CHỦ ĐỀ 1: MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC
BÀI 1: HỆ ĐIỀU HÀNH
Thời gian thực hiện: …… tiết
Mục tiêu
Về kiến thức
Học xong bài này, em sẽ:
- Trình bày được sơ lược lịch sử phát triển của các hệ điều hành thông dụng cho PC.
- Chỉ ra được một số đặc điểm của hệ điều hành cho thiết bị di động.
- Trình bày được một cách khái quát mối quan hệ giữa phần cứng, hệ điều hành và phần mềm ứng dụng cũng như vai trò của mỗi thành phần trong hoạt động chung của cả hệ thống.
Về năng lực
2.1 Năng lực chung
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực chung của học sinh như sau:
- Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có khả năng tự đọc sách giáo khoa và kết hợp với gợi ý của giáo viên để trả lời câu hỏi của bài học.
- Năng lực hợp tác và giao tiếp: Học sinh thảo luận nhóm để hoàn thành các nhiệm vụ trong phiếu học tập giáo viên đưa ra.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh phân biệt được các hệ điều hành
2.2 Năng lực tin học
Hình thành, phát triển các năng lực:
- NLa: Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông;
Về phẩm chất
Hình thành và phát triển phẩm chất:
- Nâng cao khả năng tự học và ý thức học tập.
- Tự giải quyết vấn đề có sáng tạo
Thiết bị dạy học và học liệu
- Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính giáo viên.
- Học liệu: Sách giáo khoa Tin học 11, sách giáo viên Tin học 11, giáo án.
Tiến hành dạy học
Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b) Nội dung: Giáo viên nêu ra vấn đề, học sinh lắng nghe
c) Sản phẩm: Thái độ học tập của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện:
- Giáo viên trình bày vấn đề: Khi chưa có hệ điều hành, con người phải can thiệp vào hầu hết quá Trình hoạt động của máy tính nên hiệu quả khai thác sử dụng máy tính rất thấp. Sự ra đời của hệ điều hành đã giúp khắc phục được tình trạng đó. Vậy lịch sử phát triển hệ điều hành như thế nào? Đặc điểm của hệ điều hành cho thiết bị di động là gì? Chúng ta cùng đến với bài 1.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Lịch sử phát triển của hệ điều hành máy tính cá nhân
a) Mục tiêu: Trình bày được sơ lược lịch sử phát triển của các hệ điều hành thông dụng cho PC.
b) Nội dung: Giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV giao nhiệm vụ
NV1
- GV cho HS bắt cặp, đọc thông tin ở mục 1 và thảo luận, trả lời câu hỏi:
+ Nêu các nhóm chức năng chính của hệ điều hành.
+ Theo em, nhóm chức năng nào thể hiện rõ nhất đặc thù của hệ điều hành máy tính cá nhân?
+ Nêu các đặc điểm cơ bản của hệ điều hành máy tính cá nhân.
NV2
- GV cho HS đọc thầm thông tin ở mục 1 phần kiến thức mới sgk và yêu cầu HS rút ra kết luận:
+ Bước phát triển quan trọng của hệ điều hành máy tính cá nhân là bước nào?
+ Vai trò cơ chế plug & play là gì?
+ Ban đầu hệ điều hành máy tính cá nhân sử dụng giao diện gì?
+ Đặc điểm nào chứng tỏ hệ điều hành máy tính cá nhân phát triển theo hướng ngày càng dễ sử dụng?
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ 1 trong phiếu học tập.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận theo nhóm nhỏ.
- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: GV tổ chức báo cáo và thảo luận
- Một số HS đứng dậy trình bày kết quả hoạt động 1.
- HS rút ra lịch sử phát triển các hệ điều hành.
Bước 4: Kết luận
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. |
1. Lịch sử phát triển của hệ điều hành máy tính cá nhân
Các hệ điều hành máy tính cá nhân phát triển theo hướng ngày càng dễ sử dụng, thể hiện ở các điểm sau:
- Giao diện thân thiện, từ giao diện dòng lệnh sang giao diện đồ họa và tích hợp với nhận dạng tiếng nói.
- Khả năng nhận biết các thiết bị ngoại vi với cơ chế plug & play giúp người sử dụng không cần quan tâm tới trình điều khiển của thiết bị ngoại vi.
- Các hệ điều hành thông dụng nhất trên máy tính cá nhân là MacOS trên dòng máy MAC và Windows trên dòng máy PC. Đặc biệt Linux và các biến thể của nó như RedHat, Suse hay Ubuntu là hệ điều hành nguồn mở, mang đến cho người dùng các hệ điều hành mạnh mẽ, tin cậy và chi phí thấp.
a. Hệ điều hành Windows
Các phiên bản quan trọng, đánh dấu mốc phát triển của Windows:
- Phiên bản 1 của Windows (1985).
- Phiên bản 3 (1990).
- Windows 95 (1995).
- Win XP (2001).
- Windows 7 (2009), Windows 8 (2012), Windows 10 (2015), Windows 11 (2021)
b. Hệ điều hành LINUX và các phiên bản
- Có nguồn gốc từ UNOX
- LINUX 1.0 (1994) dưới dạng mã nguồn mở.
- LINUX dùng cho máy tính cá nhân, máy chủ và các thiết bị nhúng. |
Hoạt động 2.2: Hệ điều hành cho thiết bị di động
Mục tiêu: Chỉ ra được một số đặc điểm của hệ điều hành cho thiết bị di động.
b) Nội dung: Giáo viên giảng giải, học sinh lắng nghe, thảo luận và trả lời.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV giao nhiệm vụ
NV1
- GV cho HS bắt cặp, đọc thông tin ở mục 2 và thảo luận, trả lời câu hỏi:
+ Chỉ ra điểm khác biệt của hệ điều hành cho thiết bị di động so với hệ điều hành cho máy cá nhân?
- GV trình bày bảng 1.1 sgk/8
NV2
- GV đưa ra câu hỏi để HS trả lời:
+ Vì sao hệ điều hành di động ưu tiên cao cho giao tiếp thân thiện và kết nối mạng di động?
+ Kể tên ba tiện ích thường có trên thiết bị di động và chức năng của nó.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
- HS nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận theo nhóm nhỏ.
- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: GV tổ chức báo cáo và thảo luận
- Một số HS đứng dậy trình bày kết quả thảo luận.
- HS rút ra điểm khác biệt của hệ điều hành cho thiết bị di động so với hệ điều hành cho máy cá nhân.
Bước 4: Kết luận
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. |
2. Hệ điều hành cho thiết bị di động
- Một số khác biệt của hệ điều hành cho thiết bị di động so với hệ điều hành cho máy cá nhân:
+ Giao diện đặc biệt thân thiện nhờ nhận dạng hành i của người dùng thông qua các cảm biến.
+ Dễ dàng kết nối mạng di động.
+ Nhiều tiện ích hỗ trợ cá nhân
- Hai hệ điều hành phổ biến cho thiết bị di động là iOS của Apple và Android của Google.
|
Hoạt động 2.3: Quan hệ giữa hệ điều hành, phần cứng và phần mềm ứng dụng
Mục tiêu: Trình bày được một cách khái quát mối quan hệ giữa phần cứng, hệ điều hành và phần mềm ứng dụng cũng như vai trò của mỗi thành phần trong hoạt động chung của cả hệ thống.
b) Nội dung: Giáo viên giảng giải, học sinh lắng nghe, thảo luận và trả lời.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV giao nhiệm vụ
- GV cho HS bắt cặp, đọc thông tin ở mục 3 và thảo luận, trả lời câu hỏi:
+ Có hay không trường hợp phần mềm chạy trên một thiết bị không có hiệu điều hành? Khi nào cần có hệ điều hành?
+ Trước khi có máy tính, chưa có hệ điều điều hành, người sử dụng nạp chương trình như thế nào?
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ 2 trong phiếu học tập.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận theo nhóm nhỏ.
- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: GV tổ chức báo cáo và thảo luận
- Một số HS đứng dậy trình bày kết quả thảo luận.
- HS rút ra mối quan hệ giữa phần cứng, hệ điều hành và phần mềm ứng dụng cũng như vai trò của mỗi thành phần trong hoạt động chung của cả hệ thống.
Bước 4: Kết luận
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. |
3. Quan hệ giữa hệ điều hành, phần cứng và phần mềm ứng dụng
Hệ điều hành là môi trường để phần mềm ứng dụng khai thác hiệu quả phần cứng.
|
Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học thông qua giải bài tập
b) Nội dung: Giáo viên giao bài tập, học sinh thảo luận, trả lời
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động cặp đôi, thảo luận, hoàn thành bài tập sau:
Bài 1. Em hiểu thế nào là tính thân thiện của hệ điều hành?
Bài 2. Hệ điều hành cung cấp môi trường giao tiếp với người sử dụng như thế nào? Môi trường giao tiếp đó thể hiện như thế trên hệ điều hành Windows?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ, thực hiện và thảo luận theo cặp đôi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Đại diện báo cáo kết quả thực hiện.
- GV cùng toàn lớp thảo luận đáp án.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét kết quả thực hiện của HS, GV chuẩn kiến thức.
Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống
b) Nội dung: GV đưa ra bài tập, yêu cầu HS về nhà hoàn thiện.
c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Bài 1. Em hãy tìm hiểu xem ngoài máy tính còn có thiết bị điện gia dụng nào sử dụng hệ điều hành không.
Bài 2.Thực ra,Linux là hệ điều hành có nguồn gốc từ hệ điều hành UNIX. Hãy tìm hiểu lịch sử của hệ điều hành Linux để biết thêm về hệ điều hành UNIX.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ, thực hiện và thảo luận theo cặp đôi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Đại diện báo cáo kết quả thực hiện.
- GV cùng toàn lớp thảo luận đáp án.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét kết quả thực hiện của HS, GV chuẩn kiến thức
PHIẾU HỌC TẬP
1. Nhiệm vụ 1: Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi sau:
+ Nhóm 1: Em hãy trình bày các phiên bản quan trọng, đánh dấu mốc phát triển của Windows.
+ Nhóm 2: Em hãy trình bày các phiên bản của hệ điều hành LINUX.
2. Nhiệm vụ 2: Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi sau
+ Nêu lí do thiết bị xử lí đa năng cần có hệ điều hành.
+ Nêu mối quan hệ giữa phần cứng, phần mềm ứng dụng và hệ điều hành.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Hệ điều hành Windows 7 ra đời năm nào?
A. 2007 B. 2008 C. 2009 D. 2010
2. Linux có nguồn gốc từ:
A. UNIX. B. Windows. C. iOS. D. Android
3. Hệ điều hành nào là hệ điều hành thiết bị di động?
A. Ubuntu. B. iOS. C. Windows. D. Mac OS.
4. Đâu là khác biệt của hệ điều hành cho thiết bị di động so với hệ điều hành?
A. Giao diện đa màu, khó sử dụng.
B. Ít tiện ích để hỗ trợ cá nhân.
C. Thao tác khó sử dụng, phải sử dụng mạng để thao tác.
D. Dễ dàng kết nối mạng di động.
ĐÁP ÁN
1. C 2. A 3. B 4. D