Giải vở bài tập Tiếng Việt 4 tập 1, tuần 14

Thứ ba - 18/08/2020 11:03
Hướng dẫn giúp các em học sinh giải vở bài tập Tiếng Việt 4 tập 1, tuần 14. Gồm các phần:
- Tập đọc: Chú đất nung
- Chính tả
- Luyện từ và câu: Luyện tập về câu hỏi
- Kể chuyện: Búp bê của ai
- Tập đọc: Chú đất nung (tiếp theo)
- Tập làm văn: Thế nào là miêu tả
- Luyện từ và câu: Dùng câu hỏi vào mục đích khác
- Tập làm văn
Tập đọc
CHÚ ĐẤT NUNG
1. Cu Chắt có những đồ chơi gì? Chúng khác nhau như thế nào?
Trả lời:
Cu Chắt có hai thứ đồ chơi: thứ nhất là một chàng kị sĩ rất bảnh, cưỡi ngựa tía, dây cương vàng; thứ hai là một nàng công chúa mặt trắng, ngồi trong mái lầu son. Các đồ chơi này được nặn từ bột, màu sắc sặc sỡ, trông rất đẹp.

2. Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì?
Trả lời:
Chú bé Đất nhớ quê, tìm đường ra cánh đồng. Đến chái bếp, chú gặp trời đổ mưa, chú ngấm nước, rét quá. Chú bèn vào bếp, cởi đống rấm ra sưởi.

3. Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành chú Đất Nung?
Trả lời:
Chú bé Đất quyết định trở thành chú Đất Nung vì ban đầu bị ông Hòn Rấm chê là nhát, sau lại được ông nói cho biết đất có thể nung trong lửa, ông còn bảo rằng đã là người thì phải dám xông pha. Vì thế chú bé Đất không sợ nữa, chú quyết định trở thành Đất Nung để trở thành người có ích.

4. Chi tiết “nung trong lửa” tượng trưng cho điều gì?
Chi tiết “nung trong lửa” tượng trưng cho những thử thách con người cần phải vượt qua, phải chấp nhận gian khổ và khó khăn để trở thành một người có ích, người can trường và ngày càng trở nên mạnh mẽ, cứng cỏi.
======================
Chính tả
1. Nghe - viết
Chiếc áo búp bê
Trời trở rét. Vậy mà bé Ly, búp bê của tôi, vẫn phong phanh chiếc váy mỏng. Tôi xin chị Khánh được tấc xa tanh màu mật ong, khâu chiếc áo cho bé. Chiếc áo chỉ bằng bao thuốc, cổ áo dựng cao cho ấm ngực. Tà áo loe ra một chút so với thân. Các mép áo đều được viền bằng vải xanh, rất nổi. Có ba chiếc khuy bấm như hạt cườm đính dọc nẹp áo. Chắc bé sẽ thích chiếc áo nhỏ xíu này vì tự tay tôi đã may cho bé.

2. Điền vào chỗ trống:
a) Tiếng nào bắt đầu bằng s hoặc x?
Cái Mỹ có một anh lính thật đẹp. Đấy là một anh lính nho nhỏ, xinh …. bằng đất mẹ mới mua cho Mỹ phiên chợ huyện hôm qua.
Lũ trẻ trong ….. xúm ….. lại, đứa nào cũng muốn cầm, sờ vào cái áo màu ……. lá cây, cái mũ có ngôi ……. , khẩu …….. đen bóng và ….. cả vào khuôn mặt nho nhỏ, hồng hồng của anh ta nữa. Nhưng cái Mỹ chỉ cho mỗi đứa cầm xem một tí vừa đủ để nó hỏi xong một câu: “ …… nhỉ?”. Cứ như là nó …… để anh lính cười với bạn nó quá lâu.
Trả lời:
Cái Mỹ có một anh lính thật đẹp. Đây là một anh lính nho nhỏ, xinh xắn bằng đất mẹ mới mua cho Mỹ phiên chợ huyện hôm qua. Lũ trẻ trong xóm xúm xít lại, đứa nào cũng muốn cầm, sờ vào cái áo màu xanh lá cây, cái mũ có ngôi sao, khẩu súng đen bóng và sờ cả vào khuôn mặt nho nhỏ, hồng hồng của anh ta nữa. Nhưng cái Mỹ chỉ cho mỗi đứa cầm xem một tí vừa đủ để nó hỏi xong một câu: “xinh nhỉ?” Cứ như là nó sợ để anh lính cười với bạn nó quá lâu.

