Bài giảng Tiếng Việt 1, bài 34: Am, âm, ăm – Sách kết nối tri thức với cuộc sống

Thứ tư - 16/09/2020 10:13
Hướng dẫn soạn giáo án mẫu bài giảng Tiếng Việt 1, bài 34: Am, âm, ăm - Sách kết nối tri thức với cuộc sống.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức
* Giúp HS:
- Nhận biết và đọc đúng vần am, âm, ăm; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn có vần am, âm, ăm; hiểu và trả lời được các cầu hỏi liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng vần am, âm, ăm; viết đúng các tiếng, từ ngữ có vần am, âm, ăm.
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa vần am, âm, ăm có trong bài học.
- Phát triển ngôn ngữ nói theo chủ điểm Môi trường sống của loài vật (được gợi ý trong tranh). Nói về các loài vật, về môi trường sống của mỗi loài. Kể về một con vật được nuôi ở ở gia đình em hay nhà hàng xóm.
2. Kỹ năng
- Phát triển kĩ năng giao tiếp
3. Thái độ
- Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống qua hiểu biết về loài vật.

II. CHUẨN BỊ

- Nắm vững đặc điểm phát âm; cấu tạo, và cách viết các vần am, âm, ăm
- Hiểu rõ nghĩa của một số từ ngữ trong bài học như: sâm, râm ran,..
+ Sâm: một loại cây có củ và rễ dùng làm thuốc bổ.
+ Râm ran: (âm thanh) hoà vào nhau rộn rã liên tiếp, thành từng đợt.
- Hiểu biết về môi trường sống của mỗi loài vật: chim sống trên trời, cá tôm sống dưới nước, các loài thú sống trên mặt đất (có thể sống trong rừng: voi, gấu, khi, sóc, hươu, nai, có thể nuôi ở nhà: chó, mèo, trâu, bò, lợn, dê,...)
- Nhận diện rõ ràng về chim, thủ,. để có thể đưa dẫn chứng một cách sát thực, chính xác.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TIẾT 1
 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Ôn và khởi động
- HS hát chơi trò chơi
- GV cho HS viết bảng en, ên, un, in
2. Nhận biết
- HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Em thấy gì trong tranh?
- GV thuyết minh ngắn gọn nội dung tranh (Gợi ý: Có một chú nhện. Chú nhện chăm chú nhìn tấm lưới do mình dệt ra. Tấm lưới rất đẹp..)
- GV nói câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo. GV cũng có thể đọc thành tiếng cần nhận biết và yêu câu HS đọc theo.
- GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thi dừng lại để HS đọc theo GV và HS lặp lại câu nhận biết một số lần: Nhện ngắm nghĩa/ tấm lưới vừa là xong.
- GV giới thiệu các vần mới am, âm, ăm. Viết tên bài lên bảng.
3. Đọc vần, tiếng, từ ngữ
a. Đọc vần
- So sánh các vần: + GV giới thiệu vần am, âm, ăm
+ GV yêu cầu HS so sánh vần am, âm, ăm để tìm ra điểm giống và khác nhau.
(Gợi ý: Giống nhau là đều có m đứng sau, khác nhau ở chữ đứng trước: a,ă,â).
+ GV nhắc lại điểm giống và khác nhau giữa các vần.
- Đánh vần các vần
+ GV đánh vần mẫu các vẫn am, âm, ăm. GV chú ý hướng dẫn HS quan sát khẩu hình, tránh phát âm sai.
+ GV yêu cầu HS nối tiếp nhau đánh vần. Mỗi HS đánh vấn cả 3 vần.
+ GV yêu cầu lớp đánh vần đồng thanh 3 vần một lần.
- Đọc trơn các vần
+ GV yêu cầu một số (4 - 5) HS nối tiếp nhau đọc trơn vần. Mỗi HS đọc trơn cả 3 vần.
+ Lớp đọc trơn đồng thanh 3 vần một lần.
- Ghép chữ cái tạo vần
+ GV yêu cầu HS tìm chữ cái trong bộ thẻ chữ để ghép thành vần am.
+ GV yêu cầu HS tháo chữ a, ghép â vào để tạo thành âm.
+ GV yêu cầu HS tháo chữ â, ghép ă vào để tạo thành ăm.
- Lớp đọc đồng thanh am, âm, ăm một số lần.
b. Đọc tiếng
- Đọc tiếng mẫu
+ GV giới thiệu mô hình tiếng làm. (GV: Từ các vần đã học, làm thế nào để có tiếng? Hãy lấy chữ ghi âm l ghép trước am, dấu huyền ta được tiếng nào?
+ GV khuyến khích HS vận dụng mô hình các tiếng đã học để nhận biết mô hình và đọc thành tiếng làm.
+ GV yêu cầu một số (4 5) HS đánh vần tiếng làm. Lớp đánh vần đồng thanh tiếng làm.
+ GV yêu cầu một số (4 - 5) HS đọc trơn tiếng làm. Lớp đọc trơn đồng thanh tiếng làm.
- Đọc tiếng trong SHS
 + Đánh vần tiếng: GV đưa các tiếng có trong SHS. Mỗi HS đánh vần một tiếng nói tiếp nhau (số HS đánh vần tương ứng với số tiếng). Lớp đánh vần mỗi tiếng một lần.
+ Đọc trơn tiếng. (HS nào lúng tùng không đọc trơn ngay được thì GV cho HS đó đánh vẫn lại tiếng). Mỗi HS đọc trơn một tiếng, nối tiếp nhau, hai lượt.
+ Mỗi HS đọc trơn các tiếng chứa một vần. Lớp đọc trơn đồng thanh một lần tất cả các tiếng.
- Ghép chữ cái tạo tiếng
+ HS tự tạo các tiếng có chứa vần am, âm, ăm. (GV đưa mô hình tiếng làm, vừa nói vừa chỉ mô hình: Muốn có tiếng “làm” chúng ta thêm chữ ghi âm c vào trước vần am. Hãy vận dụng cách làm này để tạo các tiếng có chứa vần âm hoặc vần ăm vừa học! GV yêu cầu HS trình kết quả ghép chữ với vần, lấy kết quả ghép của một số HS gắn lên bảng và hỏi HS: Đó là tiếng gì?)”.
+GV yêu cầu HS đọc tiếng vừa ghép được.
+GV yêu cầu HS phân tích tiếng

