A. VĂN BẢN
Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện. Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá. Tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối - thứ âm thanh đơn điệu triền miên ấy ru ngủ thính giác, càng làm mòn mỏi và đuối dần đi tác dụng phân biệt của thị giác con người trước cái quang cảnh chỉ lặng lẽ một màu xanh đơn điệu.
[...] Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trồng hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn băng tăm tắp, lớp này chồng lốn lớp kia ôm lấy dòng sông, đáp từng bạc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... loà nhoà ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai.
(Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam)
B. BÀI TẬP
I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1. Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào ?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Thuyết minh
2. Nội dung chính của đoạn văn trôn là gì ?
A. Miêu tả màu xanh bất tận của Cà Mau
B. Miêu tả dòng sông Năm Căn
C. Miêu tả cảnh rừng đước
D. Cái nhìn bao quát cảnh sông nước Cà Mau và dòng sông Năm Căn
3. Để miêu tả nổi bật đặc điểm của các sự vật, tác giả dùng biện pháp nghệ thuật chính nào ?
A. Ẩn dụ
B. Nhân hoá
C. So sánh
D. Hoán dụ
4. Ấn tượng ban đầu, bao trùm về sông nước Cà Mau là gì ?
A. Sông ngòi, kênh rạch bủa giăng chi chít.
B. Những âm thanh rì rào không ngớt.
C. Rộng lớn, hùng vĩ.
D. Màu xanh choáng ngợp, rộng lớn như phủ lên toàn cảnh bức tranh sông nước và cây lá Cà Mau.
5. Những chi tiết nào thể hiện sự rộng lớn, hùng vĩ của dòng sông và rừng đước ?
A. Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá bơi hàng đàn đen trũi.
B. Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
C. Đước mọc dài theo bãi, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông.
D. Cả A, B và C.
6. Nhận xét cách miêu tả màu sắc của tác giả trong đoạn văn trên.
II. TIẾNG VIỆT
1. Tìm những cụm từ so sánh trong đoạn văn trên. Sự liên tưởng, so sánh của tác giả có gì đặc sắc ?
2. Nối các câu ở cột A với tên gọi phép tu từ thích hợp ở cột B.
A |
|
B |
(1) Lúa đã chen vai đứng cả dậy.
(Trần Đăng) |
|
a. Ẩn dụ |
(2) Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
(Ca dao) |
|
b. Hoán dụ |
(3) Trẻ em như búp trên cành
(Hồ Chí Minh) |
|
c. Nhân hóa (dùng từ vốn chỉ hoạt động của con người để chỉ hoạt động của vật) |
(4) Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
(Trần Đăng Khoa) |
|
d. So sánh |
(5) Núi cao chi lấm núi ơi !
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương
(Ca dao) |
|
e. Nhân hóa (trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người) |
(6) Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ
Bắp chân, đầu gối vẫn săn gân
(Tố Hữu) |
|
|
3. Điền các từ, cụm từ thích hợp vào chỏ trống để được các thành ngữ :
- Tối như...
- Mong như...
- Cãi nhau như...
- Khoẻ như...
- Nhanh như...
4. Phát hiện và chữa lỗi sai trong các câu sau :
a) Qua hài thơ "Lượm" của Tố Hữu đã khắc hoạ thành công hình ảnh của một chú bé liên lạc hồn nhiên, yêu đời và dũng cảm.
b) Hà Nội, một thành phố vì hoà bình.
c) Em sinh ra và lớn lên ở một vùng quê đồng triêm trũng.
d) Cô péc ních là nhà triết học, khoa học thiên tài.
c) Trong học kì vừa qua, em đã dạt danh hiệu học sinh giỏi và dược nhà trường tặng bằng khen.
5. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :
À, trời vừa mưa xong. Ở những mật sân đất, sùi bong bóng. Trong các lỗ, giun ngập nước quần quại tòi lên. Trong các bụi cây tối và ướt, từng đàn nhái và từng đàn chẫu nhảy ra. Nhờ có trời mưa ngập nước, con giun, con sâu nhoi lên, chúng ra kiếm ăn. Những con nhái cốm mình lấm tấm xanh. Những con nhái chỉ dòng dọc trắng chạy suốt lưng. Những ông nhái cụ, to và đen như con cóc, nhảy oai vệ và chậm chạp. Chấu cũng đủ các hạng to nhỏ nhưng chúng lớn hơn nhái, da dẻ bóng mờ, thân hình có cạnh, có góc rõ ràng. Đôi mắt lồi cườm lơ láo. Vòng chân xép lại, nhảy thoăn thoắt, rất nhẹn. Chúng đớp kiến và giun nhanh quá. Cái mồm há ra đỏ hây, tép một cái lại ngậm. Tép, tép, tép. Chúng dớp nhoay nhoáy. Chúng kéo ra kiếm ăn.
(Theo Tô Hoài)
a) Gạch chân dưới những phó từ tìm được trong đoạn văn.
b) Nhận xét hiệu quả của việc lựa chọn và sử dụng những từ in đậm trong đoạn văn trên của tác giả.
6. Hãy cho biết phép nhân hoá trong câu văn sau được tạo nên bằng cách nào và nêu tác dụng của nó.
Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... loà nhoà ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai.
(Đoàn Giỏi)
III. TẬP LĂM VĂN
1. Viết một đoạn vãn (8 - 10 dòng) miêu tả một con vật mà em yêu thích.
2. Hãy viết bài văn miêu tã quang cảnh nơi em ở vào một buổi sáng đẹp trời.
HƯỚNG DẪN GIẢI
I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Câu 1: B
Câu 2: D
Câu 3: C
Câu 4: D
Câu 5: D
6. Nhận xét dựa trên những gợi ý sau :
- Trong đoạn văn đầu, màu xanh được miêu tả thế nào ? Tại sao tác giả không gọi tên cụ thể màu xanh đó ?
- Trong đoạn sau, màu xanh được miêu tà cụ thể như thế nào ? Tại sao tác giả có thể gọi tên được các màu xanh ở đây ?
- Việc miêu tả các sắc xanh như thế cho thấy vẻ đẹp gì của Cà Mau ?
II. TIẾNG VIỆT
1. - HS đọc kĩ và tìm những cụm từ so sánh có trong đoạn văn.
- Nhận xét sự liên tưởng, so sánh của tác giả dựa trên gợi ý sau :
+ Những hình ảnh so sánh ấy có đặc điểm gì ? (xác thực, giàu chất gợi hình...)
+ Những hình ảnh so sánh ấy có phù hợp với điểm nhìn, vị trí quan sát không ?
+ Phép so sánh đó giúp thể hiện sự hùng vĩ của sông nước Cà Mau như thế nào ?
2. (1) – c; (2) – a; (3) – d; (4) – a; (5) – e; (6) – b
3. Tham khảo cách làm sau :
- Tối như hũ nút, tối như bưng, tối như đêm ba mươi...
- Mong như mong mẹ về chợ, mong như trời hạn mong mưa...
4. Đọc kĩ từng câu văn, tìm các lỗi sai và xác định xem chúng thuộc loại nào : sai về cấu tạo (thiếu thành phần chính), sai về cách dùng từ hay sai lỗi chính tả,... Sau đó, sửa lại câu cho đúng. Tham khảo gợi ý sau :
a) Câu văn sai về cấu tạo (thiếu thành phần chính là chủ ngữ). Có thể sửa lại như sau :
Qua bài thơ "Lượm", Tố Hữu đã khắc hoạ thành công hình ảnh của một chú bé liên lạc hồn nhiên, yêu đời và dũng cảm.
5. a). Đọc lại SGK Ngữ văn 6, tập hai, bài Phó từ để thực hiện bài tập này. Tham khảo gợi ý sau :
À, trời vừa mưa xong. Ở những mặt sân đất, sùi bong bóng. Trong các lỗ, giun ngập nước quằn quại tòi lên.
b) Những từ in đậm trong đoạn văn trên chủ yếu là tính từ (có hai từ tòi và nhoi là động từ) và đa số chúng là từ láy. Việc lựa chọn những từ ngữ gợi hình như vậy đã thể hiện được một cách sinh động hoạt động cũng như đặc điểm của các loài vật. Kết hợp với cách so sánh đầy hình ảnh, Tô Hoài đã vẽ nên được một bức tranh sống động, nhộn nhịp sau tràn mưa rào.
5. Phép nhân hoá được tạo ra bằng cách lấy từ ngữ chỉ hoạt động của con người (ôm) dùng cho vật (rừng đước).
Tác dụng : Tạo nên sự quấn quýt, vui vầy giữa rừng đước với dòng Năm Căn. Cảnh tượng đó vừa gợi vẻ êm đềm vừa gợi sự hiền hoà, ấm áp của Cà Mau.
III. TẬP LÀM VĂN
1. Yêu cầu :
- Kiểu bài : miêu tả (tả con vật).
- Nội dung : miêu tả đặc điểm hình dáng bề ngoài hoặc hoạt động, thói quen của một con vật. Cũng có thể miêu tả con vật vào thời điểm mà nó có những biểu hiện đáng yêu nhất (con mèo lúc sưởi nắng, con chó con lúc bú mẹ, con gà con lúc mới nở...).
- Kĩ năng : Cần chọn lựa được đối tượng cần miêu tả. Quan sát, tìm những chi tiết thể hiện được nét đáng yêu của con vật. Dùng lời văn trong sáng, kết hợp quan sát, tưởng tượng và so sánh để miêu tả và thể hiện được thái độ của người viết đối với con vật đó.
- Hình thức : đoạn văn ngắn, có hình ảnh, cảm xúc, có sử dụng các biện pháp tu từ sinh động.
2. * Yêu cầu :
- Kiểu bài : miêu tả (tả cảnh).
- Nội dung : miêu tả quang cảnh nơi em ở vào một buổi sáng đẹp trời.
- Kĩ năng : Lựa chọn được đối tượng cần miêu tả. Cần tả theo trình tự không gian và thời gian. Trong quá trình miêu tả, cần đưa ra được nhận xét khái quát về buổi sáng hôm đó. Kết hợp quan sát, tưởng tượng và so sánh để làm rõ những đặc điểm nổi bật của quang cảnh buổi sáng : bầu trời, cây cối, con đường, hoạt động của con người, ...
- Hình thức : bài văn hoàn chinh, có hình ảnh, có cảm xúc, sử dụng các biện pháp tu từ một cách sinh động.
• Dàn ý tham khảo :
- Mở bài:
+ Giới thiệu khung cảnh nơi em ở vào một buổi sáng đẹp trời.
+ Nêu cảm nhận chung của em về buổi sáng đó.
- Thân bài:
+ Lúc mặt trời mới lên :
• Bầu trời : sác trời, may, mặt trời... như thế nào ?
• Không khí chung của buổi sáng ra sao ?
• Cây cối, cảnh vật bỗng tỉnh giấc như thế nào ?
• Cảnh sinh hoạt của con người có đặc điểm gì nổi bật ?
+ Lúc mặt trời đã lên cao : Sự khác biệt về sắc trời, không khí, cảnh vật và cảnh sinh hoạt của con người so với lúc mặt trời mới lên như thế nào ?
- Kết bài: Cảm nghĩ về buổi sáng thanh bình ở quê em.