúa Trung Quốc.
d. lai cà chua hồng Việt Nam với cà chua Ba Lan trắng.
Phần tự luận: 7 điểm
Câu 1: ( 1,0 điểm): Giữa các sinh vật cùng loài có những mối quan hệ nào? Cho biết ý nghĩa của các mối quan hệ đó.
Câu2: (2,0 điểm):Thế nào là một quần thể SV? Lấy ví dụ? Hãy nêu các đặc trưng cơ bản của quần thể?
Câu3: (2,0 điểm):Các biện pháp hạn chế ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật, hoá chất? Tại sao phải phục hồi môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã?
Câu 4: ( 1,0 điểm) Tại sao phải bảo vệ hệ sinh thái biển?
Câu 5: ( 1,0 điểm) Qua các bài thực hành tìm hiểu môi trường, em hãy nhận xét tình hình môi trường nước ta ở địa phương và đưa ra một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường mình đang sinh sống.
ĐÁP ÁN
Phần 1: Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu1 | Câu1 | Câu 2 |
1 | 2 | 3 | 4 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đ/A | d | e | c | a | a | a | a | a | b | a | b | a |
Điểm | 0,25 | 0,25 | 0,25 | 0,25 | 0,25 | 0,25 | 0,25 | 0,25 | 0,25 | 0,25 | 0,25 | 0,25 |