+GV yêu cầu HS nêu lại cách ghép.
+GV yêu cầu lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới ghép được.
c. Đọc từ ngữ
- GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: quả cam, tăm tre, củ sâm. Sau khi đưa tranh minh hoạ cho mỗi từ ngữ, chẳng hạn quả cam
- GV nêu yêu cầu nói tên sự vật trong tranh.
- GV cho từ ngữ quả cam xuất hiện dưới tranh.

- GV nêu yêu HS nhận biết tiếng chứa vần am trong quả cam
- GV nêu yêu HS phân tích và đánh vần quả cam, đọc trơn từ quả cam.
- GV thực hiện các bước tương tự đối với tăm tre, củ sâm
- GV nêu yêu HS đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lần.
d. Đọc lại các tiếng
- GV có thể cho nhóm đôi đọc cho nhau nghe, gọi một số HS đọc, cuối cùng cả lớp đọc đồng thanh một lần.
4. Viết bảng
- GV đưa mẫu chữ viết các vấn am,ăm,âm
- GV viết mẫu, vừa viết vừa nêu quy trình và cách viết các vần am, ăm, âm.
- HS viết vào bảng con: am,ăm,âm, cam, tăm, sâm (chữ cỡ vừa).
- HS viết vào bảng con từng vần và tiếng chứa vần đó
- GV quan sát, hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách.
- Sau khi HS viết xong mỗi vần và tiếng chứa vần đó, GV đưa bảng con của một số HS để các bạn khác nhận xét chữ viết, GV sửa (nếu cán). HS xoá bảng để viết vần và tiếng tiếp theo.
- GV nhận xét, đánh giá và sửa lỗi chữ viết cho HS.

-Hs chơi
-HS viết


-HS trả lời
-Hs lắng nghe



- HS đọc
- HS đọc

-Hs lắng nghe và quan sát



-Hs lắng nghe
- HS trả lời

-Hs lắng nghe


-Hs lắng nghe, quan sát

-HS đánh vần tiếng mẫu
- Lớp đánh vần đồng thanh 3 vần một lần.

- HS đọc trơn tiếng mẫu.


- Cả lớp đọc trơn đồng thanh tiếng mẫu.

-HS tìm
-HS ghép
-HS ghép
-HS đọc


-HS lắng nghe



-HS thực hiện

-HS đánh vần. Lớp đánh vần đồng thanh tiếng làm.

- HS đọc trơn tiếng làm . Lớp đọc trơn đồng thanh tiếng làm.



-HS đánh vần, lớp đánh vần



- HS đọc


-HS đọc


-HS tự tạo






-HS đọc
-HS phân tích
-HS ghép lại
- Lớp đọc trơn đồng thanh


-HS lắng nghe, quan sát

-HS nói
-HS nhận biết
-HS thực hiện
-HS thực hiện
- HS đọc
- HS đọc



- HS đọc

- HS viết vào bảng con, chữ cỡ vừa (chú ý khoảng cách giữa các chữ trên một dòng).