b) Tiếng nào có vần ât hoặc âc?
Trời vẫn còn …… phất mưa. Đường vào làng nhão nhoét. …… dính vào đế dép,  chân lên nặng chình chịch. Tôi suýt …….. lên tiếng khóc, nhưng nghĩ đến …… nhiều người đang chờ mẹ con tôi, tôi lại ráng đi. Ngôi nhà ấy, vào những ngày tất niên, mẹ con tôi năm nào cũng có mặt. Từ sân vào, qua …….. tam cấp là lên cái hiên rộng. Ngoại hay ngồi đó, …….. từng trang báo. Cậu Xuân bao giờ cũng là người đầu tiên chạy xuống sân,       …… bổng tôi qua các …….. thềm.
Trả lời:
Trời vẫn còn lất phất mưa. Đường vào làng nhão nhoét. Đất dính vào đế dép, nhấc chân lên nặng chình chịch. Tôi suýt bật lên tiếng khóc, nhưng nghĩ đến rất nhiều người đang chờ mẹ con tôi, tôi lại ráng đi. Ngôi nhà ấy, vào những ngày tất niên, mẹ con tôi năm nào cũng có mặt. Từ sân vào, qua bậc tam cấp là lên cái hiên rộng. Ngoại hay ngồi đó, lật từng trang báo. Cậu Xuân bao giờ cũng là người đầu tiên chạy xuống sân, nhấc bổng tôi qua các bậc thềm.

3. Thi tìm các từ:
a) Chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x.
M: sung sướng, xấu
Trả lời:
sung sướng, xấu, siêng năng, xấu hổ, sáng sủa, sảng khoái, xum xuê, xanh biếc, xa xôi,...
b) Chứa tiếng có vần âc hoặc ât.
M: lấc láo, chân thật.
Trả lời:
xấc láo, chân thật, bật lửa, lật đật, xấc, vất vả, xấc xược, lất phất,...

======================
Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP VỀ CÂU HỎI
1. Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm dưới đây.
a) Hăng hái nhất và khỏe nhất là bác cần trục.
Trả lời:
Ai hăng hái và khỏe nhất ở bến cảng?
b) Trước giờ học, chúng em thường rủ nhau ôn bài cũ.
Trả lời:
Trước giờ học, em thường làm gì?
c) Bến cảng lúc nào cũng đông vui.
Trả lời:
Bến cảng như thế nào?
d) Bọn trẻ xóm em hay thả diều ngoài chân đê.
Trả lời:
Bọn trẻ trong xóm hay thả diều ở đâu?

2. Đặt câu hỏi với mỗi từ sau: ai, cái gì, làm gì, thế nào, vì sao, bao giờ, ở đâu.
Trả lời:
ai: Ai học giỏi nhất lớp? / Ai cao nhất lớp?
cái gì: Cái gì dùng để quét nhà? / Cái gì để ngồi?
làm gì: Hôm nay, bạn đã làm gì ở nhà? / Mỗi tối, trước khi đi ngủ bạn thường làm gì?
thế nào: Tình hình học tập của bạn thế nào?
vì sao: Vì sao hôm nay bạn không mặc đồng phục ? / Vì sao bạn không làm bài tập?
bao giờ: Bao giờ đến sinh nhật con vậy mẹ ?/ Bao giờ ông ngoại lên thăm nhà ta?
ở đâu: Nhà của bạn ở đâu vậy ? / Nhà thiếu nhi Thành phố ở đâu?

3. Tìm các từ nghi vấn trong những câu hỏi dưới đây (bằng cách gạch dưới các từ này):
a) Có phải chú bé Đất trở thành chú Đất Nung không?
b) Chú bé Đất trở thành chú Đất Nung, phải không?
c) Chú bé Đất trở thành chú Đất Nung à?
Trả lời:
a. Có phải chú bé Đất trở thành chú Đất Nung không?
b. Chú bé Đất trở thành chú Đất Nung, phải không?
c. Chú bé Đất trở thành chú Đất Nung à?

4. Với mỗi từ hoặc cặp từ nghi vấn vừa tìm được, em hãy đặt một câu hỏi.
Trả lời:
a) Có phải hôm ấy bạn đợi tôi rất lâu không?
b) Bạn Thuận hay giúp đỡ bạn bè, phải không?
c) Bút màu của bạn hết mực rồi à?

5. Trong các câu dưới đây, câu nào không phải là câu hỏi và không được dùng dấu chấm hỏi?
a) Bạn có thích chơi diều không?
b) Tôi không biết bạn có thích chơi diều không?
c) Hãy cho biết bạn thích trò chơi nào nhất?
d) Ai dạy bạn làm đèn ông sao đấy?
e) Thử xem ai khéo tay hơn nào? 
Trả lời:
Câu b, c, e không phải là câu hỏi và không được dùng dấu chấm hỏi.

======================
Kể chuyện
BÚP BÊ CỦA AI?
1. Dựa theo lời kể của cô giáo (thầy giáo) em hãy tìm lời thuyết minh cho các tranh trang 138, SGK.
Trả lời:
1: Búp bê bị bỏ quên trên nóc tủ cùng các đồ chơi khác.
2: Đêm mùa đông lạnh lẽo, búp bê không có quần áo, lạnh quá, không ngủ được nên tủi thân ngồi khóc.
3: Chị lật đật vội an ủi búp bê.
4: Búp bê quyết định rời bỏ cô chủ ra đi.
5: Một cô bé tốt bụng nhìn thấy búp bê nằm ngủ trong đống lá khô, bèn nhặt lấy đem về.
6: Búp bê sung sướng và vô cùng hạnh phúc trong vòng tay cô chủ mới.

2. Kể lại câu chuyện bằng lời kể của búp bê.
Trả lời:
1: Tôi là một búp bê. Dạo hè, chị Nga đòi bằng được mẹ mua tôi về cho chị ấy. Nhưng chị Nga rất ham chơi, lại chóng chán. Chơi cùng tôi được một thời gian ngắn, chị ấy đã bỏ tôi lên nóc tủ cùng với đồ chơi khác, mặc cho bụi bám đầy mình mẩy tôi.
Mùa đông, trời rét dữ, tôi không thể nào ngủ được vì trên người chỉ độc một bộ quần áo lót. Quần áo của tôi đã bị chị Nga lột ra rồi vứt ở đâu không rõ. Tôi thấy tình cảnh của mình thật đáng thương, không kìm được nước mắt, tôi òa khóc. Chị lật đật đang ngủ, tỉnh dậy, hỏi tôi:
- Sao em khóc vậy búp bê?
- Chị ơi em rét quá, không ngủ được. Chị Nga lột quần áo của em ra bỏ đâu rồi, em không biết. Còn chị, chị thật may vì áo mũ của chị gắn liền với người, không thì ... Tôi trả lời chị lật đật và không kìm được xúc động, tôi lại òa khóc.
- Cô Nga tệ thật - chị lật đật chép miệng rồi thở dài - Cô ấy chơi chúng mình cho chán rồi chẳng ngó ngàng gì đến nữa.
2. Thế là tôi quyết định ra đi bởi tôi cảm thấy mình không muốn gắn bó với một cô chủ như vậy. Tôi chào chị lật đật rồi lên đường, mặc cho chị ấy gọi với theo. Tôi bò lên tường, chui qua lỗ thông gió rồi nhảy ra phố.
Có lẽ, sáng sớm mai, chị Nga ngủ dậy, không nhìn thấy tôi chị ấy sẽ la ầm lên. Nhưng tôi đã đi rồi. Tôi không muốn quay lại nữa.
3. Ra đến ngoài phố, tôi sung sướng quá, chạy một mạch. Nhưng đêm tôi, trời lạnh lẽo nên tôi không thể đi tiếp được. Tìm thấy một đống lá khô, tôi chui vào đó và thiếp đi lúc nào không biết.
Sáng hôm sau, có một cô bé - Cô chủ mới cửa tôi bây giờ - trông thấy tôi, cô ấy leo lên:
- Ôi! Con búp bê xinh thật! Ai vứt đi thế này, tiếc quá!
Nói rồi cô ấy bồng tôi lên, đi đến mấy nhà quanh đó hỏi xem tôi thuộc về ai. Nhưng may quá, chẳng có ai lên tiếng nhận tôi cả. Thế rồi cô ấy đem tôi về, lau chùi cho tôi cẩn thận rồi cô ấy may cho tôi một bộ áo váy mới, xinh ơi là xinh! Tối hôm đó, cô ấy còn ôm tôi vào lòng để ngủ nữa. Tôi sung sướng lắm, tôi muốn nói với cô ấy rằng:
- Chị ơi, em cảm ơn chị nhiều lắm. Em muốn ở cùng chị đến suốt đời.
Nhưng cô chủ của tôi đã ngủ rồi. Nhìn cô ấy ngủ say, ngon lành trông như một thiên thần.

