Tập đọc
Một người chính trực
1. Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?
Trả lời:
Trong việc lập ngôi vua, Tô Hiến Thành tỏ ra là một người rất chính trực. Ông đã làm theo đúng di chiếu của vị vua quá cố - Lý Anh Tông - phò tá thái tử Long Cán (tức vua Lý Cao Tông) lên ngôi. Ông không nhận vàng bạc đút lót của Chiêu Linh thái hậu mà sửa lại di chiếu.
2. Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?
Trả lời:
Trong việc tìm người giúp nước, Tô Hiến Thành nghĩ đến người có tài năng thật sự, có khả năng giúp nước chứ không vị tình riêng (Vũ Tán Đường ngày đêm túc trực hầu hạ ông) mà cử người không có khả năng gánh vác trọng trách đó.
3. Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành?
Trả lời:
Nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành vì đó là những vị quan thanh liêm, chính trực, hết lòng vì dân vì nước. Họ luôn đặt lợi ích của quốc gia lên trên lợi ích riêng.
============
Chính tả
1. Nhớ - viết: Truyện cổ nước mình (từ đầu... đến nhận mặt ông cha của mình.)
Trả lời:
Học sinh tự làm.
2. a) Điền vào chỗ trống tiếng có âm đầu là r, d hay gi?
- Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê. Nhớ một buổi trưa nào, nồm nam cơn ….. thổi, khóm tre làng rung lên man mác khúc nhạc đồng quê.
- Diều bay, diều lá tre bay lưng trời. Sáo tre, sáo trúc bay lưng trời. …. đưa tiếng sáo, ….. nâng cánh …….
THÉP MỚI
Trả lời:
- Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê. Nhớ một buổi trưa nào, nồm nam cơn gió thổi, khóm tre làng rung lên man mác khúc nhạc đồng quê.
- Diều bay, diều lá tre bay lưng trời. Sáo tre, sáo trúc bay lưng trời. Gió đưa tiếng sáo, gió nâng cánh diều.
THÉP MỚI
b) Điền vào chỗ trống ân hay âng?
Vua Hùng một sáng đi săn
Trưa tròn bóng nắng nghỉ ch…. chốn này
D ….. d ……một quả xôi đầy
Bánh chưng mấy cặp, bánh giầy mấy đôi.
NGUYỄN BÙI VỘI
Trả lời:
Vua Hùng một sáng đi săn
Trưa tròn bóng nắng nghỉ chân chốn này
Dân dâng một quả xôi đầy
Bánh chưng mấy cặp, bánh giầy mấy đôi.
NGUYỄN BÙI VỢI
- Nơi ấy ngôi sao khuya
Soi vào trong giấc ngủ
Ngọn đèn khuya bóng mẹ
Sáng một v….. trên s…..
Nơi cả nhà tiên ch……
Anh tôi đi bộ đội
Bao niềm vui nỗi đợi
Nắng nửa thềm nghiêng nghiêng.
VŨ QUẨN PHƯƠNG
Trả lời:
Nơi ấy ngôi sao khuya
Soi vào trong giấc ngủ
Ngọn đèn khuya bóng mẹ
Sáng một vầng trên sân
Nơi cả nhà tiễn chân
Anh tôi đi bộ đội
Bao niềm vui nỗi đợi
Nắng nửa thềm nghiêng nghiêng.
VŨ QUẦN PHƯƠNG
============
Luyện từ và câu
Từ ghép và từ láy
I - Nhận xét
Cấu tạo của những từ phức được in đậm trong các câu thơ sau có gì khác nhau?
Tôi nghe truyện cổ thầm thì
Lời ông cha dạy cũng vì đời sau.
LÂM THỊ MỸ DẠ
Thuyền ta chầm chậm vào Ba Bể
Núi dựng cheo leo, hồ lặng im
Lá rừng với gió ngân se sẽ
Họa tiếng lòng ta với tiếng chim.
