Câu 1: Cho hình thang vuông ABCD có AB = 4 cm, DC = 5 cm, AD = 3cm. Nối D với B được hình tam giác ABD và BDC.

a) Tính diện tích mỗi hình tam giác đó.
b) Tính tỉ số phần trăm của diện tích hình tam giác ABD và diện tích hình tam giác BDC.
Câu 2: Cho hình bình hành MNPQ, có MN = 12 cm, KH = 6 cm. So sánh diện tích hình tam giác KQP với tổng diện tích của hình tam giác MKQ và hình tam giác KNP.

Câu 3: Trên hình bên hãy tính diện tích phần đã tô màu của hình tròn

HƯỚNG DẪN GIẢI
Câu 1:
a) Diện tích hình tam giác ABD là:
4 × 3 : 2 = 6 (cm2)
Diện tích hình tam giác BDC là:
5 × 3 : 2 = 7,5 (cm2)
b) Tỉ số phần trăm của diện tích hình tam giác ABD và diện tích hình tam giác BDC là:
6 : 7,5 = 0,8 = 80%
Đáp số: a, 6cm2; 7,5 cm2
b, 80%
Câu 2:
Diện tích hình bình hành MNPQ là:
12 × 6 : 2 = 72 (cm2)
Diện tích hình tam giác KPQ là:
12 × 6 : 2 = 36 (cm2)
Tổng diện tích hình tam giác MKQ và KNP là:
72 - 36 = 36 (cm2)
Vậy diện tích hình tam giác KQP bằng tổng diện tích tam giác MKQ và KNP
Câu 3:
Bán kính hình tròn là:
5 : 2 = 2,5 (cm)
Diện tích hình tròn là:
2,5 × 2,5 × 3,14 = 19,625 (cm2)
Diện tích hình tam giác vuông ABC là: 3 × 4 : 2 = 6 (cm2)
Diện tích phần tròn được tô màu là: 19,625 - 6 = 13,625 (cm2)
Đáp số: 13,625 cm2