3. Kể phần kết của câu chuyện với tình huống: Cô chủ cũ gặp lại búp bê trên tay cô chủ mới.
Trả lời:
Học sinh suy nghĩ và tưởng tượng rồi viết ra phần kết của câu chuyện theo tình huống đã cho. Ví dụ:
Một hôm, cô chủ mới bồng búp bê đi dạo thì tình cờ gặp lại cô chủ cũ. Cô chủ cũ nhìn theo búp bê sững sờ. Búp bê bây giờ thật xinh và lộng lẫy vô cùng. Nhưng cô không thể đòi lại được nửa vì cô thấy búp bê đang nép vào lòng cô chủ mới đầy tin cậy còn cô chủ mới thì nâng niu và yêu quý búp bê.
Cô quay đi mà ân hận tiếc nuối vô cùng.
======================
Tập đọc
CHÚ ĐẤT NUNG
(tiếp theo)
1. Kể lại tai nạn của hai người bột.
Trả lời:
Hai người bột ở trong lọ thủy tinh. Một hôm, có một con chuột cạy nắp tha nàng công chúa cùng với lầu son mang đi mất. Chàng kị sĩ và công chúa chạy trốn trèn một chiếc thuyền nhỏ. Ra đến ngòi, thuyền lật, cả hai bị ngấm nước, nhũn cả chân tay.

2. Đất Nung đã làm gì khi thấy hai người bột gặp nạn?
Trả lời:
Đất Nung thấy hai người bột gặp nạn liền nhảy xuống ngòi, vớt họ lên phơi nắng cho khô.

3. Theo em, câu nói cộc tuếch của Đất Nung có ý nghĩa gì?
Trả lời:
Theo em, câu nói cộc tuếch của Đất Nung có ý nghĩa cảm thông với hai người bột vì họ chỉ sống trong lọ thủy tinh, không xông pha, không trải qua thử thách nên khi gặp khó khăn họ không biết cách vượt qua. Câu nói này đồng thời còn mang một lời khuyên: cần phải rèn luyện mới cứng rắn, mới chịu được thử thách và gian khổ.

4. Đặt thêm tên khác cho truyện.
Trả lời:
Học sinh suy nghĩ rồi đặt thèm tên cho truyện theo yếu cầu của đề bài. Ví dụ:
- Những người bột.
- Hãy tôi luyện trong lửa đỏ.
======================
Tập làm văn
THẾ NÀO LÀ MIÊU TẢ?
I - Nhận xét
1. Đoạn văn sau miêu tả những sự vật nào?
Trước mặt tôi, một cây sòi cao lớn toàn thân phủ đầy lá đỏ. Bên cạnh đó, như để tôn thêm màu đỏ chói lọi kia lại là màu vàng rực rỡ của mấy cây cơm nguội. Một làn gió rì rào chạy qua, những chiếc lá rập rình lay động như những đốm lửa vàng lửa đỏ bập bùng cháy. Tôi rẽ lá, nhẹ nhàng men theo một lạch nước để đến cạnh cây sồi. Nước róc rách chảy, lúc trườn lên mấy tảng đá trắng, lúc luồn dưới mấy gốc cây ẩm mục.

2. Viết vào bảng những điều em hình dung được về các sự vật trên theo lời miêu tả:
TT Tên sự vật Hình dáng Màu sắc Chuyển động Tiếng động
M: 1 cây sòi cao lớn lá đỏ
chói lọi
lá rập rình lay động như những đốm lửa đỏ  
           
           
Trả lời:
TT Tên sự vật Hình dáng Màu sắc Chuyển động Tiếng động
M: 1 cây sòi cao lớn lá đỏ
chói lọi
lá rập rình lay động như những đốm lửa đỏ  
2 cây cơm nguội   màu vàng rực rỡ của lá rập rình lay động như những đốm lửa vàng  
3 nước     trườn lên mấy tảng đá, luồn dưới mấy gốc cây róc rách (chảy)

3. Qua những nét miêu tả trên, em thấy tác giả đã quan sát sự vật bằng những giác quan nào?
Chi tiết miêu tả Giác quan
M: Tả hình dáng cây sòi, màu sắc của lá sòi và lá cây cơm nguội.
…………………………………………………………
…………………………………………………………
…………………………………………………………
Bằng mắt
………………
………………
………………
Trả lời:
Chi tiết miêu tả Giác quan
M: Tả hình dáng cây sòi, màu sắc của lá sòi và lá cây cơm nguội.
- Tả lạch nước và chuyển động của lạch nước.
- Tả chuyển động của cây.
Bằng mắt
Bằng mắt, bằng tai
Bằng mắt

II - Luyện tập
1. Tìm những câu văn miêu tả trong truyện Chú Đất Nung.
Trả lời:
- Đó là một chàng kị sĩ rất bảnh, cưỡi ngựa tía, dây cương vàng và một nàng công chúa mặt trắng, ngồi trong mái lầu son.

2. Em thích những hình ảnh nào trong đoạn trích dưới đây? Hãy viết 1, 2 câu miêu tả một, trong những hình ảnh đó.
Trả lời:
(Trích)
Chớp                              Lộp bộp
Rạch ngang trời             Rơi
Khô khốc                       Rơi...
Sấm                                Đất trời
Ghé xuống sân               Mù trắng nước
Khanh khách cười          Mưa chéo mặt sân
Cây dừa                          Sủi bọt
Sải tay                            Cóc nhảy chồm chồm
Bơi                                 Chó sủa
Ngọn mùng tơi               Cây lá hả hê
Nhảy múa                       Bố em đi cày về
Mưa                                Đội sấm
Mưa                                Đội chớp
Ù ù như xay lúa              Đội cả trời mưa...
Lộp bộp
Trả lời:
- Học sinh có thể chọn bất kì hình ảnh nào mình thích rồi viết một, hai câu miêu tả. Ví dụ:
+ Em thích hình ảnh sấm ghé xuống sân khanh khách cười ngoài sân khiến mọi người trong nhà giật nảy mình. Em tưởng như sấm vừa từ trời cao ghé xuống sân nhà, cất tiếng cười khanh khách.
+ Em thích hình ảnh ngọn mùng tơi nhảy múa. Gió thổi mạnh làm cây cối ngã nghiêng, ngọn mùng tơi trong vườn rau mẹ trồng sau nhà uốn cong thân mình như đang nhảy múa.
======================
Luyện từ và câu
DÙNG CÂU HỎI VÀO MỤC ĐÍCH KHÁC
I - Nhận xét
1. Đọc lại đoạn đối thoại giữa ông Hòn Râm với chú bé Đất trong truyện Chú Đất Nung.
Ồng Hòn Râm cười bảo:
- Sao chú mày nhát thế? Đất có thể nung trong lửa kia mà!
Chú bé Đất ngạc nhiên hỏi lại:
- Nung ấy ạ?
- Chứ sao? Đã là người thì phải dám xông pha, làm được nhiều việc có ích.

2. Theo em, các câu hỏi của ông Hòn Rấm có dùng để hỏi về điều chưa biết không? Nếu không, chúng được dùng làm gì?
Trả lời:
Câu hỏi 1:
- Câu hỏi của ông Hòn Rấm:
“Sao chú mày nhát thế?” có dùng để hỏi về điều chưa biết không?
Trả lời:
Câu hỏi này không dùng hỏi điều chưa biết, vì trong câu hỏi đã có sự ngầm khẳng định.
- Câu hỏi này dùng để làm gì?
Trả lời:
Câu hỏi này dùng để chê cu Đất.
Câu hỏi 2:
- Câu “Chứ sao?” của ông Hòn Rấm có dùng để hỏi điều gì không?
Trả lời:
Câu hỏi này không dùng để hỏi.
- Câu hỏi này có tác dụng gì?
Trả lời:
- Câu hỏi này dùng để khẳng định.

3. Trong Nhà văn hóa, em và bạn say sưa trao đổi với nhau về bộ phim đang xem. Bỗng có người bên cạnh bảo: “Các cháu có thể nói nhỏ hơn không?” Em hiểu câu hỏi ấy có ý nghĩa gì?
Trả lời:
Câu hỏi này dùng để thể hiện sự yêu cầu.

II - Luyện tập
1. Các câu hỏi sau được dùng làm gì?
a) Dỗ mãi mà em bé vẫn khóc, mẹ bảo: “Có nín đi không? Các chị ấy cười cho đây này.”
Trả lời:
+ Mẹ yêu cầu con nín khóc (thể hiện yêu cầu)
b) Ánh mắt các bạn nhìn tôi như trách móc: “Vì sao cậu lại làm phiền lòng cô như vậy?”
Trả lời:
+ Câu hỏi được dùng để thể hiện ý chê trách.
c) Chị tôi cười: “Em vẽ thế này mà bảo là con ngựa à?”
Trả lời:
+ Câu hỏi dùng để chê.
d) Bà cụ hỏi một người đang đứng vơ vẩn trước bến xe: “Chú có thể xem giúp tôi mấy giờ có xe đi miền Đông không?”
M: Mẹ yêu cầu con nín khóc (thể hiện yêu cầu).
Trả lời:
+ Câu hỏi được dùng để nhờ cậy giúp đỡ.

2. Đặt câu phù hợp với các tình huống cho sau đây:
a) Trong giờ sinh hoạt đầu tuần của toàn trường, em đang chăm chú nghe cô hiệu trưởng nói thì một bạn ngồi cạnh hỏi chuyện em. Em hãy dùng hình thức câu hỏi để nói với bạn: chờ xong giờ sinh hoạt sẽ nói chuyện.
Trả lời:
- Này bạn, bạn có thể chờ đến hết giờ sinh hoạt chúng mình cùng nói chuyện, được không?
b) Đến nhà một bạn cùng lớp, em thấy nhà rất sạch sẽ, đồ đạc sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Hãy dùng hình thức câu hỏi để khen bạn.
Trả lời:
- Chà, sao nhà bạn sạch sẽ và ngăn nắp quá vậy?
c) Trong giờ kiểm tra, em làm sai một bài tập, mãi đến khi về nhà em mới nghĩ ra. Em có thể tự trách mình bằng câu hỏi như thế nào?
Trả lời:
- Bài tập dễ vậy mà mình lại làm sai, sao mà mình dở quá vậy?
d) Em và các bạn trao đổi về các trò chơi. Bạn Linh bảo: “Đá cầu là thích nhất.” Bạn Nam lại nói: “Chơi bi thích hơn.” Em hãy dùng hình thức câu hỏi để nêu ý kiến của mình: chơi diều cũng rất thú vị.
Trả lời:
- Nhưng chơi diều cũng rất thích, phải không?