HOÀNG TRUNG THÔNG
Trả lời:
Từ phức do các tiếng có nghĩa tạo thành. |
Truyện cổ (truyện + cổ)
Ông cha (ông + cha)
Lặng im (lặng + im) |
Từ phức do các tiếng có ầm đầu lặp lại nhau tạo thành. |
Thầm thì (th) |
Từ phức do những tiếng có vần lặp lại nhau tạo thành. |
Cheo leo (eo) |
Từ phức do những tiếng có âm đầu lẫn vần lặp lại nhau tạo thành. |
Chầm chậm (âm đầu: ch; vần: âm)
Se sẽ (âm đầu: s; vần: e) |
II - Luyện tập
1. Hãy xếp những từ phức được in nghiêng trong các câu dưới đây thành hai loại: từ ghép và từ láy. Biết rằng những tiếng in đậm là tiếng có nghĩa:
a) Nhân dân ghi nhớ công ơn Chử Đồng Tử, lập đền thờ ở nhiều nơi bên sông Hồng. Cũng từ đó hằng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.
Theo HOÀNG LÊ
b) Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.
THÉP MỚI
Trả lời:
|
Từ ghép |
Từ láy |
Đoạn a |
ghi nhớ, đền thờ, bờ bãi, tưởng nhớ |
nô nức |
Đoạn b |
dẻo dai, vững chắc, thanh cao |
mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp |
2. Tìm từ ghép, từ láy chứa từng tiếng sau đây:
a) Ngay
b) Thẳng
c) Thật
Trả lời:
|
Từ ghép |
Từ láy |
Ngay |
ngay thẳng, ngay thật |
ngay ngắn |
Thẳng |
thẳng băng, thẳng cánh, thẳng đứng, thẳng tắp |
thẳng thắn, thẳng thớm |
Thật |
chân thật, thành thật, thật lòng, thật tâm, thật tình |
thật thà |
============
Kể chuyện
Một nhà thơ chân chính
1. Dựa vào câu chuyện đã được nghe cô giáo (thầy giáo) kể, trả lời câu hỏi:
a) Trước sự bạo ngược của nhà vua, dân chúng phản ứng bằng cách nào?
Trả lời:
Trước sự bạo ngược của nhà vua, dân chúng phản ứng bằng cách truyền cho nhau hát một bài hát lên án thói hống hách, bạo tàn của nhà vua và phơi bày sự thống khổ của người dân.
b) Nhà vua làm gì khi biết dân chúng truyền tụng bài ca lên án mình?
Trả lời:
Khi biết dân chúng truyền tụng bài ca lên án mình nhà vua nổi giận, ra lệnh bắt cho được kẻ sáng tác bài ca phản loạn ấy. Vì không thể tìm được ai là tác giả của bài hát nên nhà vua đã ra lệnh tống giam tất cả những nhà thơ và nghệ nhân hát rong.
c) Trước sự đe dọa của nhà vua, thái độ của mọi người thế nào?
Trả lời:
Trước sự đe dọa của nhà vua, mọi người lần lượt tấu lên những bài ca ngợi ca đức vua và họ nhanh chóng được thả, duy chỉ có một nhà thơ dám tấu lên bài ca lên án thói bạo tàn và hống hách của nhà vua.
d) Vì sao nhà vua thay đổi thái độ?
Trả lời:
Nhà vua thay đổi thái độ vì tiếc nuối một nhà thơ chân chính và nhà vua khâm phục một người dám quên đi bản thân và vạch ra tội của cái ác, cái xấu.
2. Kể lại toàn bộ câu chuyện.
Trả lời:
□ : Ngày xưa, ở vương quốc Đa-ghét-xtan có một ông vua nối tiếng bạo ngược. Dưới triều đại ông ta, nhân dân hết sức lầm than. Thế rồi khắp nơi bỗng truyền đi một bài hát thống thiết, lên án thói hống hách bạo tàn của nhà vua và phơi bày nỗi thống khổ của nhân dân. Mọi người dân, từ người lớn đến trẻ con, ai cũng say sưa ca bài hát ấy.
Một ngày kia, bài hát lọt đến tai nhà vua. Ngài lập tức ra lệnh lùng bắt cho được kẻ sáng tác bài ca phản loạn ấy. Các quan đại thần và lính cận vệ ra sức tìm kiếm cũng không thể tìm được ai là tác giả của bài hát. Vì vậy, nhà vua hạ lệnh tống giam tất cả các nhà thơ và những nghệ nhân hát rong.
□ : Ba hôm sau, tất cả những người đó được giải vào cung, mỗi người phải hát cho nhà vua nghe một bài hát chính mình sáng tác.
Các nhà thơ, các nghệ nhân lần lượt tấu lên những bài ca tụng trí tuệ của nhà vua, lòng nhân hậu, sức mạnh kì diệu của nhà vua, ánh hào quang chói lọi xung quanh sự nghiệp vĩ đại của ngài. Duy chỉ có ba nhà thơ im lặng không chịu hát.