-HS đọc
-HS viết
-HS viết
- HS quan sát

-HS nhận xét


-HS lắng nghe

TIẾT 2
 
5. Viết vở
- GV đưa vần, từ ngữ viết mẫu và hướng dẫn về độ cao của các con chữ.
- GV hướng dẫn HS viết đúng điểm đặt bút và đúng số lần theo yêu cầu, Lưu ý khoảng cách giữa các chữ. GV nhắc lại tư thế ngồi viết, cách cấm bút.
-GV yêu cầu HS viết vào vở các vần am,ăm,âm, cam, tăm, sâm
- GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách
- GV nhận xét và sửa bài viết của một số HS.
6. Đọc
- GV đọc mẫu cả đoạn
- GV yêu cầu HS đọc thầm và tìm các tiếng có vần am,ăm,âm, cam, tăm, sâm
- GV yêu cầu một số (4 5) HS đọc trơn các tiếng mới. Mỗi HS đọc một hoặc tất cả các tiếng (với lớp đọc yếu, GV cho HS đánh vấn tiếng rồi mới đọc). Từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng thanh những tiếng có vần am,ăm,âm trong đoạn văn một số lần.
- GV yêu cầu HS xác định số câu trong đoạn. Một số HS đọc thành tiếng nối tiếp từng câu. Sau đó từng nhóm rồi cả lớp đọc đồng thanh một lần.
- GV yêu cầu một số (2 3) HS đọc thành tiếng cả đoạn.
- HS trả lời câu hỏi về nội dung đoạn văn đã đọc:
Âm thanh nào báo hiệu mùa hè đã đến Hoa sen nở vào mùa nào?
 Trên thảm cỏ ven hồ, lũ trẻ làm gì?...
 (Gợi ý: Tiếng ve râm ran báo hiệu mùa hè đến. Hoa sen nở vào mùa hè. Trên thảm cỏ ven hó, lũ trẻ đang nô đùa,.)
- GV và HS thống nhất câu trả lời.
7. Nói theo tranh
- GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SHS. Tranh vẽ cảnh ở đâu?
Em nhìn thấy các con vật nảo trong tranh? Mỗi con vật đang làm gì?
Đâu là nơi sinh sống của từng loài vật?
 Kể tên các loài vật khác và nơi sinh sống của chúng mà em biết?
 - GV yêu cầu một số (2 - 3) HS trả lời những câu hỏi trên (Gợi ý: Tranh vẽ cành ở một khu rừng, có suối chảy phía trên là thác. Trong tranh, có hai chú nai (đang cúi xuống uống nước), chủ hươu đang đứng bên bờ suối, có cá đang bơi, có vài con chim đang bay. Nai sống trong rừng. Cá sống dưới nước. Chim sống trên trời. Các loài vật khác: hươu, khi, vượn, gấu, voi, hổ,.. sống trong rừng. Chó, mèo, để, lợn,.. nuôi trong nhà. Tôm, cua, ốc,.. sống dưới nước,...).
- GV yêu cầu HS chia nhóm: kể tên các con vật được nuôi trong nhà và giới thiệu với các bạn về một con vật trong số đó.
- GV có thể mở rộng giúp HS có ý thức giữ gìn môi trường sống cho động vật.
8. Củng cố
- HS tham gia trò chơi để tìm một số từ ngữ chứa vần am, ăm, âm và đặt câu với các từ ngữ tìm được.
- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS.
- Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà

- HS lắng nghe
- HS lắng nghe


-HS viết
- HS lắng nghe

- HS lắng nghe

- HS đọc thầm, tìm .
- HS đọc






- HS đọc

- HS đọc

- HS trả lời.
- HS trả lời.





- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.






- HS kể


-Hs lắng nghe

-HS chơi


-HS làm

LUYỆN VIẾT
LUYỆN VIẾT EN, ÊN, UN,  IN, AM, ĂM, ÂM

I. MỤC TIÊU:

- Giúp HS củng cố về đọc viết các âm en, ên, un, in, am, ăm, âm đã học.

II. ĐỒ DÙNG:

- Vở bài tập Tiếng Việt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Ôn đọc:
- GV ghi bảng.
en, ên, un, in, am, ăm, âm
- GV nhận xét, sửa phát âm.
2. Viết:
- Hướng dẫn viết vào vở ô ly.
en, ên, un, in, am, ăm, âm, len, hên, lùn, tin, cam, nằm, mâm. Mỗi chữ 1 dòng.
- Quan sát, nhắc nhở HS viết đúng.
3. Chấm bài:
- GV chấm vở của HS.
- Nhận xét, sửa lỗi cho HS.
4. Củng cố - dặn dò:
- GV hệ thống kiến thức đã học.
- Dặn HS luyện viết lại bài ở nhà.

- HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp.





- HS viết vở ô ly.





- Dãy bàn 1 nộp vở.

  Ý kiến bạn đọc

THÀNH VIÊN

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây