Tập đọc
NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
1. Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài? Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì?
Trả lời:
Câu “Nếu chúng mình có phép lạ” là câu thơ được lặp lại nhiều lần nhất trong bài.
Việc lặp lại nhiều lần có tác dụng nói lên những khát khao vô cùng tha thiết và cháy bỏng của trẻ thơ.
2. Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ. Những điều ước ấy là gì?
Trả lời:
Mỗi khổ thơ nói. lên một điều ước của các bạn nhỏ. Những điều ước ấy là:
+ Khổ thơ thứ 1: ước cây mau lớn để cho quả.
+ Khổ thơ thứ 2: ước thành người lớn để làm việc.
+ Khổ thơ thứ 3: ước trái đất không còn mùa đông.
+ Khổ thơ thứ 4: ước trái đất không có bom đạn, thuốc nổ sẽ biến thành kẹo và bi tròn.
3. Hãy giải thích ý nghĩa của những cách nói sau:
Trả lời:
a) Ước “không còn mùa đông”.
Ước thời tiết lúc nào củng ngập tràn ánh nắng ấm áp, ước không còn thiên tai, không còn tai họa đe dọa con người.
b) Ước “hóa trái bom thành trái ngọt”.
Trái bom là hình ảnh biểu tượng cho chiến tranh, chết chóc và huỷ diệt. Ước “hóa trái bom thành trái ngọt” là ước mơ về một trái đất không có chiến tranh, hòa bình và hạnh phúc.
4. Em thích ước mơ nào trong bài thơ? Vì sao?
Học sinh tự nói lên ý thích của mình.
Gợi ý :
+ Em thích ước mơ ngủ dậy thành người lớn ngay để chinh phục những điều mới lạ.
+ Em thích ước mơ hái triệu vì sao xuống đúc thành ông mặt trời mới để xua tan những ngày dông lạnh lẽo, chỉ còn những ngày hè chói chang nắng và rực rỡ ánh mặt trời.
5. Học sinh thuộc lòng bài thơ.
Chính tả
1. Nghe - viết: Trung thu độc lập (từ Ngày mai, các em có quyền... đến nông trường to lớn, vui tươi.)
2. Em chọn những tiếng nào điền vào ô trống?
a) Những tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi.
Đánh dấu mạn thuyền
Xưa có người đi thuyền, kiếm ….. bên hông, chẳng may làm kiếm …. xuống nước. Anh ta liền đánh ….. vào mạn thuyền chỗ kiếm …. . Người trên thuyền thấy lạ bèn hỏi:
- Bác làm …… lạ thế?
- Tôi đánh …… chỗ kiếm …….. . Khi nào thuyền cập bến, cứ theo chỗ đã đánh mà mò, thế nào cũng tìm thấy kiếm.
b) Những tiếng có vần iên, yên hoặc iêng.
Chú dế sau lò sưởi
Buổi tối ấy, nhà Mô-da thật …… tĩnh. Cậu thiu thiu ngủ trên ghế bành.
Bỗng …… có một âm thanh trong trẻo vút lên. Cậu bé ngạc….. đứng dậy tìm kiếm. Sau lò sưởi, có một chú dế đang biểu …… với cây vĩ cầm của mình. Dế kéo đàn hay đến nỗi cậu bé phải buộc …….. kêu lên:
- Hay quá! Ước gì mình trở thành nhạc sĩ nhỉ?
Rồi chỉ ít lâu sau, …….. đàn của Mô-da đã chinh phục được cả thành Viên.
Theo XU-PHE-RỐP
Trả lời:
a. Đánh dấu mạn thuyền
Xưa có người đi thuyền, kiếm giắt bên hông, chẳng may làm kiếm rơi xuống nước. Anh ta liền đánh dấu vào mạn thuyền chỗ kiếm rơi. Người trên thuyền thấy lạ bèn hỏi:
- Bác làm gì lạ thế?
- Tôi đánh dấu chỗ kiếm rơi. Khi nào thuyền cập bến, cứ theo chỗ đã đánh dấu mà mò, thế nào cũng tìm thấy kiếm.
b) Chú dế sau lò sưởi
Buổi tối ấy, nhà Mô-da thật yên tĩnh. Cậu thiu thiu ngủ trên ghế bành.
Bỗng nhiên có một âm thanh trong trẻo vút lên. Cậu bé ngạc nhiên đứng dậy tìm kiếm. Sau lò sưởi, có một chú dế đang biểu diễn với cây vĩ cầm của mình. Dế kéo đàn hay đến nỗi cậu bé phải buộc miệng kêu lên:
- Hay quá! Ước gì mình trở thành nhạc sĩ nhỉ?
Rồi chỉ ít lâu sau, tiếng đàn của Mô-da đã chinh phục được cả thành Viên.
Theo XU-PHE-RỐP
3. Viết các từ:
a) Có tiếng mở đầu bằng r, d hoặc gi, có nghĩa như sau:
- Có giá thấp hơn mức bình thường.
- Người nổi tiếng.
- Đồ dùng để nằm ngủ, thường làm bằng gỗ, tre, có khung, trên mặt trải chiếu hoặc đệm.
b) Có tiếng chứa vần iên hoặc iêng, có nghĩa như sau:
- Máy truyền tiếng nói từ nơi này đến nơi khác.
- Làm cho một vật nát vụn bằng cách nén mạnh và xát nhiều lần.
- Nâng và chuyển vật nặng bằng sức của hai hay nhiều người hợp lại.
Trả lời:
a)
- Có giá thấp hơn mức bình thường: rẻ.
- Người nổi tiếng: danh nhân.
- Đồ dùng để nằm ngủ, thường làm bằng gỗ, tre, có khung, trên mặt trải chiếu hoặc đệm: giường.
b)
- Máy truyền tiếng nói từ nơi này đến nơi khác: điện thoại.
- Làm cho một vật nát vụn bằng cách nén mạnh và xát nhiều lần: nghiền.
- Nâng và chuyển vật nặng bằng sức của hai hay nhiều người hợp lại: khiêng.
Luyện từ và câu
CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ NƯỚC NGOÀI
I - Nhận xét
1. Đọc các tên người, tên địa lí nước ngoài sau đây:
- Tên người: Lép Tôn-xtôi, Mô-rít-xơ Mát-téc-lích, Tô-mát Ê-đi-xơn.
- Tên địa lí: Hi-ma-lay-a, Đa-nuýp, Lốt Ăng-giơ-lét, Niu Di-lân, Công-gô.
Trả lời:
Học sinh tự đọc.
2. Biết rằng chữ cái đầu mỗi bộ phận tạo thành các tên riêng nói trên đều được viết hoa, hãy nêu nhận xét về cấu tạo và cách viết mỗi bộ phận trong tên riêng nước ngoài.
Trả lời:
Tên người |
Bộ phận |
Bộ phận 1 (số tiếng) |
Bộ phận 2 (số tiếng) |
Viết hoa |
Lép Tôn-xtôi |
2 |
Lép (1) |
Tôn-xtôi (2) |
L/T |
Mô-rít-xơ
Mát-téc-lích |
2 |
Mô-rít-xơ (3) |
Mát-téc-lích (3) |
M/M |
Tô-mát Ê-đi-xơn |
2 |
Tô-mát (2) |
Ê-đi-xơn (3) |
T/Ê |
Hi-ma-lay-a |
1 |
Hi-ma-lay-a (4) |
|
H |
Đa-nuýp |
1 |
Đa-nuýp (2) |
|
Đ |
Lốt Ăng-giơ-lét |
2 |
Lốt (1) |
Ăng-giơ-lét (3) |
L/Á |
Niu Di-lân |
2 |
Niu (1) |
Di-lân (2) |
N/D |
Công-gô |
1 |
Công-gô (2) |
|
C |
Nhận xét:
- Chữ cái đầu mỗi bộ phận: viết hoa
- Các tiếng trong cùng một bộ phận: có dấu gạch nối
3. Cách viết một số tên người, tên địa lí nước ngoài sau đây có gì đặc biệt?
- Tên người: Thích Ca Mâu Ni, Khổng Tử, Bạch Cư Dị.
- Tên địa lí: Hi Mã Lạp Sơn, Luân Đôn, Bắc Kinh, Thụy Điển.
Trả lời:
Các tên người, tên địa lí nước ngoài nói trên đều được viết hoa như tên Việt Nam - tất cả các tiếng đều viết hoa chữ cái đầu.
