I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nắm vững cách đọc các vần on, ơn, ôn, an, ăn, an, en, ên, un, in, am, ăm, âm; cách đọc các tiếng, từ ngữ, câu có các vần on,ơn, ôn, an, ăn, an, en, ên, un, in, am, ăm, âm hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
2. Kỹ năng
- Phát triển kỹ năng viết thông qua viết từ ngữ chứa một số âm chữ đã học.
- Phát triển kỹ năng nghe và nói thông qua hoạt động nghe kể câu chuyện Gà nâu và vịt xám. Câu chuyện cũng giúp HS rèn kỹ năng: đánh giá sự việc có ý thức giữ gìn, trân trọng tình bạn,
3. Thái độ
- Yêu thích môn học
II. CHUẨN BỊ
- Nắm vững đặc điểm phát âm của vần on,ơn, ôn, an, ăn, an, en, ên, un, in, am, ăm, âm; cấu tạo và cách viết các chữ ghi vần on,ơn, ôn, an, ăn, an, en, ên, un, in, am, ăm, âm; nghĩa của các từ ngữ trong bài học và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này. Chú ý nghĩa của những từ ngữ khó hoặc dễ nhầm lẫn.
- Những lỗi về chữ viết dễ mắc do phát âm phương ngữ .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
1. Ôn và khởi động
- HS viết on, ơn, ôn, an, ăn, an, en, ên, un, in, am, ăm
2. Đọc âm, tiếng, từ ngữ
a. Đọc tiếng:
- GV yêu cầu HS ghép âm dấu với nguyên âm để tạo thành tiếng (theo mẫu) và đọc to tiếng được tạo ra: theo cá nhân, theo nhóm và đồng thanh cả lớp.
- Sau khi đọc tiếng có thanh ngang, GV có thể cho HS bổ sung các thanh điệu khác nhau để tạo thành những tiếng khác nhau và đọc to những tiếng đó.
b. Đọc từ ngữ:
- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng cá nhân, nhóm), đọc đóng thanh (cả lớp). Lưu ý: GV cũng có thể tổ chức hoạt động dạy học ở mục 2 này bằng cách tổ chức trò chơi phù hợp với HS. Tuy nhiên, cần đảm bảo yếu tố thời gian của tiết học.
3. Đọc câu
- GV yêu cầu HS đọc thầm cả đoạn; tìm tiếng có chứa các vần đã học trong tuần.
- GV đọc mẫu.
- GV yêu cầu HS đọc thành tiếng cả đoạn (theo cá nhân và nhóm), sau đó cả lớp đọc đống thanh theo GV.
- GV hỏi HS một số câu hỏi về nội dung đã đọc:
Khi nhìn thấy rùa, thỏ đã nói gì?
Thái độ của rùa ra sao khi bị thỏ chê?
Câu nào cho thấy rùa cố gắng để thi cùng thỏ?
Kết quả cuộc thi thế nào?
Em học được điều gì từ nhân vật rùa? (Gợi ý: Thấy rủa, thỏ nói “Quả là chậm như rùa. Khi bị thỏ chê, rùa vẫn ôn tồn, nhẹ nhàng, không tức giận. Câu nói cho thấy rùa rất cố gắng: Thỏ nhởn nhơ múa ca, rùa cứ bò cần mẫn. Kết quả, rùa thắng cuộc. Bài học: không chủ quan, không coi thường người khác.
-GV và HS thống nhất cầu trả lời.
4. Viết
- GV hướng dẫn HS viết vào Tập viết 1, tập một. Số lần lặp lại tuỳ thuộc vào thời gian cho phép và tốc độ viết của HS.
- GV lưu ý HS cách nối nét giữa các chữ cái.
- GV quan sát, nhận xét và sửa lỗi cho HS. |
-Hs viết
-Hs ghép và đọc
- HS đọc
- HS đọc
- HS đọc
-Hs lắng nghe
-Một số (4 5) HS đọc sau đó từng nhóm và cả lớp đồng thanh đọc một số lần.
