A. VĂN BẢN
Từ hôm đó, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, câu Tay không làm gì nữa. Một ngày, hai ngày, rồi ba ngày, cả bọn thấy mệt mỏi, rã rời. Cậu Chân, cậu Tay không còn muốn cất mình lên để chạy nhảy, vui đùa như trước nữa ; cô Mắt thì ngày cũng như đêm lúc nào cũng lờ đờ, thấy hai mi nặng trĩu như buồn ngủ mà ngủ không được. Bác Tai trước kia hay đi nghe hò nghe hát, nghe tiếng gì cũng rõ, nay bỗng thấy lúc nào cũng ù ù như xay lúa ở trong. Cả bọn lừ đừ mệt mỏi như thế, cho đến ngày thứ bảy thì không thể chịu được nữa, đành họp nhau lại để bàn. Bác Tai nói với cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay :
- Chúng ta lầm rồi các cháu ạ. Chúng ta nếu không làm cho lão Miệng có cái ăn thì chúng ta sẽ bị tê liệt cả. Lão Miệng không đi làm, nhưng lão có công việc là nhai. Như vậy cũng là làm việc chứ không phải là ăn không ngồi rồi. Trước kia sống với nhau thân thiết như thế, nay tự dưng chúng ta gây nên chuyện. Lão Miệng có ăn thì chúng ta mới khoe khoan được. Chúng ta nên đến nói lại với lão, các cháu có đi không ?
(Trích Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng)
B. BÀI TẬP
I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1. Chân, Tay, Tai, Mắt trở nên như thế nào sau khi "đình công" ?
A. Bực dọc, bất bình
B. Lừ đừ, mệt mỏi
C. Khoan khoái, dễ chịu
D. Ăn năn, hối lỗi .
2. Theo lời bác Tai, lão Miệng không phải là ăn không ngồi rồi, lão cũng có công việc của lão là nhai. Chính công việc có vẻ như chỉ "hưởng thụ" đó của lão đã mang lại sự khoẻ khoắn cho tất cả mọi người. Đúng hay sai ?
A. Đúng
B. Sai
3. Bài học rút ra qua truyện ngụ ngôn trên là gì ?
A. Mọi người đều phải cần cù, chăm chỉ lao động.
B. Muốn hiểu biết sự vật thì phải xem xét một cách toàn diện.
C. Tự lo cho mình, không ỷ lại vào người khác.
D. Phải biết hợp tác và tôn trọng công sức của nhau.
4. Ý nào sau đây không đúng khi nói về truyện ngụ ngôn ?
A. Truyện ngụ ngôn có thể được viết bằng văn vần hoặc văn xuôi.
B. Truyện ngụ ngôn chỉ đơn thuần kể chuyện về loài vật, đồ vật...
C. Thông qua câu chuyện về loài vật, đồ vật hay chính bản thân con người, truyện ngụ ngôn ngụ ý về con người.
D. Đằng sau mỗi câu chuyên ngụ ngôn đều có một bài học đạo đức.
5. Mối quan hẹ giữa Chân, Tay, Tai, Mát, Miệng gợi cho em suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng ?
6. Kể tên một số truyện ngụ ngôn em đã học hoặc đã đọc. Nêu bài học đạo ssức rút ra từ những truyện ngụ ngôn dó.
7. Tìm một số câu tục ngữ khuyên răn con người nên đoàn kết, hợp tác với nhau trong cuộc sống.
II. TIẾNG VIỆT
1. Tại sao ở câu chuyện trên, các danh từ chân, tay, tai, mắt, miệng lại được viết hoa ?
2. Cụm từ "bỗng thấy lúc nào cũng ù ù như xay lúa ở trong" thuộc loại nào sau đây?
A. Cụm danh từ
B. Cụm động từ
C. Cụm tính từ
D. Cả A, B và C đều sai
3. Thế nào là "ăn không ngồi rồi" ? Tìm những câu thành ngữ có nội dung tương tự với câu thành ngữ trên.
♦ Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi 4, 5, 6, 7 bên dưới.
Con Bé lại leo lên ngọn dừa. Nó đứng hẳn lên một bẹ lá, dòm ra xa. Gió và nắng trên cao đã làm mắt nó long lanh ướt. Nó lắng nghe những âm thanh dội lại từ phía trước mặt. Tiếng bom nổ tiếng rít của máy bay phản lực tiếng đò máy chạy ngoài sông tiếng trời chuyển kéo dài... tất cả đều dậy lên rồi chìm đi ngay trong khoảng không bao la của buổi ban trưa. Nó đang chờ những tiếng nổ rõ hơn. Đó là những tiếng súng trường thường mở đầu cho một trận đánh, nghe chắc như tiếng chày nện đất, rất quen thuộc của chị em. Ờ, những tiếng ấy sao mãi chưa nổi lên.
(Theo Nguyễn Thi, Mẹ vắng nhà)
4. Những từ in đậm thuộc từ loại nào ?
A. Danh từ
B. Động từ
C. Tính từ
D. Chỉ từ
5. Trong đoạn văn trên có một câu văn bị bỏ đi một số dấu phẩy. Hãy tìm và đặt dấu phẩy cho câu văn đó.
6. Gạch chân và nêu chức năng ngữ pháp của những chỉ từ tìm được trong các câu văn sau :
Đó là những tiếng súng trường thường mở đầu cho một trận đánh, nghe chắc như tiếng chày nện đất, rất quen thuộc của chị em. Ờ, những tiếng ấy sao mãi chưa nổi lên.
7. Tìm và phân tích cấu tạo của các cụm danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn trên theo bảng mô hình :
Phần trước |
Phần trung tâm |
Phần sau |
M : những |
tiếng |
ấy |
8. Cho câu văn sau :
Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. (Đoàn Giỏi. Đất rừng phương Nam)
a) Tìm những động từ chỉ hoạt động của con thuyền có trong câu văn trên.
b) Nhận xét về trật tự của các động từ đó.
III. TẬP LÀM VĂN
1. Kể lại một truyện ngụ ngôn mà em đã được học (đọc).
2. Chúng ta học được rất nhiều bài học từ "trường học cuộc sống". Hãy kể lại một bài học mà em đã học được từ ngôi trường cuộc sống đó.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
1. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Câu 1: B
Câu 2: A
Câu 3: D
Câu 4: B
5. Chân, tay, tai, mắt, miệng là các bộ phận trong cơ thể con người. Mỗi bộ phận ấy đều có chức năng riêng. Chúng gắn kết và tương trợ với nhau để tạo nên một cơ thể khoẻ mạnh. Nếu một bộ phận nào đó không thực hiện được chức năng của mình thì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến các bộ phận khác và toàn bộ cơ thể. Mối quan hệ giữa Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng trong truyện ngụ ngôn này cũng giống như mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng. Mỗi cá nhân trong cộng đồng khác nhau về tuổi tác, giới tính, công việc... nhưng sự hợp tác giữa các cá nhân khác nhau đó làm nên xã hội. Để xã hội phát triển, để có được cộng đồng tốt thì mỗi cá nhân phải thực hiện chức năng và làm tròn nhiệm vụ của mình, đồng thời phải biết tương trợ, đoàn kết với những cá nhân khác.
6. Một số truyện ngụ ngôn :
- Ếch ngồi đáy giếng : Khuyên con người cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không nên chủ quan, kiêu ngạo.
- Con Ve và con Kiến : Khuyên con người chăm chỉ lao động, không ỷ lại vào người khác.
7. Một số câu tục ngữ, ca dao khuyên răn con người đoàn kết, tương trợ lẫn nhau :
- Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
- Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
- Cả bè hơn cây nứa.
II. TIẾNG VIỆT
1. Các từ chân, tay, tai, mắt, miệng được viết hoa vì đây là những danh từ chỉ các bộ phận cơ thể con người được dùng làm tên riêng của nhân vật trong truyện.
2. B
3. - Ăn không ngồi rồi: chỉ ăn, không làm ; sống không lao động.
- Một số câu thành ngữ có nội dung tương tự: ăn dưng ở nể, ăn dưng ngồi rồi...
4. A
5. Câu văn bị bỏ dấu phẩy :
Tiếng bom nổ tiếng rít của máy bay phản lực tiếng đò máy chạy ngoài sông tiếng trời chuyển kéo dài... tất cả đều dậy lên rồi chìm đi ngay trong khoảng không bao la của buổi ban trưa.
HS tự khôi phục dấu phẩy đã bị bỏ.
6. Chỉ từ ấy : xác định rõ sự vật đã được nêu trong chuỗi câu.
7. - Cụm danh từ : ngọn dừa, hẹ lá, gió và nắng trên cao, mắt nó, những tiếng ấy,....
- Cụm động từ : lại leo lên ngọn dừa, dừng hẳn lên một bẹ lá, dòm ra xa, đã làm mắt nó long lanh ướt,...
- Cụm tính từ : long lanh ướt, chắc như tiếng chày nện đất,...
Học sinh tìm tiếp các cụm từ còn lại và phân tích cấu tạo theo mẫu dã cho. Ví dụ :
Phần trước |
Phần trung tâm |
Phần sau |
những |
tiếng |
ấy |
lại |
leo |
lên/ ngọn dừa |
|
long lanh |
ướt |
8. - Các động từ chỉ hoạt động của con thuyền trong đoạn văn trên là : chèo thoát (qua), đổ (ra), xuôi (về).
- Trật tự các dộng từ này là hợp lí, không thể thay đổi được bởi đó là các hoạt động của con thuyền xuôi theo dòng chày : từ kênh Bọ Mắt -> ra sông Cửa Lớn -> xuôi dòng về Nam Căn.
II. TẬP LÀM VĂN
1. Yêu cầu :
- Kiểu bài: kể chuyện.
- Nội dung : một truyện ngụ ngôn.
- Kĩ năng :
+ Đọc kĩ để nắm được nội dung và những tình tiết của truyện.
+ Kể lại truyện bằng lời văn của mình. Có thế sáng tạo ở phần đầu và phần cuối truyện. Thêm các chi tiết miêu tả để làm nổi rõ các nhân vật trong truyện. Chú ý thể hiên cảm xúc cho lời văn thêm sinh động.
- Hình thức : Bài văn diễn đạt sự việc bằng lời văn của cá nhân, linh hoạt, trong sáng.
2. Yêu cầu :
- Kiểu bài: kể chuyện đời thường.
- Nội dung : một bài học mà em học được từ trong cuộc sống. Đó có thể là bài học về sự cần cù, chăm chỉ; bài học về sự tha thứ, tình yêu thương; bài học về tính trung thực, lòng dũng cảm,...
- Kĩ năng : Lựa chọn được câu chuyện cần kể. Hình dung và nhớ lại diễn biến của câu chuyện. Các chi tiết trong chuyện phải trung thực và sắp xếp hợp lí. Rút ra được bài học cho bản thân từ sau câu chuyện ấy.
- Hình thức : Kể ở ngôi thứ nhất, lời kế phải thể hiện được thái độ, cảm xúc của bản thân và khắc sâu được bài học rút ra từ câu chuyện đó.