II - Luyện tập
1. Đọc đoạn văn sau rồi viết lại cho đúng những tên riêng trong đoạn:
Gia đình ông Giô-dép lại chuyển về ác-boa để lu-i paxtơ có thế tiếp tục đi học. ác-boa là một thị trấn nhỏ, không có những lâu đài đồ sộ, nguy nga, chỉ thấy những ngôi nhà nhỏ bé, cổ kính và những vườn nho con con. Dòng sông quy-dăng-xơ hiền hòa lượn quanh thành phố với những chiếc cầu trắng phau.
Theo Đức Hoài
Trả lời:
Gia đình ông Giô-dép lại chuyến về Ác-boa để Lu-i Pax-tơ có thể tiếp tục đi học. Ác-boa là một thị trấn nhỏ, không có những lâu đài đồ sộ, nguy nga, chỉ thấy những ngôi nhà nhỏ bé, cổ kính và những vườn nho con con. Dòng sông Quy-dăng-xơ hiền hòa lượn quanh thành phô với những chiếc cầu trắng phau.
2. Viết lại những tên riêng cho đúng quy tắc:
Trả lời:
- Tên người: anbe anhxtanh, crítxtian anđécxen, iuri gagarin.
- Tên địa lí: xanh pêtécbua, tôkiô, amadôn, niagara.
|
Viết chưa đúng |
Viết đúng |
Tên người |
anbe anhxtanh |
An-be Anh-xtanh |
crítxtian anđécxen |
Crít-xti-an An-đéc-xen |
iuri Gagarin |
I-u-ri Ga-ga-rin |
Tên địa lí |
xanh pêtécbua |
Xanh Pê-téc-bua |
tôkiô |
Tô-ki-ô |
amadôn |
A-ma-dôn |
Niagara |
Ni-a-ga-ra |
3. Trò chơi du lịch: Thi ghép đúng tên nước với tên thủ đô của nước ấy.
Trả lời:
Tên nước Tên thủ đô
Trung Quốc Bắc Kinh
Cam-pu-chia Phnôm-pênh
Pháp Pa-ri
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
Đề bài: Hãy kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về những ước mơ đẹp hoặc những ước mơ viễn vông, phi lí.
Bài làm
Trên báo Thiếu niên tiền phong, em đọc được một câu chuyện về bạn Hùng ước mơ trở thành bác sĩ phẫu thuật để cứu người.
Một hôm, đang giờ học, bỗng Hùng ôm bụng la đau. Cả người tái nhợt, chân tay lạnh toát mồ hôi. Cô giáo vội đưa Hùng đi cấp cứu. Hùng bị viêm ruột thừa phải mổ gấp. Sau khi bớt bệnh, Hùng đi học trở lại và tâm sự với các bạn :
- Bác sĩ cũng vất vả như mọi người làm nghề khác. Mình ước mơ trở thành một bác sĩ phẫu thuật đê chia sẻ nỗi đau và đem lại niềm vui cho mọi người.
Cũng như mọi ngày, đúng 7 giờ là tôi đến bệnh viện đề nhận bàn giao trực. Sau khi bàn giao, tôi bắt tay vào công việc một cách nghiêm túc. Tôi cùng các đồng nghiệp kiểm tra các bệnh án để tiến hành phẫu thuật. Bỗng tôi nghe tiếng la hét của một bệnh nhân ở ngoài phòng cấp cứu. Vừa lúc ấy cô y tá đem bệnh án đến. Chúng tôi cùng nhau hội chẩn và đi đến quyết định mổ cấp cứu vì vết viêm đã vỡ mủ. Ngay lúc đó, bệnh nhân được đưa vào phòng mổ. Bác sĩ gây mê tiến hành công việc. Tôi cũng có mặt kịp thời nơi bàn mổ. Chị y tá giúp tôi đeo găng tay và tăng ánh sáng trong phòng. Với kiến thức học được ở trường và lương tâm nghề nghiệp, tôi đã thực hiện ca mổ tốt đẹp. Khi bệnh nhân chuyển sang phòng hồi sức, tôi tháo găng tay và khẩu trang, thở phào nhẹ nhõm và cùng kíp mổ bước ra khỏi phòng. Theo thói quen, sau những ca mổ căng thẳng, chúng tôi bước ra vườn hoa bệnh viện để ngắm nhìn những đóa hoa rung rinh đang khoe sắc và tâm tình, trao đổi những gì xảy ra trong ca mổ. Chúng tôi đều mong sao những bệnh nhân mau chóng bình phục sức khỏe, trở về đoàn tụ với gia đình, trở về với công việc thường ngày.
Trở lại phòng làm việc, tôi cùng đồng nghiệp bất chợt nhìn khẩu hiệu trên tường và thấm thía lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Lương y như từ mẫu”.
Tập đọc
ĐÔI GIÀY BA TA MÀU XANH
1. Tìm những câu văn tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta.
Trả lời:
Những câu văn tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta: Cổ giày ôm sát chân. Thân giày làm băng vải cứng, dáng thon thả, màu vải như màu da trời những ngày thu. Phần thân gần sát cổ có hai hàng khuy dập và luồn một sợi dây trắng nhỏ vắt ngang.
2. Tác giả của bài văn đã làm gì để động viên cậu bé Lái trong ngày đầu tới lớp? Tại sao tác giả lại chọn cách làm đó?
Trả lời:
Tác giả của bài văn đã tặng cho cậu bé Lái đôi giày ba ta màu xanh để động viên cậu trong ngày đầu tới lớp.
Sở dĩ tác giả chọn cách làm đó vì tác giả hồi tưởng lại thuở nhỏ mình cũng khát khao có một dôi giày ba ta màu xanh giống như của cậu bé đang dạo chơi. Hơn nữa chị phụ trách Đội muốn mang lại niềm vui cho Lái.
3. Tìm những chi tiết nói lên sự cảm động và niềm vui của Lái khi nhận đôi giày.
Trả lời:
Những chi tiết nói lên sự cảm động và niềm vui của Lái khi nhận đôi giày: tay Lái run run, môi cậu mấp máy, mắt hết nhìn dôi giày, lại nhìn xuống đôi bàn chân lúc ra khỏi lớp, Lái cột hai chiếc giày vào nhau, đeo vào cổ, nhảy tưng tưng.
Tập làm văn
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
1. Dựa theo cốt truyện Vào nghề hãy viết lại câu mở đầu cho từng đoạn văn (đã cho ở tiết tập làm văn, tuần 7).
Trả lời:
1. Đoạn 1:
- Mở đầu: Mùa giáng sinh năm ấy, cô bé Va-li-a tròn mười một tuổi được bố mẹ đưa di xem xiếc.
- Diễn biến: Chương trình xiếc hôm ấy hay tuyệt, nhưng Va- li-a thích hơn cả là tiết mục cô gái xinh đẹp vừa phi ngựa vừa đánh đàn ...
- Kết thúc: Từ đó, lúc nào Va-li-a cũng mơ ước một ngày nào đó sẽ trở thành một diễn viên xiếc vừa phi ngựa vừa đánh đàn.
Đoạn 2:
- Mở đầu: Rồi một hôm, rạp xiếc thông báo cần tuyển diễn viên. Va-li-a xin bố mẹ ghi tên học nghề.
- Diễn biến: Sáng ấy, em đến gặp bác giám đốc rạp xiếc. Bác dẫn em đến chuồng ngựa, chỉ con ngựa và bảo ...
- Kết thúc: .Bác giám đốc cười, bảo em: ...
Đoạn 3:
- Mở đầu: Từ dó, hôm nào Va-li-a cũng đến làm việc chăm chỉ trong chuồng ngựa.
- Diễn biến: Những ngày đầu, Va-li-a rất bỡ ngỡ. Có lúc em nản chí. Nhưng....
- Kết thúc: Cuối cùng, em quen việc và trở nên thân thiết với chú ngựa - bạn diễn tương lai của em.
Đoạn 4:
- Mở đầu: Chẳng bao lâu, Va-li-a đã trở thành diễn viên xiếc thực thụ.
- Diễn biến: Cứ mỗi lần Va-li-a bước ra sàn diễn, những tràng vỗ tay nồng nhiệt lại vang lên ...
- Kết thúc: Thế là ước mơ thuở nhỏ của Va-li-a đã trở thành sự thật.
2. Đọc lại toàn bộ các đoạn văn trong truyện Vào nghề mà em vừa hoàn chỉnh và cho biết:
a) Các đoạn văn được sắp xếp theo trình tự nào?
b) Các câu mở đầu đoạn văn đóng vai trò gì trong việc thể hiện trình tự ấy?
Trả lời:
- Trình tự sắp xếp các đoạn văn: các đoạn văn được sắp xếp theo trình tự thời gian (việc xảy ra trước thì kế trước việc xảy ra sau thì kể sau).
- Vai trò của các câu đầu đoạn văn trong việc thể hiện trình tự ấy: các câu mở đầu trong mỗi đoạn vãn thể hiện vai trò tiếp nối về thời gian để nối đoạn văn trước đó.
3. Kể lại một câu chuyện em đã học (qua các bài tập đọc, kể chuyện, tập làm văn), trong đó các sự việc được sắp xếp theo trình tự thời gian.
Trả lời:
Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca
An-đrây-ca sống với mẹ và ông. ông em đã già nên rất yếu.
Một buổi chiều nọ ông lên cơn đau nặng. Mẹ bảo An-đrây-ca đi mua thuốc, em vội vã đi ngay. Nhưng dọc đường, An-đrây-ca gặp các bạn chơi bóng. Cậu hăm hở tham gia cùng các bạn.
Một lúc lâu sau, An-đrây-ca chợt nhớ lời mẹ. Cậu vội vã đi mua thuốc rồi chạy như bay về nhà.
Về đến nhà, An-đrây-ca thấy mẹ mình đang nức nở khóc. Thì ra ông của An-đrây-ca đã mất.
Mặc dù mẹ đã nói rất rõ ông chết ngay khi cậu ra khỏi nhà, An- đrây-ca không hề có lỗi trong cái chết của ông, nhưng An-đrây-ca luôn tự dằn vặt mình.
Luyện từ và câu
DẤU NGOẶC KÉP
I - Nhận xét
1. Những từ ngữ và câu đặt trong dấu ngoặc kép dưới đây là lời của ai? Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép:
Bác tự cho mình là “người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt trận”, là “đầy tớ trung thành của nhân dân”. Ở Bác, lòng yêu mến nhân dân đã trở thành một sự say mê mãnh liệt. Bác nói: “Tôi chí có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.”
Trả lời:
- Những từ ngữ và câu đặt trong dấu ngoặc kép là lời của Bác Hồ
- Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu chỗ trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. Cụ thể ở đây là Bác Hồ.
2. Trong đoạn văn nêu ở bài tập 1, khi nào dấu ngoặc kép được dùng độc lập? Khi nào dấu ngoặc kép dược dùng phối hợp với dấu hai chấm?
Trả lời:
– Dấu ngoặc kép được dùng độc lập khi lời dẫn trực tiếp chỉ là một từ hay cụm từ.
Ví dụ: Bác tự cho mình là “người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt trận”, là “đầy tớ” trung thành của nhân dân”.
- Dấu ngoặc kép được dùng phối hợp với dấu hai chấm khi lời dẫn trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn.
Ví dụ: Bác nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.
3. Trong khổ thơ sau, từ “lầu” dược dùng với ý nghĩa gì? Dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dùng làm gì?
Cô bạn tắc kè hoa
Xây “lầu” trên cây đa
Rét, chơi trò đi trốn
Đợi ấm trời mới ra.
PHẠM ĐÌNH ÂN
Trả lời:
+ Từ “lầu” được dùng trong câu thơ trên được dùng với ý nghĩa đặc biệt. Nó muốn nhấn mạnh ý nghĩa trong việc gọi cái tổ nhỏ của tắc kè bằng từ “lầu” mục đích là nhằm đề cao cái tổ đó.
+ Dấu ngoặc kép trong trường hợp này dùng để đánh dấu những từ có ý nghĩa đặc biệt.
II - Luyện tập
1. Tìm lời nói trực tiếp trong đoạn văn sau:
Có lần, cô giáo ra cho chúng tôi một đề văn ở lớp: “Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?”
Tôi loay hoay mất một lúc, rồi cầm bút bắt đầu viết: “Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa bát đĩa. Đôi khi, em giặt khăn mùi soa”.
Theo PI-VÔ-NA-RÔ-VA
Trả lời:
Có lần, cô giáo ra cho chúng tôi một đề văn ở lớp: “Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?”
Tôi loay hoay mất một lúc, rồi cầm bút bắt đầu viết: “Em đã nhiều lẫn giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa bát đĩa. Đôi khi, em giặt khăn mùi soa”.
2. Có thể đặt những lời nói trực tiếp trong đoạn văn ở bài tập 1 xuống dòng, sau dấu gạch ngang đầu dòng không? Vì sao?
Trả lời:
Không thể đặt những lời nói trong đoạn văn trên xuống dòng sau dấu gạch ngang đầu dòng được, vì đó không phải là những lời thoại trực tiếp.
3. Em đặt dấu ngoặc kép vào chỗ nào trong những câu sau?
a) Cả bầy ong cùng nhau xây tổ, con nào con nấy hết sức tiết kiệm vôi vữa.
b) Trạng Quỳnh thấy có người dâng vua một mâm đào gọi là đào trường thọ thì thản nhiên lấy một quả mà ăn. Vua giận, ra lệnh chém đầu Quỳnh. Quỳnh bèn tâu:
- Tâu bệ hạ, thần thấy quả đào gọi là trường thọ mới lấy ăn, tưởng ăn vào thì được sống lâu thờ vua. Không ngờ, nuốt chưa khỏi miệng mà chết đã đến cổ. Vậy nên, xin đức vua đổi tên quả ấy là đoản thọ và trị tội kẻ xu nịnh dâng đào.
Vua nghe vậy bật cười, tha tội cho Trạng Quỳnh.
TRUYỆN DÂN GIAN VIỆT NAM
Trả lời:
a) Cả bầy ong cùng nhau xây tổ, con nào con nấy hết sức tiết kiệm “vôi vữa.”
b) Trạng Quỳnh thấy có người dâng vua một mâm đào gọi là đào “trường thọ” thì thản nhiên lấy một quả mà ăn. Vua giận, ra lệnh chém đầu Quỳnh. Quỳnh bèn tâu:
- Tâu bệ hạ, thần thấy quả đào gọi là “trường thọ” mới lấy ăn, tưởng ăn vào thì được sống lâu thờ vua. Không ngờ, nuốt chưa khỏi miệng mà chết đã đến cổ. Vậy nên, xin đức vua đổi tên quả ấy là “đoản thọ” và trị tội kẻ xu nịnh dâng đào.
Vua nghe vậy bật cười, tha tội cho Trạng Quỳnh.
Tập làm văn
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
1. Dựa theo nội dung trích đoạn kịch Ở Vương quốc Tương Lai (bài tập đọc, tuần 7), hãy kể lại câu chuyện ấy theo trình tự thời gian.
Trả lời:
Trong công xưởng xanh: Đầu tiên, Tin-tin và Mi-tin rủ nhau đến thăm công xưởng xanh. Hai bạn hỏi một em bé đang làm gì. Em bé trả lời rằng mình đang chế một cỗ máy mà khi ra đời sẽ dùng đôi cánh này để chế ra một vật làm cho con người hạnh phúc. Mi-tin tò mò hỏi xem vật ấy ăn có ngon không và nó có ồn ào không. Em bé nói cỗ máy không ồn ào, và sắp chế xong rồi, hỏi Tin-tin có muốn xem không? Tin-tin háo hức trả lời rằng:
- Có chứ! Nó đâu?
Vừa lúc đó, em bé thứ hai tới khoe vật mình sáng chế là ba mươi lọ thuốc trường sinh đang nằm trong những chiếc lọ xanh. Cũng chính lúc ấy, em bé thứ ba từ trong đám đông bước ra và nói mình mang đến một thứ ánh sáng lạ thường mà xưa nay chưa có ai biết đến. Em bé thứ tư kéo tay Tin-tin, rủ cậu lại xem cái máy biết bay trên không như một con chim. Còn em bé thứ năm thì khoe chiếc máy biết dò tìm những kho báu trên mặt trăng.
Trong khu vườn kì diệu: Rời khỏi công xưởng xanh, Tin-tin và Mi-tin kì diệu đến khu vườn kì diệu. Một em bé mang một chùm quả trên một đầu gậy đi tới, không ngăn được sự ngưỡng mộ, Tin-tin trầm trồ: “Chùm lê đẹp quá!”. Em bé mỉm cười nhìn Tin-tin và nói đó không phải là lê mà là nho. Chính em đã tìm ra cách trồng và chăm bón chúng. Em bé thứ hai tiến tới, tay bê một sọt quả to như quả dưa. Mi-tin tưởng đó là dưa và hỏi:
- Dưa đỏ, phải không cậu?
Em bé nói không phải là dưa đỏ mà là táo, và thậm chí những trái này không phải là những trái to nhất. Tin-tin chưa hết ngạc nhiên, thì lúc đó một em bé đẩy một xe đầy những quả đi tới và khoe sản phẩm của mình mà Tin-tin tưởng là bí đỏ. Nhưng đó lại là những quả dưa. Em bé nói rằng khi ra đời sẽ trồng những quả dưa to như thế.
2. Giả sử hai nhân vật Tin-tin và Mi-tin trong câu chuyện Ở Vương quốc Tương Lai không cùng nhau lần lượt đi thăm công xưởng xanh và khu vườn kì diệu mà cùng lúc mỗi người tới thăm một nơi. Em hãy kế lại câu chuyện theo hướng đó.
Trả lời:
Trong khu vườn kì diệu: Mi-tin đến thăm khu vườn kì diệu. Thấy một em mang một chùm quả trên một đầu gậy, Mi-tin khen: “Chùm lê đẹp quá”! Em bé trả lời rằng đó không phải là lê mà là nho. Chính em đã nghĩ ra cách trồng và chăm bón chúng. Em bé thứ hai bê đến một sọt quả, Mi-tin tưởng đó là dưa đỏ, hóa ra là nhũng quả táo, mà vẫn chưa phải là loại to nhất. Em bé thứ ba thì đẩy tới khoe một xe đầy những quả mà Mi-tin tưởng là bí đỏ. Nhưng đó lại là những quả dưa. Em bé nói rằng khi nào em ra đời em sẽ trồng những quả dưa to như thế.
Trong công xưởng xanh: Trong khi Mi-tin đang ở khu vườn kì diệu thì Tin-tin đến thăm công xưởng xanh. Thấy một em bé mang một cái máy có đôi cánh xanh. Tin-tin hỏi em đang làm gì. Em bé nói rằng khi nào em ra đời em sẽ dùng đôi cánh này để chế ra một vật làm cho con người hạnh phúc. Em bé còn hỏi Tin-tin có muốn xem cỗ máy không, vì cỗ máy sắp chế xong rồi. Tin-tin háo hức muốn xem. Vừa lúc ấy một em bé khoe với Tin-tin ba mươi lọ thuốc trường sinh. Em bé thứ ba từ trong đám đông bước ra mang đến một thứ ánh sáng lạ thường. Em bé thứ tư kéo tay Tin-tin khoe một chiếc máy biết bay trên không như chim. Em bé thứ năm khoe với Tin-tin chiếc máy biết dò tìm những kho báu trên mặt trăng.
3. Cách kể chuyện trong bài tập 2 có gì khác cách kể chuyện trong bài tập 1:
a) Về trình tự sắp xếp các sự việc.
b) Về những từ ngữ nối hai đoạn.
Trả lời:
a) Về trình tự sắp xếp sự việc: có thể kể đoạn Trong công xưởng xanh trước Trong khu vườn kì diệu, hoặc ngược lại.
b) Từ ngữ nối hai đoạn:
Theo cách kể 1 |
Theo cách kể 2 |
- Mở đầu (đoạn 1): Đầu tiên, Tin-tin và Mi-tin rủ nhau đến thăm công xưởng xanh. |
- Mở đầu (đoạn 1): Mi-tin đến thăm khu vườn kì diệu. |
- Mở đầu (đoạn 2): Rời khỏi công xưởng xanh, Tin-tin và Mi-tin đến khu vườn kì diệu. |
- Mở đầu (đoạn 2): Trong khi Mi- tin dang ở khu vườn kì diệu thì Tin-tin đến thăm công xưởng xanh. |