-Hs trả lời
-Hs trả lời
-Hs trả lời
-Hs trả lời
-Hs trả lời
-Hs lắng nghe
-HS viết
-HS nhận xét
-Hs lắng nghe |
TIẾT 2
5. Kể chuyện
a. Văn bản
GÀ NÂU VÀ VỊT XÁM
Gà nâu và vịt xám là đôi bạn thân. Hằng ngày, chúng ríu rít vượt sông cạn để kiếm ăn. Một năm, nước lớn, vịt xám sang sông được nhưng gà nâu thì đành chịu. Gà buồn rầu nói:
- Vịt xám ơi! Mình không biết bơi. Chết đói mất thôi!
Vịt an ủi gà:
- Cậu đừng lo, đã có mình rồi mà!
Thế là ngày ngày, vịt lầm lũi tìm thức ăn mang về phần bạn. Biết vịt chăm lo cho mình, gà cảm động lắm. Nhưng vốn ngại làm phiền, gà bèn nhờ vịt cõng qua sông để tự kiếm ăn. Cuộc sống của chúng yên ổn trở lại. Thấy vịt bơi cả ngày, người rét run, gà liền bảo bạn:
- Cậu vất vả quả. Việc ấp trứng, cứ để mình làm cho
Vịt lưỡng lự nhưng rồi cũng đồng ý. Thời gian trôi đi, lâu dần, vịt không còn nhớ tới việc ấp trứng nữa
(Phỏng theo Truyện cổ dân tộc Lô Lô)
b. GV kể chuyện, đặt câu hỏi và HS trả lời
Lần 1: GV kể toàn bộ câu chuyện.
Lần 2: GV kể từng đoạn và đặt câu hỏi. HS trả lời.
Đoạn 1: Từ đầu đến vượt sông cạn để kiếm ăn. GV hỏi HS:
1. Đôi bạn thân trong câu chuyện là những ai?
2. Hằng ngày, đôi bạn gà nấu và vịt xám làm gì?
Đoạn 2: Từ Một năm đến có minh rồi mà, GV hỏi HS:
3. Chuyện gì xảy ra khiến gà nâu không thể sang sông?
4. Ai đã an ủi gà nâu lúc khó khăn?
Đoạn 3: Từ Thế là đến yên ổn trở lại, GV hỏi HS:
5. Vịt đã giúp gà bằng cách nào?
6. Vì sao gà nhờ vịt cõng qua sông để tự kiếm ăn?
Đoạn 4: Tiếp theo cho đến hết. GV hỏi HS:
7. Thương vịt vất vả, gà giúp bạn việc gì?
8. Vì sao vịt không còn nhớ đến việc ấp trứng?
- HS nhìn theo tranh để kể lại từng đoạn của câu chuyện. GV có thể tạo điều kiện cho HS được trao đổi nhóm để tìm ra câu trả lời phủ hợp với nội dung từng đoạn của câu chuyện được kể.
c. HS kể chuyện
-GV yêu cầu HS kể lại từng đoạn theo gợi ý của tranh và hướng dẫn của GV. Một số HS kể toàn bộ câu chuyện.GV cần tạo điều kiện cho HS được trao đổi nhóm để tìm ra câu trả lời phù hợp với nội dung từng đoạn của câu chuyện được kế. GV cũng có thể cho HS đóng vai kể lại từng đoạn hoặc toàn bộ câu chuyện và thi kế chuyện. Tuỷ vào khả năng của HS và điều kiện thời gian để tổ chức các hoạt động cho hấp dẫn và hiệu quả.
6. Củng cố
- GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS.
- GV khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà: kể cho người thân trong gia đình hoặc bạn bè câu chuyện. Ở tất cả các bài, truyện kể không nhất thiết phải đầy đủ và chính xác các chi tiết như được học ở lớp. HS chỉ cần nhớ một số chi tiết cơ bản và kể lại. |
-Hs lắng nghe
-Hs lắng nghe
-Hs trả lời
-Hs trả lời
-Hs trả lời
-Hs trả lời
-Hs trả lời
-Hs trả lời
-Hs trả lời
-Hs trả lời
-HS kể
-HS kể
-HS lắng nghe |