Giải vở bài tập Toán 7 chương II bài 6: Mặt phẳng tọa độ - Luyện tập
2019-10-26T14:02:08-04:00
2019-10-26T14:02:08-04:00
https://sachgiai.com/Toan-hoc/giai-vo-bai-tap-toan-7-chuong-ii-bai-6-mat-phang-toa-do-luyen-tap-12625.html
/themes/whitebook/images/no_image.gif
Sách Giải
https://sachgiai.com/uploads/sach-giai-com-logo.png
Thứ bảy - 26/10/2019 14:02
Hướng dẫn Giải vở bài tập Toán 7 chương II bài 6: Mặt phẳng tọa độ - Luyện tập
Bài 1.
Nhìn vào hình ta thấy tọa độ của các điểm là:
a) M(-3; 2); N(2;-3); P(();-2); Q(-2;0)
b) Hoành độ của M là tung độ của N, tung độ của M là hoành độ của N.
Tương tự hoành độ của p là tung độ của Q, tung độ của P là hoành độ của Q.
Hay các cặp điếm M và N, P và Q có tính chất là: hoành độ của điểm này bằng tung độ của điểm kia và ngược lại.
Bài 2.
Các điểm A; B; C; D; E; F được biểu diễn trên hệ trục tọa độ như hình vẽ dưới.
Bài 3:
Nhìn vào hình ta thấy tọa độ của các điểm A, B, C, D là:
A(3;2);
B(-2;1);
C
D(-2;1)
LUYỆN TẬP
Bài 1.
a) Muốn tìm tung độ bất kỳ của một điểm bất kỳ, từ điểm đó ta vẽ đường vuông góc với trục tung Oy, giao điểm với trục tung chính là tung độ phải tìm.
Từ một điểm bất kỳ trên trục hoành vẽ đường vuông góc với trục tung ta thấy đường vuông góc này chính là trục tung nên nó cắt Oy tại O là điểm có tung độ bằng 0.
Vậy một điểm bất kỳ trên trục hoành có tung độ bằng 0.
b) Muốn tìm hoành độ của một điểm bất kỳ, từ điểm đó ta vẽ đường vuông góc với trục hoành Ox, giao điểm với trục hoành chính là hoành độ phải tìm.
Từ một điểm bất kỳ trên trục tung vẽ đường vuông góc với trục hoành thì đường vuông góc đó chính là trục hoành nên nó cắt Ox tại O là điểm có hoành độ bằng 0.
Vậy một điểm bất kỳ trên trục tung có hoành độ bằng 0.
Bài 2.
Từ các đỉnh của hình chữ nhạt ABCD và hình tam giác PQR ta vẽ các đường vuông góc xuống các trục Ox và Oy là hoành độ và tung độ của điểm đó.
• Tọa độ của các đỉnh của hình chữ nhật ABCD là:
A(0,5; 2); B(2; 2); C(2; 0); D(0,5; 0)
• Tọa độ của các đỉnh tam giác PQR là: P(-3;3);Q(-1; 1); R(-3; 1)
Bài 3.
Vẽ hệ trục tọa độ Oxy, đánh dấu các điểm A, B, C, D trên mặt phẳng tọa độ như sau:
Đánh dấu điểm A(- 4; -1)
Từ điểm - 4 trên Ox vẽ đường vuông góc với Ox.
Từ điểm -1 trên Oy vẽ đường vuông góc với Oy.
Giao điểm của hai đường vuông góc vừa dựng là điểm A.
Tương tự ta đánh dấu được các điểm B, C, D. Nhìn hình vẽ ta thấy ABCD là hình vuông.
Bài 4.
a) Các cặp giá tương ứng (x; y) của hàm số là: (0; 0); (1; 2); (2; 4); (3; 6); (4; 8).
b) Vẽ hệ trục tọa độ Oxy và xác định vị trí các điểm biểu diễn các cặp giá trị trên, ta có:
• Xác định vị trí điểm (0; ()): chính là gốc O.
• Xác định vị trí điểm (1; 2):
Từ điểm 1 trên Ox vẽ đường thẳng vuông góc với Ox.
Từ điểm 2 trên Oy vẽ đường thẳng vuông góc với Oy.
Giao điểm của hai đường vuông góc trên chính là vị trí của điểm (1; 2).
• Tương tự ta xác định được các điểm: (2, 4); (3; 6); (4; 8). Ta có hình vẽ bên.
Bài 5.
Trục Ox biểu diễn tuổi (tính theo năm). Trục Oy biểu diễn chiều cao (tính theo dm). Nhìn vào hình ta thấy:
a) Bạn Đào (điểm biểu diễn chiều cao của bạn Đào ỏ vị trí lớn nhất), từ điểm biểu diễn cho bạn Đào gióng vuông góc với trục tung ta thấy trục tung tương ứng với điểm biểu diễn là 15. Vậy bạn Đào cao nhất và cao 15dm
b) Bạn Hồng ít tuổi nhất vì điểm biểu diễn tuổi của bạn Hồng ở vị trí gần Oy nhất, từ điểm biểu diễn gióng vuông xuống Ox ta thấy hoành độ tương ứng với nó là 11. Vậy bạn Hồng ít tuổi nhất và bạn Hồng được 11 tuổi.
c) Hồng và Liên thì Hồng cao hơn nhưng Liên thì nhiều tuổi hơn.
Bản quyền bài viết thuộc về
Sachgiai.com. Ghi nguồn Sách giải.com khi đăng lại bài viết này.