Tập đọc
TRUNG THU ĐỘC LẬP
1. Trăng Trung thu độc lập có gì đẹp?
Trả lời:
Vẻ đẹp của trăng Trung thu độc lập: “trăng ngàn và gió núi bao la”, “trăng soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý”, “trăng sáng mùa thu vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng”.
2. Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao? vẻ đẹp đó có gì khác so với đêm Trung thu độc lập?
Trả lời:
Anh chiến sĩ tưởng tượng trong tương lai ánh trăng sẽ soi sáng dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn; trăng sẽ soi sáng những ống khói nhà máy chi chít, cao thẳm, rải trên đồng lúa bát ngát vàng thơm, cùng nông trường to lớn vui tươi.
Vẻ dẹp của đất nước trong đềm trung thu trong tương lai mà anh chiến sĩ tưởng tượng ra rất khác so với đèm trung thu độc lập đầu tiên của nước nhà. Đó là vẻ dẹp của một đất nước giàu có hơn, hiện đại hơn, và to đẹp hơn hiện tại.
3. Cuộc sống hiện nay có những gì giống với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa?
Trả lời:
Hiện nay, những mơ ước của anh chiến sĩ đã trở thành hiện thực: đất nước ta đã giàu mạnh hơn, cuộc sống hiện đại hơn, những nhà máy đã chi chít mọc lên, những giàn khoan, những con tàu lớn nhộn nhịp trên biển,...
4. Em mơ ước đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào?
Trả lời:
Học sinh tự phát biểu ý kiến của mình.
Chính tả
1. Nhớ - viết: Gà Trống và Cáo (từ Nghe lời Cáo dụ thiệt hơn... đến hết.)
2. Tìm những chữ bị bỏ trống để hoàn chỉnh các đoạn văn dưới đây.
Trả lời:
Biết rằng:
a) Những chữ bị bỏ trống bắt đầu bằng tr hoặc ch:
Con người là một sinh vật có ….. tuệ vượt lên trên mọi loài, có phẩm ….. kì diệu là biết mơ ước. Chính vì vậy, họ khám phá được những bí mật nằm sâu …. lòng đất, …… ngự được đại dương, ……. phục được khoảng không vũ …… bao la. Họ là những ….. nhân xứng đáng của thế giới này.
Trả lời:
Con người là một sinh vật có trí tuệ vượt lên trên mọi loài, có phẩm chất kì diệu là biết mơ ước. Chính vì vậy, họ khám phá được những bí mật nằm sâu trong lòng đất, chế ngự được đại dương, chinh phục được khoảng không vũ trụ bao la. Họ là những chủ nhân xứng đáng của thế giới này.
b) Những chữ bị bỏ trông có vần ươn hoặc ương:
Nhà Trung ở gần sân bay. Từ nhỏ, Trung đã rất ngưỡng mộ các chú phi công. Em mơ ước lớn lên sẽ thành phi công để được bay …… trên bầu trời, bay trên ….. tược, làng mạc, thành phố quê …… vượt qua các đại ….. mênh mông. Để chuẩn bị cho …… lai, Trung cố gắng học giỏi, tập thể dục …… xuyên cho cơ thể khỏe mạnh, …… tráng.
Trả lời:
Nhà Trung ở gần sân bay. Từ nhỏ, Trung đã rất ngưỡng mộ các chú phi công. Em mơ ước lớn lên sẽ thành phi công để được bay lượn trên bầu trời, bay trên vườn tược, làng mạc, thành phố quê hương, vượt qua các đại dương mênh mông. Để chuẩn bị cho tương lai, Trung cố gắng học giỏi, tập thể dục thường xuyên cho cơ thể khỏe mạnh, cường tráng.
3. Tìm các từ:
a) Chứa tiếng chí hoặc trí, có nghĩa như sau:
- Ý muốn bền bỉ theo đuổi đến cùng một mục đích tốt đẹp.
- Khả năng suy nghĩ và hiểu biết.
Trả lời:
- Ý muốn bền bỉ theo đuổi đến cùng một mục đích tốt đẹp: ý chí.
- Khả năng suy nghĩ và hiểu biết: trí tuệ.
b) Chứa tiếng có vần ươn hoặc ương, có nghĩa như sau:
- Cố gắng tiến lên để đạt tới mức cao hơn, tốt đẹp hơn.
