Đề thi cuối học kỳ 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2021 - Đề 2

Thứ ba - 23/03/2021 04:17
Đề thi cuối học kỳ 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2021, có đáp án kèm theo. Mời các bạn cùng tham khảo.
I. Đọc thành tiếng (10 điểm)
1. Phần đọc hiểu.
Hoa học trò
Phượng không phải là một đoá, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cả xã hội thắm tươi; người ta quên đoá hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán hoa lớn xoè ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.
Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm bông phượng. Hoa phượng là hoa học trò. Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e ấp, dần dần xoè ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên mất màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo một tin thắm: Mùa hoa phượng bắt đầu. Đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy?
Bình minh của hoa phượng là màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. Ngày xuân dần hết, số hoa tăng lên, màu cũng đậm dần. Rồi hoà nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: Hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ.
Theo Xuân Diệu
Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào những ý đúng trong các câu 1, 2, 3, 5, 8, 9, 10 trả lời dưới đây.
Câu 1. Câu nào là câu kể : Ai là gì?
A. Hoa phượng là hoa học trò.
B. Hoa phượng nở lúc nào mà bất ngờ vậy ?
C. Màu phượng mạnh mẽ kêu vang: hè đến rồi! 

Câu 2. Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt ?
A. Hoa phượng nở đỏ rực .
B. Hoa phượng nở đỏ hoe.
C. Hoa phượng nở chói chang.

Câu 3. Hoa phượng nở vào mùa nào ?
A. Mùa thu.
B. Mùa hè.
C. Mùa đông.

Câu 4 (0,5 điểm). Trong đoạn văn thứ nhất ("Từ Phượng không phải ......... con bướm thắm đậu khít nhau.") tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả số lượng hoa phượng ?
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................

Câu 8. Trong câu chuyện trên có những loại câu nào em đã học?
A. Câu hỏi, câu kể.
B. Câu kể, câu khiến.
C. Câu hỏi, câu kể, câu khiến.

Câu 9. Có thể thay từ xanh um trong câu "Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non." bằng từ nào dưới đây.
A. Xanh mướt.    
B. Xanh thẫm.    
C. Xanh nhạt.

Câu 10. Chủ ngữ trong câu: "Mùa xuân, phượng ra lá." là:
A. Mùa xuân    
B. Phượng    
C. Ra lá

2. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi: (3 điểm)
HS bốc thăm chọn và đọc một trong các đoạn văn sau (Tiếng Việt 4, tập 2) và trả lời câu hỏi:
1. Trống đồng Đông Sơn (từ Niềm tự hào... đến có gạc).
* TLCH: Trống đồng Đông Sơn đa dạng như thế nào?
2.  Đoàn thuyền đánh cá (3 khổ thơ cuối)
* TLCH: Em thích hình ảnh nào trong 3 khổ thơ trên? Vì sao?
3. Con sẻ (từ Con chó chậm rãi ... đến khản đặc).
* TLCH: Hình ảnh con sẻ mẹ dũng cảm lao xuống cứu con được miêu tả như thế nào?
4. Đường đi Sa Pa (từ Xe chúng tôi... đến lướt thướt liễu rủ).
* TLCH: Đường đi Sa Pa được tả trong đoạn văn có gì đẹp?
5. Con chim chiền chiện (3 khổ thơ đầu)
* TLCH: Tiếng hót của chim chiền chiện được miêu tả như thế nào?

II. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn: (10 điểm)
1. Chính tả (Nghe - viết): (4,0 điểm) - Thời gian 20 phút
Con chuồn chuồn nước
Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung rung như đang còn phân vân.

2.Tập làm văn: (6,0 điểm - Thời gian 40 phút)
Đề bài: Tả một con vật nuôi trong nhà.

 

HƯỚNG DẪN CHẤM
KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II
MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 4

I. Đáp án kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt (7.0 điểm)
1. Đọc thầm và làm bài tập: (7,0 điểm)
 
Câu 1 2 3 6 8 9 10
Đáp án A A B C B A B
Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 1 điểm 1 điểm

Câu 4 (0,5 điểm): Biện pháp nhân hóa.
Câu 5 (1,0 điểm): Đỏ còn non, càng tươi dịu, đậm dần.
Câu 7 (1,0 điểm): Vì phượng là loại cây rất gần gũi, quen thuộc với học trò. Thấy màu hoa phượng, học trò nghĩ đến kì thi và những ngày nghỉ hè. Hoa phượng gắn với kỉ niệm rất nhiều học trò về mái trường.

II. Kĩ năng viết chính tả và viết văn: (10 điểm)
1. Chính tả: (4,0 điểm)
Con chuồn chuồn nước
Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung rung như đang còn phân vân.
Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 4 điểm.
Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng qui định) bị trừ 0,5 điểm. 

2. Tập làm văn (6 điểm)
a. Thể loại: Tả con vật.
b. Nội dung:
- Trình bày đầy đủ ý miêu tả con vật theo yêu cầu của đề bài.
c.    Hình thức:
- Trình bày được bài văn gồm 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài.
- Dùng từ chính xác, hợp lí, viết câu đúng ngữ pháp, đúng chính tả. BIỂU ĐIỂM:
-    Điểm 5,5 - 6: Bài làm thể hiện rõ kĩ năng quan sát, có sự sáng tạo, gây được cảm xúc cho người đọc, lỗi chung không đáng kể.
-    Điểm 4,5 - 5: Học sinh thực hiện các yêu cầu ở mức độ khá; đôi chỗ còn thiếu tự nhiên, không quá 6 lỗi chung.
-    Điểm 3,5 - 4: Các yêu cầu thể hiện ở mức trung bình, nội dung chưa đầy đủ hoặc dàn trải, đơn điệu, không quá 8 lỗi chung.
-    Điểm 2,5 - 3: Bài làm bộc lộ nhiều sai sót, diễn đạt lủng củng, quá nhiều lỗi chung.
-    Điểm 1,5 - 2 Viết lan man, lạc đề hoặc dở dang.
-    Điểm 0,5 - 1 Lạc đề, đề dở dang.

Bài văn mẫu:
Tả con chim cu gáy
Sinh nhật lần thứ mười một, em được cậu Đức tặng một chú chim rất đẹp, cậu em bảo: Đây là chim cu gáy, nó gáy rất hay, cháu chăm sóc nó chu đáo, nó sẽ cho cháu nghe những âm thanh diệu kì.

Đây là một chú chim trống, toàn thân được khoác một bộ áo rất đẹp, màu nâu pha xanh lục. Đầu nó thật xinh xắn, to hơn quả cà pháo với màu nâu pha lẫn vài đốm trắng, chiếc mỏ nâu ngắn ngủn nhô ra rất dễ thương mỗi khi rỉa lông hoặc dụi dụi vào cánh. Đôi mắt tròn nhỏ như hạt đậu đen, viền quanh mắt là một đường tròn nhỏ đỏ au. Lông cổ mịn màng, đậm hơn màu cánh một chút, với ba cườm cổ lấp lánh. Ức và vai của chú ta nở nang và rất đầy đặn. Hai cánh khum khum như hai vỏ trai lớn úp dài theo chân. Những chiếc lông vũ cứng và dài giúp chú ta có thể bay xa. Đuôi xòe ra như chiếc quạt nhỏ làm chú ta trông rất duyên dáng. Đôi chân chú ta nhỏ, bé loắt choắt, màu đỏ, nhưng nhảy rất nhanh nhẹn trong chiếc lồng gỗ rộng và đẹp.

Chú ta hót rất hay, cứ mỗi buổi sáng hay buổi chiều chú ta lại cất tiếng gáy, tiếng gáy của chú ta to, rõ, lảnh lót, khi chú ta cất tiếng gáy, cả không gian như rộn ràng và sôi nổi hơn. Mọi người trong xóm em rất thích tiếng gáy của chú ta, mỗi khi chú ta gáy xong, em lại tặng chú một con cào cào hoặc một mẫu chuối nhỏ để chú ta nhấm nháp, lúc đó, cái đầu chú ta gật gật như muốn nói: Cô chủ, tôi gáy có hay không? Tôi gáy để cô nghe tiếp nhé.

Em rất thích chú cu Gáy này, nhưng mẹ em bảo: con chim cũng như con người, nó cần có môi trường sống của nó, nó cũng cần phải có bạn bè, đã đến lúc con cần phải trả nó về với thiên nhiên. Nghe lời mẹ, em thả chú ta về với thiên nhiên, trước khi cất cánh bay đi, nó nhìn em như muốn nói: Cám ơn cô chủ, ở với cô chủ tôi rất thích, nhưng tôi vẫn thích tự do hơn.

  Ý kiến bạn đọc

THÀNH VIÊN

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây