A. VĂN BẢN
1. Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ.
(Võ Quãng, trích Quê nội)
2. Con sẽ như giọt nắng
trước hiên bà mùa đông.
Giọt nắng tìm kim
giọt nắng quét nhà
giọt nắng sún răng lò cò quanh cửa
giọt nắng ỉ eo theo bà đi chợ
lễ mễ khiêng cả chiếc bánh đa tròn.
(Theo Tuyết Nga, trích Nói với con về bà ngoại)
B. BÀI TẬP
I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1. Văn bản 1 được viết theo phương thức nào ?
A. Miêu tả
B. Biểu cảm
C. Tự sự
D. Thuyết minh
2. Nhân vật dượng Hương Thư được khắc hoạ ở những phương diện nào ?
A. Hoạt động
B. Ngoại hình
C. Lời nói
D. Cả A và B
3. Tác giả đã sử dụng biện pháp và thủ pháp nghệ thuật nào khi miêu tả dượng Hương Thư ?
A. So sánh
B. Ẩn dụ
C. Đối lập
D. Cả A và C
4. Qua phép so sánh không ngang bằng và thủ pháp đối lập ở câu văn sau, tác giả muốn khẳng định điều gì ?
Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ.
5. Vì sao ở văn bản 2, người mẹ lại dùng hình ảnh "giọt nắng" để gọi đứa con thân yêu ?
A. Em bé rất ngộ nghĩnh : sún răng, lò cò quanh cửa, lễ mễ khiêng bánh đa...
B. Em bé rất đáng yêu : tìm kim, quét nhà cho bà.
C. Em bé ngây thơ, hồn nhiên và hay nhõng nhẽo : ỉ eo theo bà đi chợ.
D. Cả A, B và C.
6. Người mẹ nói với đứa con thân yêu bằng giọng điệu như thế nào ?
A. Giọng nhẹ nhàng, ấm áp
B. Giọng âu yếm, trìu mến
C. Giọng tràn ngập hạnh phúc, yêu thương
D. Cả A. B và C
7. Phân tích tình cảm của người mẹ dành cho đứa con trong đoạn thư trên.
II. TIẾNG VIỆT
1. Câu thơ sau sử dụng phép tu từ nào ? Hãy phân tích tác dụng của phép tu từ đó.
Giọt nắng tìm kim
giọt nắng quét nhà
2. Phân tích giá trị của phép so sánh sau : dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ".
3. Dòng nào sau đây không phải là một cụm danh từ ?
A. đậm đà hương vị thiên nhiên
B. cái màu sanh cần lao ấy
C. một đường trăng lung linh dát vàng
D. báu vật của biển khơi
4. Gạch chân vị ngữ của các câu văn sau và cho biết chúng được cấu tạo như thế nào.
- Hiền tài là nguyên khi của quốc gia. (Thân Nhân Trung)
- Trong nhà lô nhô mây ông cụ già khăn áo chỉnh tề. (Ngô Tất Tố)
- Cá chim hai vây xoè. Cá mòi vẩy trắng li ti như bạc mới. Cá gúng ria trê dài vênh lên. (Nguyễn Thị Cẩm Thạnh)
- Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc. (Hồ Chí Minh)
5. Viết thêm chủ ngữ, vị ngữ để hình thành câu trần thuật đơn :
a) Từ xa nhìn lại, cây bàng …………………………..
b) Mùa xuân, ……….. riu rít gọi nhau bay về.
c) Trên thảm lúa xanh, những cánh cò …………………
d) Những dãy nhà cao tầng …………………………
III. TẬP LÀM VĂN
1. Hãy tả một người thân mà em yêu quý.
2. Làm một đoạn thơ hoặc một bài thơ bốn chữ theo nội dung, văn và nhịp tự chọn.
HƯỚNG DẪN GIẢI
1. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Câu 1: A
Câu 2: D
Câu 3: D
Câu 4: Phép so sánh không ngang bằng (khác hẳn) và thủ pháp đối lập hình ảnh dượng Hương Thư khi vượt thác (giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ) với dượng Hương Thư lúc ở nhà (nhỏ nhẻ, tinh nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ) nhằm khẳng định những phẩm chất đáng quý của người lao động: hiền lành, khiêm tốn, giản dị trong đời thường nhưng lại vô cùng dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trong cuộc đối đầu với thử thách của thiên nhiên.
Câu 5: D
Câu 6: D
7. Để phân tích tình cảm của người mẹ dành cho đứa con trong đoạn thơ, cần làm rõ:
- Cách người mẹ gọi đứa con thân yêu của mình là giọt nắng.
- Hình ảnh đứa con hiện lên thế nào dưới ánh mát hiền từ của người mẹ? (hồn nhiên, ngây thơ, ngộ nghĩnh, đáng yêu...)
- Giong diệu của người mẹ khi nói về đứa con (nhẹ nhàng, trìu mến, hạnh phúc và ngập tràn yêu thương...).
II. TIẾNG VIỆT
1. Câu thơ đã sử dụng hình ảnh nhân hoá gợi vẻ đẹp sinh động, tinh nghịch như trẻ thơ của nàng và gợi tình cảm gắn bó của em bé với bà : em là giọt nắng, là ánh sáng, niềm hi vọng của cuộc đời bà.
2. Hình ảnh so sánh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" gợi liên tưởng đến vẻ đẹp huyền thoại của những người anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường. Những phẩm chất ấy như đang sống lại trong vẻ đẹp dũng mãnh và dậy sức mạnh của những con người lao động bình thường trong công cuộc chinh phục tự nhiên.
3. A
4. - Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. (Vị ngữ : là + cụm danh từ)
- Trong nhà lố nhố mấy ông cụ già khăn áo chỉnh tề. (Vị ngữ : tính từ)
- Cá chim hai vây // xoè. Cá mòi vẩy // trắng li ti như bạc mới. Cá gúng ria trê // dài vểnh lên. (Vị ngữ : cụm chủ - vị)
- Chúng ta nhãi ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc. (Vị ngữ : cụm động từ)
III. TẬP LÀM VĂN
1. * Yêu cầu :
- Kiểu bài: miêu tả (tả người).
- Nội dung : tả một người thân mà em yêu quý.
- Kĩ năng : Cần xác định được đối tượng mà em định chọn để miêu tả (ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em,...). Vận dụng các phương pháp tả người, quan sát, lựa chọn các chi tiết về ngoại hình, tính cách, hành động tiêu biểu của người đó để miêu tả. Các chi tiết phải chân thực, làm nổi bật được chân dung người cần tả và được sắp xếp, trình bày theo thứ tự hợp lí.
- Hình thức : Bài viết ngắn gọn, thể hiện được tình cảm của người viết đối với đối tượng được miêu tả. Lời văn trong sáng.
* Tham khảo dàn ý cho bài văn tả bố:
Mở bài:
- Giới thiệu về bố.
- Nêu tình cảm của em với bố.
Thân bài:
- Những chi tiết miêu tả về ngoại hình :
+ Khuôn mặt: vuông chữ điền, góc cạnh...
+ Đôi mắt: sáng, ánh lên những ánh nhìn ấm áp...
+ Vầng trán : cao, có những nếp nhăn...
+ Nước da : sạm đen, nâu sẫm rắn rỏi...
+ Dáng vóc : khỏe khoắn, săn chắc,...
- Những chi tiết về tính cách, hành động :
+ Những việc làm của bố: chăm sóc, dạy dỗ con cái, giúp mẹ những việc nặng,...
+ Quan hệ của bố với những người xung quanh : thân thiện, cởi mở...
- Bố đã mang lại sự ấm áp, bình yên cho gia đình.
Kết bài: Tinh cảm của em đối với bố.
2. * Yêu cầu :
- Kiểu bài : tập làm thơ bốn chữ.
- Nội dung : tự chọn.
- Kĩ năng : Vận dụng phương pháp làm thơ bốn chữ : cách gieo vần, tạo nhịp... để sáng tác đoạn thơ hoặc bài thơ bốn chữ theo nội dung tự chọn. Yêu cầu bài thơ phải gieo đúng vần, có nội dung tư tưởng.
* Tham khảo bài thơ sau :
TIẾNG VÕNG KÊU
Kẽo cà kẽo kẹt
Kẽo cà kẽo kẹt
Tay em đưa đều
Ba gian nhà nhỏ
Đầy tiếng võng kêu
Kẽo cà kẽo kẹt
Mênh mang trưa hè
Chim co chân ngủ
Lim dim cành tre
Kẽo cà kẽo kẹt
Cây na thiu thiu
Mắt na hé mờ
Nhìn trời trong veo
Kẽo cà kẽo kẹt
Võng em chao đều
Chim ngoài cửa sổ
Mổ tiêng võng kêu
Kẽo cà kẽo kẹt
Xưa mẹ ru em
Cũng tiếng võng này
Cánh cò trắng muốt
Bay bay bay bay
Kẽo cà kẽo kẹt
Bé Giang ngủ rồi
Tóc bay phơ phất
Vương vương nụ cười...
Trong giấc em mơ
Có gặp con cò
Lận lội bờ sông
Có gặp cánh bướm
Mênh mông, mênh mông
Có gặp bóng mẹ
Lom khom trên đồng
Gặp chú pháo thủ
Canh trời nắng trong
Em ơi cứ ngủ
Tay anh đưa đều
Ba gian nhà nhỏ
Đầy tiếng võng kêu
Kẽo cà kẽo kẹt
Kẽo cà kẽo kẹt
Kẽo cà... kẽo kẹt...
(Trần Đăng Khoa)