- Tạo ra trong trí óc hình ảnh những cái không có ở trước mắt hay chưa từng có.
Trả lời:
- Cố gắng tiến lên để đạt tới mức cao hơn, tốt đẹp hơn: vươn lên.
- Tạo ra trong trí óc hình ảnh những cái không có ở trước mắt hay chưa từng có: tưởng tượng.
Luyện từ và câu
CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM
I. Nhận xét
Hãy nhận xét cách viết những tên riêng sau đây:
a) Tên người: Nguyễn Huệ, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai.
b) Tên địa lí: Trường Sơn, Sóc Trăng, Vàm cỏ Tây.
Hướng dẫn
Nhận xét
Những tên riêng trên đều viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng tạo thành tên riêng đó.
II - Luyện tập
1. Viết tên em và địa chỉ gia đình em.
Trả lời:
- Nguyễn Ngọc Tâm, số nhà 48, đường Bắc Hải, phường 15, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Cao Thị Hồng Hạnh, ấp Giồng ông Đông, xà Phú Đông, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
2. Viết tên một số xã (phường, thị trấn) ở huyện (quận, thị xã, thành phố) của em.
Trả lời:
- Phường Nguyễn Cư Trinh, phường Đa Kao, Thị trấn Phước Bình, thị trấn Lộc Ninh, xã Phú Đòng, xã Phú Lộc,...
3. Viết tên và tìm trên bản đồ:
a) Các quận, huyện, thị xã ở tỉnh hoặc thành phố của em.
b) Các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở tỉnh hoặc thành phố của em.
Trả lời:
a. Các quận, huyện, thị xã ở tỉnh hoặc thành phố: Huyện Bình Chánh, quận Bình Thạnh, quận Tân Bình, quận Tân Phú, thị xà Bến Tre, thị xã Bạc Liêu, huyện Nhơn Trạch, huyện Tân Phú,...
b. Các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở tỉnh hoặc thành phố: Nhà hát Thành Phố, Bưu điện Thành Phố, Bến Nhà Rồng,...
Kể chuyện
LỜI ƯỚC DƯỚI TRĂNG
1. Dựa vào lời kể của cô giáo (thầy giáo) và các tranh vẽ trang 69, SGK, kể lại từng đoạn câu chuyện.
Trả lời:
□ : Quê ngoại tôi có một phong tục: vào đêm trăng rằm tháng Giêng, các cô gái tròn 15 tuổi sẽ đến bên hồ nước trong chùa làng, rửa mặt bằng nước hồ và nói lên lời nguyện ước của đời mình.
□ : Năm nay, chị gái tôi cũng tròn 15 tuổi. Đêm trăng rằm, tôi tò mò theo chị ra hồ. Trên đường đi, tôi gặp chị Ngàn - một cô gái mù đẹp người, đẹp nết trong làng, chị cũng đang đến hồ cầu phúc. Tôi hỏi chị sẽ cầu nguyện điều gì, chị không trả lời. Gương mặt đầy bí ấn.
□ : Đến bên hồ, tôi nghe chị Ngàn cầu cho mẹ chị Yên - một người hàng xóm nhà chị khỏi bệnh. Tôi ngạc nhiên vô cùng.
□ : Về gần đến nhà, chị Ngàn mới nói với tôi rằng năm ngoái chị Yên tròn 15 tuổi nhưng vì chăm sóc mẹ bị bệnh nên chị ấy không ra hồ cầu nguyện được. Năm nay, chị Ngàn nói lên điều nguyện ước ấy vì mẹ chị Yên vẫn còn bệnh, chị là đứa bé mồ côi nên chị hiếu rõ người ta cần mẹ như thế nào. Lúc này thì tôi đã hiểu ra mọi chuyện.
2. Kể lại toàn bộ câu chuyện.
Trả lời:
Lời ước dưới trăng
□ : Quê ngoại tôi có một phong tục đáng yêu: vào đêm rằm tháng Giêng tất cả các cô gái trong làng tròn mười lăm tuổi đều được đến hồ Hàm Nguyệt, một hồ nước đẹp và rộng nằm trong khuôn viên chùa làng để rửa mặt bằng nước hồ và nói lên điều nguyện ước của đời mình dưới ánh trăng. Người xưa truyền lại rằng hầu hết lời nguyện ước của các cô gái, sau này đều ứng nghiệm.