Nhà vua lệnh thả tất cả, còn ba người này thì đem tống giam vào ngục tối. Ba tháng sau, ngài cho giải họ từ trong ngục ra và phán:
- Thế nào, giờ thì các ngươi sẽ hát cho trẫm nghe chứ!
Một trong ba người đó lập tức ca ngợi quốc vương Đa-ghét-xtan. Ông ta được tha ngay. Nhà vua sai đem hai người còn lại đến giàn hỏa thiêu và phán:
- Hãy hát cho trẫm nghe. Đây là cơ hội cuối cùng cứu sống các ngươi.
Một trong hai người hát lên một bài ca ngợi nhà vua và cũng được tha ngay. Còn người cuối cùng vẫn im lặng. Nhà vua tức giận, hét lên:
- Trói hắn lại! Nổi lửa lên!
□ : Bị trói chặt vào giàn hỏa thiêu, nhà thơ cuối cùng bỗng cất tiếng hát. Bài hát vạch trần tội ác của nhà vua. Đó chính là bài ca phản loạn đã lưu truyền khắp đất nước.
Tiếng hát vang lên, cả hoàng cung rung động cùng với ngọn lửa bừng bừng bốc cháy như giận dữ. Nhà vua bất ngờ thét lên:
- Dập lửa mau đi, dập mau! Cởi trói ngay cho ta! Trẫm không thể để mất nhà thơ chân chính độc nhất của đất nước này!
TRUYỆN DÂN GIAN NGA.
3. Trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện.
Trả lời:
Câu chuyện ca ngợi nhà thơ chân chính của vương quốc Đa-ghét- xtan: thà chết chứ không chịu ca tụng một vị vua tàn tạo. Khí phách của nhà thơ khiến nhà vua cũng phải kính trọng và nể phục, thay đổi hẳn thái độ.
============
Tập đọc
Tre Việt Nam
1. Những hình ảnh nào của tre gợi lên những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam?
Trả lời:
a. Cần cù
Những hình ảnh của tre gợi lên phẩm chất cần cù của người Việt Nam:
- Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi, đất vôi bạc màu?
- Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù.
b. Đoàn kết
Những hình ảnh của tre gợi lên phẩm chất đoàn kết của người Việt Nam:
- Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.
- Thương nhau tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người.
- Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc, tre nhường cho con.
c. Ngay thẳng
Những hình ảnh của tre gợi lên phẩm chất ngay thẳng của người Việt Nam:
- Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường.
2. Em thích những hình ảnh nào về tre và búp măng non? Vì sao? Học sinh tự chọn hình ảnh mình thích.
Gợi ý :
Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù.
Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành.
Cây tre ở đây đã được nhân hóa, tượng trưng cho sự cần cù, nhẫn nại và lạc quan trong cuộc sống.
Hoặc hình ảnh:
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc, tre nhường cho con.
Cây tre ở đây đã được nhân hóa, tượng trưng cho tình mẫu tử, hết lòng thương yêu con cái.
Hoặc hình ảnh:
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường.
ở đây, búp măng như tượng trưng cho thế hệ thiếu niên Việt Nam anh hùng: khỏe khoắn, ngay thẳng.
============
Tập làm văn
Cốt truyện
I - Nhận xét
1. Ghi lại những sự việc chính trong truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
Trả lời:
Sự việc 1: Dế Mèn gặp Nhà Trò đang gục đầu khóc bên tảng đá.
Sự việc 2: Dế Mèn gạn hỏi, Nhà Trò kể lại tình cảnh của mình: bị bọn nhện ức hiếp và đòi ăn thịt.
Sự việc 3: Dế Mèn tức giận, phẫn nộ cùng Nhà Trò đi đến chỗ bọn nhện mai phục.
Sự việc 4: Gặp bọn nhện, Dế Mèn ra oai, lên án sự nhẫn tâm của chúng, bắt chúng phá vòng vây hãm Nhà Trò.
Sự việc 5: Bọn nhõn sợ hãi phải nghe theo. Nhà Trò thoát nạn.
2. Chuỗi sự việc trên được gọi là cốt truyện. Vậy theo em, cốt truyện là gì?
Trả lời:
Theo em cốt truyện là một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện.
