1. Các nguyên tố hóa học và nước trong tế bào
a) Các nguyên tố hóa học cấu tạo nên tế bào
Trong số các nguyên tố có trong tự nhiên thì có nhiều nguyên tố tham gia cấu tạo nên cơ thể sống (C, H, O, N, S, P...). Căn cứ vào lượng chứa mỗi nguyên tố trong tế bào mà người ta chia thành 2 nhóm là các nguyên tố đa lượng (lớn hơn 0,01%) và các nguyên tố vi lượng (nhỏ hơn 0,01%). Các nguyên tố C, H, O, N là các nguyên tố chủ yếu trong tế bào.
b) Nước và vai trò của nước đối với tế bào
Nước là thành phần chủ yếu trong mọi tế bào và cơ thể sống. Do phần tử nước có tính phân cực nên nước có những tính chất lí hóa đặc biệt làm cho nó có vai trò rất quan trọng đối với sự sống (dung môi hòa tan các chất, môi trường khuếch tán và phản ứng, điều hòa nhiệt...).
2. Cacbohiđrat và lipit
a) Cacbohiđrat
Cacbohiđrat là hợp chấl hữu cơ được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O gồm có: đường đơn, đường đôi và đường đa. Đường đôi và đường đa được tạo nên từ các đường đơn liên kết với nhau (theo nguyên tắc đa phân nhờ liên kết glicôzit bền vững. Chức năng chủ yếu của cacbohidrat là dự trữ và cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống cũng như làm vật liệu cấu trúc cho tế bào và cơ thể.
b) Lipit
Lipit là hợp chất hữu cơ được cấu tạo chủ yếu từ các nguyên tố C, H, O gồm nhiều loại với cấu trúc và chức năng khác nhau. Lipit đơn giản được tạo ra từ glixêrol và axil béo nhờ liên kết CMC. Các lipit phức tạp ngoài thành phần như các lipit đơn giản còn có thêm các nhóm khác. Mỡ và dầu là nguồn nguyên liệu dự trữ năng lượng chủ yếu của tế bào. Phôtpholipit có vai trò cấu trúc nên màng tế bào. Stêrôit tham gia cấu tạo nên các hoocmón cho cơ thể. Ngoài ra, lipit còn tham gia vào nhiều chức năng sinh học khác.
3. Prôtêin
a) Cấu trúc của prôtêin
Prôtêin là đại phân tử sinh học được cấu tạo nên từ các axit amin theo nguyên tắc đa phân nhờ các liên kết peptii bền vững. Prôtêin có nhiều bậc cấu trúc khác nhau: bậc 1, bậc 2, bậc 3 và bậc 4. Cấu trúc của prôtêin quy định chức năng sinh học của nó. Prôlêin là một đại phân tử sinh học có cấu trúc đa dạng nhất trong số các hợp chất hữu cơ có trong tế bào.
b) Chức năng của prôtêin
Prôtêin có chức năng sinh học rất phức tạp:
Tham gia vào cấu trúc, trao đổi chất, điều hòa sinh trưởng, vận động, bảo vệ, giá đỡ, thụ thể... trong tế bào.
4. Axit nuclêic
a) Cấu trúc và chức năng của ADS
ADN là đại phân tử sinh học được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các nuclôôtit (A, T, G, X). Các nuclêôtit liên kết với nhau nhờ liên kết phôtphođicste tạo nên chuỗi pôlinuclêòtit. Các nuclêôtit ở hai chuỗi của phân tử ADN liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T bằng 2 liên kết hiđrô, G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô.
Chức năng của ADN là lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
b) Cấu trúc và chức năng của ARN
ARN là axit nbônuclêôtit được cấu lạo lừ một chuỗi pôlinuclêôtit. Có bốn loại đơn phân tham gia cấu trúc nên ARN là A, U, G, X. Có ba loại ARN là mARN, tARN, và rARN mỗi loại có cấu trúc và chức năng khác nhau trong quá trình truyền đạt và dịch thông tin di truyền từ ADN sang prôtêin.
.............
(Còn nữa)