1. Tế bào nhân sơ
Tế bào là đơn vị nhỏ nhất cấu tạo nên mọi cơ thể sống. Các tế bào có thể khác nhau về hình dạng, kích thước nhưng đều có cấu trúc chung gồm ba phần: màng sinh chất - tế bào chất (chất nguyên sinh) - nhân (hoặc vùng nhân).
Tế bào nhân sơ (vi khuẩn) có cấu trúc rất đơn giản, có kích thước rất nhỏ, không có màng nhân, có ribôxôm và các hạt dự trữ. Vùng nhân của tế bào nhân sơ thường chỉ có một phân tử ADN vòng.
2. Tế bào nhân thực
Tế bào nhân thực có cấu trúc phức tạp:
a) Nhân tế bào: nhân tế bào chứa vật chất di truyền là trung tâm điều khiển nọi hoạt động sống của tế bào, được bao bọc bởi hai lớp màng.
b) Ribôxôm: ri bô xôm được cấu tạo từ các phân tử rARN và prôtêin là nơi tổng hợp prôtêin.
c) Khung xương tế bào: khung xương tế bào là nơi neo giữ các bào quan và giữ cho tế bào động vật có hình dạng xác định.
d) Trung thể: trung thể là bào quan có ở tế bào động vật. Đây là bào quan hình thành nên thoi vô sắc trong quá trình phân tế bào.
e) Ti thể: ti thể là bào quan phổ biến ở tế bào nhân thực. Đây là bào quan được bao bọc bởi hai màng, bên trong chất nền có chứa ADN và các hạt ribôxôm. Màng ngoài trơn nhẵn, màng trong ăn sâu vào khoang ti thể tạo thành các mào. Chức năng của ti thể là cung cấp năng lượng dưới dạng dễ sử dụng ATP cho mọi hoạt động của tế bào.
g) Lục lạp: lục lạp là bào quan chỉ có trong các tế bào có chức năng quang hợp ở thực vật. Nó cũng được bao bọc bởi hai màng bên trong chất nền có chứa ADN và các hạt ribôxôm. Các hạt grana được tạo ra bởi hệ thống màng tilacôit với các đơn vị quang hợp. Chức năng của lục lạp là quang hợp, tổng hợp nên các chất hữu cơ cần thiết cho cơ thể thực vât.
h) Lưới nội chất: lưới nội chất trong tế bào nhân thực tạo nên các xoang ngăn cách với phần còn lại của tế bào chất, sản xuất ra các sản phẩm nhất định đưa tới những nơi cần thiết trong tế bào hay xuất bào.
i) Bộ máy Gôngi: bộ máy Gônggi là nơi thu nhận một số chất như prôtêin, lipit và đường rồi lắp ráp thành sản phẩm cuối cùng, sau đó đóng gói gửi đến nơi cần thiết trong tế bào hay để xuất bào.
k) Lizôxôm: lizôxôm là một loại túi màng có nhiều enzim thủy phân có chức năng phân hủy các bào quan già hay các tế bào bị tổn thương không có khả năng phục hồi cũng như kết hợp với không bào tiêu hóa để phân hủy thức ăn.
l) Không bào: không bào là bào quan được bao bọc bởi một lớp màng có các chức năng: chứa các chốt dự trữ, bảo vệ, chứa các sắc tố...
m) Màng sinh chất: màng sinh chất là ranh giới bên ngoài và là rào chắn chọn lọc của tế bào. Màng sinh chất là màng khảm - động được cấu tạo từ hai thành phần chính là lipit và prôtêin. Các phần từ lipit và prôtêin có thể di chuyển trong phạm vi nhất định bên trong màng. Có nhiều loại prôtêin màng khác nhau, mỗi loại thực hiện một chức năng khác nhau (dẫn truyền vật chất tiếp nhận và truyền thông tin, enzim...).
n) Thành tế bào: ở tế bào thực vật và tế bào nấm, bên ngoài màng sinh chất còn có thành tế bào có tác dụng bảo vệ tế bào đồng thời xác định hình dạng, kích thước tế bào, chất nền ngoại bào giúp các tế bào liên kết với nhau tạo nên các mô.
3. Vận chuyển các chất qua màng sinh chất
a) Vận chuyển thụ động
Sự vận chuyển có thể là thụ động không tiêu dùng năng lượng hoặc theo phương thức chủ động - vận chuyển tích cực kèm theo tiêu dùng năng lượng ATP.
Sự vận chuyển thụ động các chất qua màng tế bào tuân theo cơ chế khuếch tán.
b) Sự vận chuyển chủ động
Sự vân chuyển chủ động cần có các kênh prôtêin trên màng và tiêu tốn năng lượng ATP để vận chuyển các chất qua màng ngược chiều dốc nồng độ.
Sự vận chuyển còn phụ thuộc vào sự có mặt của các prôtêin màng, hoặc do sự thay đổi hình dạng của màng (xuất - nhập bào) nhờ tiêu dùng năng lượng.
......
(Còn nữa)