3. Cốt truyện gồm những phần nào? Nêu tác dụng của từng phần.
Trả lời:
Các phần của cốt truyện |
Tác dụng |
Mở bài |
Sự việc mở đầu, khơi nguồn cho các sự việc khác. |
Diễn biến |
Các sự việc chính kế tiếp nhau nói lên tính cách nhân vật, ý nghĩa của truyện. |
Kết thúc |
Kết quả của các sự việc ở phần mở đầu và phần chính. |
II - Luyện tập
1. Truyện cổ tích Cây khế bao gồm các sự việc chính sau đây:
a) Chim chở người em ra đảo lấy vàng, nhờ thế người em trở nên giàu có.
b) Cha mẹ chết, người anh chia gia tài, người em chỉ được cây khế.
c) Người anh biết chuyện, đổi gia tài của mình lấy cây khế, người em bằng lòng.
d) Cây khế có quả, chim đến ăn, người em phàn nàn và chim hẹn trả ơn bằng vàng.
e) Chim lại đến ăn, mọi chuyện diễn ra như cũ, nhưng người anh may túi quá to và lấy quá nhiều vàng.
g) Người anh bị rơi xuống biển và chết.
Hãy sắp xếp các sự việc trên thành cốt truyện.
Trả lời:
Thứ tự cốt truyện Cây khế:
b. Cha mẹ chết, người anh chia gia tài, người em chỉ được cây khế.
d. Cây khế có quả, chim đến ăn, người em phàn nàn và chim hẹn trả ơn bằng vàng.
a. Chim chở người em ra đảo lấy vàng, nhờ thế người em trở nên giàu có.
c. Người anh biết chuyện, đổi gia tài của mình lấy cây khế, người em bằng lòng.
e. Chim lại đến ăn, mọi chuyện diễn ra như cũ, nhưng người anh may túi quá to và lấy quá nhiều vàng.
g. Người anh bị rơi xuống biển và chết.
2. Dựa vào cốt truyện trên, em hãy viết lại truyện Cây khế.
Trả lời:
Ngày xưa, ở một nhà nọ có hai anh em. Khi cha mẹ chết đi, người anh chia gia tài, người em chỉ được cây khế.
Người em chăm sóc cây khế rất cẩn thận. Đến mùa, cây khế có quả, có một con chim phượng hoàng đến ăn. Người em buồn bã bảo chim: “Chim ơi, tôi chỉ có một cây khế này thôi, chim ăn hết trái, tôi lấy gì mà sống đáy?” Chim phượng hoàng nghe thế đáp: “Ăn một quả khế, trả một cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng”, rồi bay đi. Người em nghe lời phượng hoàng, may một cái túi nhỏ. Hôm sau đúng hẹn, phượng hoàng đến chở người em vượt biển khơi, đến một hòn đảo có rất nhiều vàng bạc. Người em lấy vàng bỏ vừa túi nhỏ rồi leo lên lưng chim trở về. Từ đó, người em trở nên giàu có. Có tiền, anh ra sức giúp (lỡ những người gặp cảnh bần hàn như mình trước kia. Tiếng lành đồn xa. Một hôm, người anh biết chuyện đến nhà người em chơi. Anh ta ra sức gặng hỏi, người em thật thà kể lại câu chuyện. Người anh nghe thấy, nổi máu tham, gạ em đổi cây khế cho mình. Chiều lòng anh, người em vui vẻ đổi cây khế cho anh. Người anh ngày đêm chờ đợi phượng hoàng trở lại. Rồi mùa khế cũng chín. Phượng hoàng lại đến ăn khế, người anh cũng bắt chước em, hắn giả vờ phàn nàn. Chim cũng hẹn sẽ trả vàng cho hắn. Người anh may sẵn một cái túi thật to. Khi chim đưa hắn ra đến đảo, hắn vơ đầy túi, tham lam hơn hắn còn nhét vàng khắp mình. Phượng hoàng cõng người anh bay về. Nhưng túi vàng nặng quá. Đến giữa biển, chim kiệt sức, nghiêng cánh. Người anh rơi tõm xuống biển và chết.
Thế là hết đời kẻ tham lam.
============
Luyện từ và câu
Luyện tập về từ ghép và từ láy
1. So sánh hai từ ghép sau đây:
Bánh trái (chỉ chung các loại bánh).
Bánh rán (chỉ loại bánh nặn bằng bột gạo nếp, thường có nhân, rán chín giòn).
a) Từ ghép nào có nghĩa tổng hợp (bao quát chung)?
b) Từ ghép nào có nghĩa phân loại (chỉ một loại nhỏ thuộc phạm vi nghĩa của tiếng thứ nhất)?
Trả lời:
- Từ ghép có nghĩa tổng hợp: bánh trái
- Từ ghép có nghĩa phân loại: bánh rán
2. Viết các từ ghép (được in đậm) trong những câu dưới đây vào nhóm thích hợp:
a) Từ ngoài vọng vào tiếng chuông xe điện lẫn tiếng chuông xe đạp lanh canh không ngớt, tiếng còi tàu hỏa thét lên, tiếng bánh xe đập trên đường ray và tiếng máy bay gầm rít trên bầu trời.
Theo TÔ NGỌC HIẾN
b) Dưới ô cửa máy bay hiện ra ruộng đồng, làng xóm, núi non. Những gò đống, bãi bờ với những mảng màu xanh, nâu, vàng, trắng và nhiều hình dạng khác nhau gợi những bức tranh giàu màu sắc.
Từ ghép có nghĩa tổng hợp M: ruộng đồng
Từ ghép có nghĩa phân loại M: đường ray
Trả lời:
- Từ ghép có nghĩa tổng hợp: ruộng đồng, làng xóm, núi non, gò đống, bãi bờ, hình dạng, màu sắc.
- Từ ghép có nghĩa phân loại: đường ray, xe điện, xe đạp, tàu hỏa, máy bay.
3. Xếp các từ láy trong đoạn văn sau vào nhóm thích hợp:
Cây nhút nhát
Gió rào rào nổi lên. Có một tiếng động gì lạ lắm. Những chiếc lá khô lạt xạt lướt trên cỏ. Cây xấu hổ co rúm mình lại. Nó bỗng thây xung quanh lao xao. He hé mắt nhìn: không có gì lạ cả. Lúc bấy giờ nó mới mở bừng những con mắt lá và quả nhiên không có gì lạ thật.
Theo TRẦN HOÀI DƯƠNG
a) Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu.
b) Từ láy có hai tiếng giống nhau ở vần.
c) Từ láy có hai tiếng giống nhau ở cả âm đầu và vần.
Trả lời:
a. Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu: nhút nhát.
b. Từ láy có hai tiếng giống nhau ở vần: rào rào, lạt xạt, lao xao, he hé.
c. Từ láy có hai tiếng giống nhau ở cả âm đầu và vần: rào rào, he hé.
============
Tập làm văn
Luyện tập xây dựng cốt truyện
Đề bài
Hãy tưởng tượng và kể lại vắn tắt một câu chuyện có ba nhân vật: bà mẹ ốm, người con bằng tuổi em và một bà tiên.
(Chú ý: Em cần đọc kĩ gợi ý trong sách Tiếng Việt 4, tập một, trang 45, tưởng tượng, xây dựng cốt truyện theo một trong hai gợi ý đã nêu.)
Bài làm:
Ngày xưa, ỏ một làng nọ có hai mẹ con sông bên nhau rất vui vẻ.
Một lần nọ, người mẹ ốm rất nặng. Cậu bé ở bên giường mẹ suốt ngày đêm. Nhưng bệnh tình của mẹ cậu vẫn không thuyên giảm. Một hôm, cậu nghe người trong làng nói bệnh của mẹ có thể chữa được bằng một cây thuốc quý mọc trong rừng sâu, nhưng nơi ấy rất nguy hiểm. Cậu quyết tâm lên đường tìm thuốc về chữa bệnh cho mẹ. Cậu nhờ hàng xóm chăm sóc mẹ mình rồi lên đường. Trên đường đi, cậu phải vượt qua không biết bao nhiêu là núi cao, khe sâu, gai nhọn, thú dữ,... Nhưng cậu vẫn không sờn lòng. Đứng trên núi cao, bà tiên nhìn thấy tất cả. Bà cảm động trước tấm lòng hiếu thảo, đã ban cho cậu cây thuốc quý. Cậu bé lạy tạ bà tiên rồi chạy như bay về nhà chữa bệnh cho mẹ.
Sau khi được uống thuốc tiên, mẹ cậu dần dần khỏi bệnh. Từ đó về sau người trong làng đem tấm gương hiếu thảo của cậu bé khuyên răn con cháu.