□ : Năm nay, chị gái tôi đi học ở xa cũng tròn tuổi trăng răm. Trước rằm tháng Giêng vài ngày, bà đã cho gọi chị về để hưởng tục lệ linh thiêng này. Đêm thiêng liêng ấy, chị tôi đi rồi, tôi tò mò theo chị để xem. Ra đến cổng, tôi gặp chị Ngàn. Chị Ngàn trạc tuổi như chị tôi. Chị bị mù từ nhỏ nhưng đẹp người, đẹp nết. Mái tóc chị dài và óng mượt hiếm thấy. Lúc nào mái tóc ấy cũng thoang thoảng mùi của hoa bưởi, hoa nhài, hoa lan được chị kín đáo gài sau chiếc kẹp tóc. Chị làm bánh, làm mứt ngon nhất làng. Trông chị lần bước ra đường, tôi hiểu chị cũng đi ra hồ như chúng bạn cùng trang lứa. Thương chị, tôi đến bên dắt chị đi.
Trên đường đi, tôi hỏi chị:
- Chị Ngàn ơi, lát nữa chị định ước điều gì? Chị có thể cho em biết được không?
Chị Ngàn không trả lời tôi. Chị lặng lẽ nghĩ ngợi điều gì đó. Chắc chị cũng sẽ ước như bao cô gái khác: ước sao cho có một cuộc sống gia đình hạnh phúc. Chị tuy không lành lặn như những người khác nhưng chị đẹp người và chăm chỉ, khéo léo như vậy, chị đáng được hưởng hạnh phúc lắm chứ!
Ánh trăng bát ngát, dịu dàng đậu xuống trần gian. Mặt đất và mọi vật như được nhuộm một màu vàng trong trẻo. Dưới ánh trăng đẹp, tôi nhìn thấy gương mặt chị Ngàn vừa chứa đựng niềm vui thánh thiện, vừa có gì bí ẩn.
□ : Chị em tôi ra tới hồ, dù có khá nhiều cô gái cùng tới đây nhưng không khí nơi này vẫn tĩnh mịch và chứa đầy vẻ thiêng liêng. Tôi đưa chị Ngàn đến mép hồ. Chị quỳ xuống, rồi từ từ đưa hai lòng bàn tay xuống mặt hồ “vốc” làn nước đẫm ánh trăng áp lên mặt. Ánh trăng lung linh hôn lên má, chảy trên tóc chị. Sau đó, chị chắp hai tay trước ngực, nén xúc động nói khẽ lời cầu nguyện linh thiêng của đời mình.
- Con ước gì ... mẹ chị Yên ... bác hàng xóm bên nhà con được khỏi bệnh.
Nói xong, chị từ từ đứng dậy, gương mặt rạng rỡ hạnh phúc.
Tôi nhìn chị ngỡ ngàng: “Cả đời người chỉ được ước một lần, sao chị lại dành điều ước tốt lành cho bác hàng xóm?”
□ : Tôi đưa chị Ngàn về trong lặng lẽ và phân vân. Gần đến nhà, chị Ngàn xiết chặt tay tôi, nói:
- Em ạ, nhà chị Yên xóm mình nghèo nhất làng. Năm ngoái, chị Yên tròn mười lăm tuổi. Khi trăng lặn, biết mình không còn cơ hội nói điều ước thiêng liêng, chị ấy đã khóc như mưa. Nay mẹ chị ấy vẫn bệnh, chị ước thay cho chị Yên. Chị mồ côi mẹ nên chị hiểu nỗi bất hạnh khi không còn mẹ. Tôi đã hiểu ra rồi. Chị Ngàn ơi, khi nào em mười lăm tuổi, em sẽ...
Theo Phạm Thị Kim Nhường
3. Trao đổi với các bạn về nội dung câu chuyện:
a) Cô gái mù trong câu chuyện cầu nguyện điều gì?
b) Hành động cúa cô gái cho thấy cô là người thế nào?
c) Em hãy tìm một kết cục vui cho câu chuyện trên.
Trả lời:
a) Cô gái mù trong câu chuyện cầu nguyện cho bác hàng xóm bên nhà được khỏi bệnh.
b) Hành động của cô gái cho thấy cô là người nhân hậu, sống vì người khác.
c) - Học sinh tự suy nghĩ một kết cục vui cho câu chuyện trên.
Gợi ý: Mấy năm sau, tôi tròn mười lăm tuổi. Đúng đêm rằm tháng Giêng, tại hồ nước chùa làng, tôi đã ước cho đôi mắt chị Ngàn sáng lại. Điều ước ấy thật linh thiêng. Năm ấy, chị Ngàn đã sáng mắt trở lại sau một ca phẫu thuật. Giờ chị sống rất hạnh phúc. Chị đã có gia đình, có một người chồng tốt bụng và hai đứa con trai thông minh, bụ bẫm và đáng yêu vô cùng.
Tập đọc
Ở VƯƠNG QUỐC TƯƠNG LAI
1. Tin-tin và Mi-tin đến đâu và gặp những ai? Vì sao nơi đó có tên là Vương quốc Tương Lai?
Trả lời:
Tin-tin và Mi-tin đến Vương quốc Tương Lai và trò chuyện với các bạn nhỏ sắp ra đời.
Nơi đó có tên là Vương quốc Tương Lai bởi vi những người sống ở đó chưa hề ra đời, chưa được sinh ra trong thế giới hiện tại.
2. Các bạn nhỏ trong công xưởng xanh sáng chế ra những gì? Các phát minh ấy thể hiện những mơ ước gì của con người?
Trả lời:
Các bạn nhỏ trong công xưởng xanh sáng chế ra:
+ Vật làm cho con người hạnh phúc.
+ Ba mươi vị thuốc trường sinh.
+ Một thứ ánh sáng kì lạ.
+ Một cái máy biết bay trên không như một con chim.
+ Một cái máy biết dò tìm những kho báu còn giấu, kín trên mặt trăng. Các phát minh ấy thể hiện ước muốn một cuộc sống thật hạnh phúc, sống lâu, sống trong môi trường đầy ánh sáng trong lành và khát khao chinh phục được vũ trụ của con người.
3. Những trái cây mà Tin-tin và Mi-tin thấy trong khu vườn kì diệu có gì khác thường?
Trả lời:
Những trái cây mà Tin-tin và Mi-tin thấy trong khu vườn kỉ diệu rất khác thường: những quả nho to đến nỗi Mi-tin tưởng đó là lê, những quả táo thì Mi-tin lại lầm là những quả dưa đỏ và dưa thì Mi-tin lại ngỡ là bí đỏ.
4. Em thích những gì ở Vương quốc Tương Lai? Học sinh tự chọn một đặc điểm mà mình thích.
Gợi ý:
+ Em rất thích những chùm nho ở Vương quốc Tương Lai. + Em thích ba mươi vị thuốc trường sinh ở Vương quốc Tương Lai.
Tập làm văn
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN
1. Đọc cốt truyện sau:
Vào nghề
Va-li-a được bố mẹ cho đi xem xiếc. Em thích nhất tiết mục “cô gái phi ngựa, đánh đàn” và mơ ước trở thành diễn viên biểu diễn tiết mục ấy.
Em xin vào học nghề tại rạp xiếc. Ông giám đốc rạp xiếc giao cho em việc quét dọn chuồng ngựa. Em ngạc nhiên nhưng rồi cũng nhận lời.
Va-li-a đã giữ chuồng ngựa sạch sẽ và làm quen với chú ngựa diễn trong suốt thời gian học.
Về sau, Va-li-a trở thành một diễn viên như em hằng mong ước.
Theo TIẾNG VIỆT 3, 1985
2. Bạn Hà viết thử cả bốn đoạn của câu chuyện trên, nhưng chưa viết được đoạn nào hoàn chỉnh. Em hãy giúp bạn hoàn chỉnh một trong các đoạn ấy.
a) Đoạn 1
- Mở đầu: …….
- Diễn biến: ……….
- Kết thúc: Từ đó, lúc nào trong tâm trí non nớt của Va-li-a cũng hiện lên hình ảnh cô diễn viên phi ngựa, đánh đàn. Em mơ ước một ngày nào đó cũng được như cô - phi ngựa và chơi những bản nhạc rộn rã.
b) Đoạn 2
- Mở đầu: Rồi một hôm, rạp xiếc thông báo tuyển diễn viên. Va-li-a xin bố mẹ cho ghi tên học nghề.
- Diễn biến: ………
- Kết thúc: Bác giám đốc gật gù cười, bảo em: “Công việc của diễn viên phi ngựa, đánh đàn bắt đầu như thế đấy, cháu ạ. Cái tháp cao nào cũng phải xây từ mặt đất lên.
c) Đoạn 3
- Mở đầu: .........
- Diễn biến: Những ngày đầu Va-li-a rất bỡ ngỡ. Có lúc em nản chí. Nhưng nhớ đến hình ảnh cô diễn viên phi ngựa, em lại thấy phấn chấn lên.
- Kết thúc: ……..
d) Đoạn 4
- Mở đầu: ……..
- Diễn biến: Cứ mỗi lần Va-li-a bước ra sàn diễn, những tràng pháo tay nồng nhiệt lại vang lên. Chỉ trong nháy mắt, cô đã đứng trên lưng ngựa, tay ôm cây đàn vĩ cầm. Rồi tiếng đàn cất lên. Vẻ thán phục lộ rõ trên gương mặt từng khán giả.
- Kết thúc:
Trả lời:
a) Đoạn 1
- Mở đầu: Mùa hè năm ấy, Va-li-a tròn mười một tuổi. Một hôm, em được cha mẹ đưa đi xem xiếc.
- Diễn biến: Chương trình xiếc hôm ấy tiết mục nào cũng hay, nhưng Va-li-a thích nhất tiết mục cô gái cưỡi ngựa đánh đàn. Cô gái phi ngựa thật dũng cảm. Cô không nắm dây cương ngựa mà một tay ôm cây đàn, tay kia gãy lên những bản nhạc vui tươi, rộn rã. Tiếng đàn mới hấp dẫn lòng người làm sao, chú ngựa như cũng thấu hiểu tiếng đàn, chú chạy nhịp nhàng theo điệu nhạc.
b) Đoạn 2
- Diễn biến: Sáng hôm ấy, Va-li-a cùng cha đi đến rạp xiếc gặp bác giám đốc. Sau khi trình bày ý kiến của mình. Bác giám đốc nhìn em cười trìu mến rồi dẫn em đến chuồng ngựa, ở đó, có một chú ngựa bạch tuyệt đẹp. Bác chỉ con ngựa rồi bảo: “Từ nay trở đi, công việc của cháu sẽ là chăm sóc chú ngựa bạch này, cho ngựa ăn uống và quét dọn chuồng cho sạch sẽ.” Va-li-a rất ngạc nhiên, em nhìn bác giám đốc như muốn hỏi điều gì đó, nhưng sau vài giây nghĩ ngợi em cầm lấy chổi và bắt đầu quét.
c) Đoạn 3
Mở dầu: Thế là từ hôm đó, ngày nào Va-li-a cũng đến làm việc chăm chỉ trong chuồng ngựa.
Kết thúc: Cuối cùng, em quen dần với công việc và trở nên thân thiết với chú ngựa, bạn diễn tương lai của mình.
d) Đoạn 4
Mở đẩu: Thế rồi cái ngày Va-li-a mong ước cũng đã đến: em trở thành diễn viên xiếc thực thụ và được biểu diễn ở những sàn diễn lớn.
Kết thúc: Tiết mục kết thúc, Va-li-a xuống ngựa cúi chào khán giả giữa những tràng pháo tay giòn giã với một nụ cười hạnh phúc.
Vậy là ước mơ từ thuở bé của cô đã trở thành hiện thực.
Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM
1. Viết lại cho đúng các tên riêng trong bài ca dao sau:
Rủ nhau chơi khắp Long Thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai:
Hàng bồ, hàng bạc, hàng gai
Hàng Buồm, Hàng thiếc, Hàng hài, Hàng Khay
Mã vĩ, Hàng Điếu, hàng giày
Hàng Lờ, hàng cót, hàng mây, hàng Đàn
Phố Mới, phúc kiến, hàng Than
Hàng mã, hàng mắm, hàng Ngang, hàng Đồng
Hàng Muối, hàng nón, cầu Đông
Hàng hòm, hàng đậu, hàng bông, hàng bè
Hàng Thùng, hàng bát, hàng tre
Hàng Vôi, hàng giấy, hàng The, hàng Gà
Quanh quanh về đến Hàng Da
Trải xem phường phố thật là đẹp xinh.
Trả lời:
Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai, Hàng Thiếc, Hàng Hài, Mã Vĩ, Hàng Giày, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn, Phúc Kiến, Hàng Than, Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Ngang, Hàng Đồng, Hàng Nón, Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè, Hàng Bát, Hàng Tre, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà.
2. Trò chơi du lịch trên bản đồ Việt Nam:
a) Đố - tìm và viết đúng tên các tỉnh, thành phố.
b) Đố - tìm và viết đúng tên những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng.
Trả lời:
Học sinh tự làm.
Tập làm văn
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
Đề bài:
Trong giấc mơ, em được một bà tiên cho ba điều ước và em đã thực hiện cả ba điều ước đó. Hãy kể lại câu chuyện ấy theo trình tự thời gian.
Bài làm:
Một buổi chiều sâm sẩm tối, mẹ bảo ra ngoài tiệm tạp hóa mua cho mẹ một ít muối.
Vâng lời mẹ, em chạy ra đầu hẻm, băng qua đường để sang tiệm tạp hóa. Cùng lúc ấy, em thấy một bà cụ tóc bạc phơ, lưng còng, dáng người nhỏ bé và khắc khổ đang đứng bên vệ đường. Dường như bà định băng qua đường nhưng xe đông quá bà không qua được. Em chạy đến bên bà và hỏi:
- Bà ơi, bà muốn qua bên kia đường phải không ạ?
- Ừ, bà định qua bên ấy, cháu ạ! Nhưng xe đông quá! Thế cháu đi đâu thế?
Bà cụ trả lời rồi nhìn em hỏi.
- Dạ, cháu đi mua muối cho mẹ. Bà ơi, để cháu đưa bà sang bên ấy nhé! - Tôi đưa tay mình ra, đề nghị.
Bà cụ mỉm cười, cầm lấy tay tôi. Tôi cẩn thận dẫn bà đến vạch dành cho người đi bộ, giơ tay xin đường rồi chầm chậm dẫn bà cụ qua.
Sang đến bên kia đường, lạ kì thay, tay bà cụ bỗng trở nên ấm áp vô cùng. Từ người bà tỏa ra một vòng ánh sáng, chói lòa, rực rỡ. Lúc đó, mọi vật trước mắt tôi như dừng hoạt động. Bà cụ tôi dẫn qua đường lúc nãy không còn nữa, dáng người khắc khổ cũng không còn mà thay vào đó là một bà cụ tóc bạc phơ, gương mặt phúc hậu. Bà âu yếm bảo tôi:
- Cháu là đứa bé ngoan, biết giúp đỡ mẹ và người khác. Để thưởng cho cháu, ta ban cho cháu ba điều ước.
Sau một phút ngỡ ngàng, tôi bèn ước cho gia đình mình ai cũng được mạnh khỏe, ước cho em trai tôi mắt không còn cận thị nữa, vì em tôi còn nhỏ mà bị cận bẩm sinh, nhìn nó bé tí đã phải đeo kính tôi thương lắm! Tôi ước cho ba của Hương - bạn thân của tôi - mau tỉnh lại và mạnh khỏe về nhà vì thứ sáu tuần trước ba bạn ấy bị tai nạn giao thông và rơi vào trạng thái hôn mê. Gia đình bạn Hương buồn lắm, riêng bạn ấy khóc suốt. Khi tôi ước xong, bà tiên mỉm cười nhìn tôi rồi biến mất. Quên cả mua muối, tôi chạy về nhà. Kì diệu thay, tôi không thấy cặp kính trên mắt em trai tôi nữa, thay vào đó là một đôi mắt tròn xoe, đen láy và trong veo nhìn tôi mừng rỡ. Cùng lúc đó, Hương hớn hở chạy sang nhà khoe với tôi:
- Ba mình xuất viện rồi, mừng quá!
Nghe bạn nói, tôi sung sướng vô cùng. Tôi thầm cảm ơn bà tiên đã cho điều ước của tôi thành sự thật.
- Dậy nè, Duyên. Nằm mơ thấy gì mà cười toe toét thế?
Chị Thanh vừa lay tôi dậy vừa nói khiến tôi tỉnh giấc. Nhìn xung quanh, chẳng thấy Hương đâu, chẳng thấy bà tiên đâu, tôi mới biết mình đang nằm mơ. Tôi nhẹ nhàng trả lời chị:
- Dạ, em nằm mơ một giấc mơ đẹp vô cùng!