3. Hãy viết một vài tình huống có thể dùng câu hỏi để:
a) Tỏ thái độ khen, chê.
Trả lời:
Em đem kết quả học tập về khoe với ba mẹ, ba em xoa đầu em nói:
- Sao mà con gái ba giỏi vậy?
b) Khẳng định, phủ định.
Trả lời:
- Em gái rất thích ăn kẹo nhưng lại lười đánh răng trước khi đi ngủ. Em nhắc em: “ở trường, cô giáo em dạy phải đánh răng trước khi đi ngủ, đúng không?”
c) Thể hiện yêu cầu, mong muốn.
Trả lời:
- Trong giờ tự học, một số bạn trong lớp làm ồn, em hỏi: “Các bạn có thể giữ trật tự được không?”
======================
Tập làm văn
Học sinh tự làm theo SGK trang 143 - 145.
Bản quyền bài viết thuộc về Sachgiai.com. Ghi nguồn Sách giải.com khi đăng lại bài viết này.

  Ý kiến bạn đọc

THÀNH VIÊN

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Kênh Bóng đá trực tiếp hôm nay miễn phí ⇔ j888
Kênh 90Phut TV full HD ⇔ Gemwin
iwin ⇔ https://789bet.kitchen/ ⇔ go 88
truc tiep bong da xoilac tv mien phi
link trực tiếp
bóng đá xôi lạc tv hôm nay ⇔ link xem truc tiep bong da xoilac tv ⇔ https://104.248.99.177/
link trực tiếp bóng đá xoilactv tốc độ cao ⇔ xem bóng đá cà khịa tv trực tuyến hôm nay
123B ⇔ https://nhatvip.rocks ⇔ shbet
ABC8 ⇔ https://ww88.supply/ ⇔ W88
sin88.run ⇔ TDTC ⇔ 789BET ⇔ BJ88
33win ⇔ 789club ⇔ BJ88 ⇔ 789win
https://789betcom0.com/ ⇔ https://hi88.baby/
https://j88cem.com/ ⇔ iwin ⇔ iwin
iwin ⇔ link 188bet ⇔ iwin ⇔ ko66
iwin ⇔ bet88 ⇔ iwin ⇔
FB88 ⇔ Hb88 ⇔ BJ88 ⇔ Bet88
789Bet ⇔ 789Bet ⇔ 33WIN
 ⇔ shbet ⇔ kuwin ⇔ VIPwin
Go88 ⇔ 23win ⇔ 789club ⇔ 69VN
BJ88 ⇔ Kuwin ⇔ hi88 ⇔ 789BET
77win tosafe ⇔ https://okvipno1.com/
8K BET ⇔ Go88 ⇔ 789club
69vn ⇔ hi88 ⇔ 789club ⇔ j88
33win ⇔ jun888 เครดิตฟร ⇔ 79king
https://789bethv.com/ ⇔ https://88clb.promo/
https://meijia789.com/ ⇔ BK8 ⇔ 33WIN
https://f8bet0.tv/ ⇔ https://choangclub.bar
https://vinbet.fun ⇔ https://uk88.rocks
Hay88 ⇔ https://33win.boutique/
789club ⇔ BJ88 ⇔ ABC8 ⇔ iwin
sunwin ⇔ sunwin ⇔ 
go 88 ⇔ go88 ⇔ go88 ⇔ sun win
sun win ⇔ sunwin ⇔ sunwin ⇔ iwinclub
iwin club ⇔ iwin ⇔ iwinclub ⇔ iwin club
iwin ⇔ hitclub ⇔ hitclub ⇔ v9bet
v9bet ⇔ v9 bet ⇔ v9bet ⇔ v9 bet
v9 bet ⇔ rikvip ⇔ hitclub ⇔ hitclub
Go88 ⇔ Go88 ⇔ Sunwin ⇔ Sunwin
iwin ⇔ iwin ⇔ rikvip ⇔ rikvip
 v9bet ⇔ v9bet ⇔ iWin ⇔ 23WIN
https://j88.so/ ⇔ https://projectelpis.org/
https://33win103.com/ ⇔ Thabet ⇔ SV66
888B ⇔ 188BET ⇔ J88
https://ww88vs.com/ ⇔ 789BETfaf
https://188bethnv.com/ ⇔ https://win79og.com/
https://cakhiatvz.video/ ⇔ CakhiaTV ⇔ Cakhia TV
https://timnhaonline.net/ ⇔ https://vididong.com/
https://obrigadoportugal.org/ ⇔ https://69vncom.pro/
https://thoibaoso.net/
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây