Soạn giảng Bài 3: Phần mềm nguồn mở và phần mềm chạy trên internet, Tin học 11 ứng dụng KNTT

Thứ ba - 31/10/2023 01:03
Soạn giảng Tin học 11 Định hướng Tin học ứng dụng, Bài 3: Phần mềm nguồn mở và phần mềm chạy trên internet. Chủ đề 1: Máy tính và xã hội tri thức. Sách kết nối tri thức với cuộc sống.
Soạn giảng Bài 3: Phần mềm nguồn mở và phần mềm chạy trên internet, Tin học 11 ứng dụng KNTT

PHẦN MỀM NGUỒN MỞ

VÀ PHẦN MỀM CHẠY TRÊN INTERNET

Thời gian thực hiện: …… tiết
  • Mục tiêu
  • Về kiến thức
  • Học xong bài này, em sẽ:
    • Trình bày được một số khái niệm và so sánh phần mềm nguồn mở với phần mềm thương mại; Nêu được vai trò của phần mềm nguồn mở và phần mềm thương mại đối với sự phát triển của công nghệ thông tin.
    • Làm quen với phần mềm chạy trên Internet.
  • Về năng lực
  • 2.1 Năng lực chung
    Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực chung của học sinh như sau:
    • Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có khả năng tự đọc sách giáo khoa và kết hợp với gợi ý của giáo viên để trả lời câu hỏi phần mềm nguồn mở.
    • Năng lực hợp tác và giao tiếp: Học sinh thảo luận nhóm để đưa ra ví dụ về: phần mềm nguồn mở, phần mềm chạy trên internet.
    • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:
    + Học sinh nhận biết được một số phần mềm chạy trên internet.
    + Học sinh đưa ra được thêm các ví dụ minh họa được vai trò của phần mềm nguồn mở và phần mềm thương mại đối với sự phát triển của công nghệ thông tin.
    2.2 Năng lực tin học
    Hình thành, phát triển các năng lực:
    • NLa: Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông;
  • Về phẩm chất
  •     Hình thành và phát triển phẩm chất:
    • Nâng cao khả năng tự học và ý thức học tập.
    • Tự giải quyết vấn đề có sáng tạo, tinh thần vì lợi ích chung của cộng đồng nguồn mở.
  • Thiết bị dạy học và học liệu
    • Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính giáo viên.
    • Học liệu: Sách giáo khoa Tin học 11, sách giáo viên Tin học 11, giáo án.
  • Tiến hành dạy học
  • Hoạt động 1: Khởi động
    a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
    b) Nội dung: Giáo viên nêu ra vấn đề, học sinh lắng nghe
    c) Sản phẩm: Thái độ học tập của học sinh.
    d) Tổ chức thực hiện:
    • Giáo viên trình bày vấn đề: Với ngôn ngữ lập trình bậc cao, chương trình sẽ được viết dưới dạng văn bản gần với ngôn ngữ tự nhiên. Văn bản này gọi là mã nguồn. Để máy tính có thể chạy được trực tiếp, chương trình được dịch thành dãy lệnh gọi là mã máy. Mà máy này rất khó đọc hiểu nên việc dịch sang mã máy còn giúp bảo vệ chống đánh cắp ý tưởng hay sửa đổi phần mềm. Phần mềm chuyển giao dưới dạng mã máy thường được gọi là phần mềm nguồn đóng.
    Vào những năm 1970,  trong một số trường đại học ở Mỹ đã xuất hiện việc chia sẻ mã nguồn để cùng phát triển phần mềm, dẫn tới sự ra đời của phần mềm nguồn mở - một xu hướng có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của công nghệ phần mềm sau này. Vậy lợi ích đối với cộng đồng trong việc chia sẻ mã nguồn là gì chúng ta sẽ tìm hiểu ở bài 3
    Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
    Hoạt động 2.1: Phần mềm nguồn mở
    a) Mục tiêu: Trình bày được một số khái niệm và so sánh phần mềm nguồn mở với phần mềm thương mại.
    b) Nội dung: GV cho HS đọc hiểu, rút ra kết luận cần thiết
    c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS.
    d) Tổ chức thực hiện:
    HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
    Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
    - GV cho HS đọc thông tin ở mục 1a sgk, chia lớp thành các nhóm,  yêu cầu thảo luận, trả lời câu hỏi:
    Hãy thảo luận xem lợi ích của người dùng được tăng dần như thế nào theo hướng mở nói trên.
    NV1
    Thảo luận hoàn thành nhiệm vụ 1 phiếu học tập
    - GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần.
    NV2:
    - GV cho HS đọc thầm thông tin ở mục 1b, thảo luận nhóm cặp đôi và trả lời câu hỏi:
    + Khi sử dụng phần mềm thương mại, tự do hay nguồn mở người dùng phải tuân thủ điều gì?
    + Em hãy so sánh quyền sử dụng phần mềm quần Mở với quy định về bản quyền và cho biết một số điểm mâu thuẫn.
    + Giấy phép công cộng  GNU GPL  là gì?
    + Trình bày một số nội dung đáng chú ý của giấy phép công cộng  GNU GPL.
     - GV quan sát, hỗ trợ khi cần thiết.
    NV3:
    Thảo luận hoàn thành nhiệm vụ 2 phiếu học tập
    - GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần.
    Bước 3: Báo cáo, thảo luận
    - Một số HS đứng dậy trình bày kết quả hoạt động 1.
    - HS nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn (nếu có).
    Bước 4: Kết luận, nhận định
    - GV nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
    1. Phần mềm nguồn mở
    a. Phân loại phần mềm theo cách chuyển giao sử dụng
    - Phần mềm thương mại dùng để bán, người dùng phải mua mới được quyền sử dụng. Hầu hết phần mềm thương mại được bán ở dạng mã máy gọi là phần mềm nguồn đóng.
    - Phần mềm nguồn mở là phần mềm được cung cấp cả mã nguồn mà người dùng có quyền sử dụng thay đổi và phân phối lại theo các giấy phép thích hợp.
    b. Giấy phép đối với phần mềm mở
    - Giấy phép công cộng GNU GPL Là giấy phép điển hình đối với phần mềm vụ mở. Nó đảm bảo quyền tiếp cận của người sử dụng đối với mã nguồn để dùng, thay đổi hoặc phân phối lại; Bảo đảm quyền miễn trừ của các tác giả về hậu quả sử dụng phần mềm; Bảo đảm quyền đứng tên của các tác giả tham gia phát triển, đảm bảo sự phát triển bền vững của phần mềm nguồn mở bằng cách công bố rõ ràng các thay đổi của các phiên bản già buộc phần phát triển dựa trên phần mềm nguồn mở theo giấy phép GPL cũng phải mở theo GPL.

     
    Hoạt động 2.2: Vai trò của phần mềm thương mại và phần mềm nguồn mở.
    a) Mục tiêu: Nêu được vai trò của phần mềm nguồn mở và phần mềm thương mại đối với sự phát triển của công nghệ thông tin.

    b) Nội dung: GV giảng giải, HS lắng nghe, thảo luận và trả lời.
    c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS, phiếu học tập.
    d) Tổ chức thực hiện:
    HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
    Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
    NV1
    - GV cho HS đọc thông tin ở mục 2 sgk, yêu cầu các nhóm thảo luận và hoàn thành nhiệm vụ 3 trong phiếu học tập
    NV2
    -  GV cho HS hoạt động cặp đôi, trả lời câu hỏi:
    + Phần mềm nguồn mở có thay thế hoàn toàn được phần mềm thương mại hay không? Tại sao?
    + Trình bày ưu điểm của phần mềm thương mại và phần mềm nguồn mở.
    + Trình bày vai trò của phần mềm thương mại  và phần mềm nguồn mở.
    Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
    - HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận theo nhóm nhỏ.
    - GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần.
    Bước 3: Báo cáo, thảo luận
    - Một số HS đứng dậy trình bày kết quả HĐ 2.
    - HS rút ra ưu điểm của phần mềm thương mại, ưu điểm của phần mềm nguồn mở, vai trò của hai loại phần mềm
    Bước 4: Kết luận, nhận định
    - GV nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
    2. Vai trò của phần mềm thương mại và phần mềm nguồn mở.
    - Ưu điểm của phần mềm thương mại:
    + Phần mềm dạng “đặt hàng” đáp ứng nhu cầu riêng và người dùng được hỗ trợ kỹ thuật.
    + Phần mềm “đóng gói” có tính hoàn chỉnh cao, đáp ứng nhu cầu rộng rãi.
    - Ưu điểm của phần mềm nguồn mở: Chi phí thấp, minh bạch, không bị phụ thuộc nhiều vào nhà cung cấp.
    - Vai trò của hai loại phần mềm:
    + Phần mềm thương mại là nguồn thu nhập chính của các tổ chức, cá nhân là phần mềm chuyên nghiệp, góp phần tạo ra thị trường phần mềm phong phú, đáp ứng các nhu cầu riêng của cá nhân, tổ chức và các yêu cầu chung của xã hội.
    + Phần mềm còn mở giúp những người có nhu cầu được sử dụng phần mềm dùng chung chất lượng tốt, ổn định và chi phí thấp.
    Hoạt động 2.3: Phần mềm chạy trên Internet.
    a) Mục tiêu: Làm quen với phần mềm chạy trên Internet.
    b) Nội dung: GV giảng giải, HS lắng nghe, thảo luận và trả lời.
    c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
    d) Tổ chức thực hiện:
    HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
    Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
    - GV cho HS đọc thông tin ở mục 3 sgk,  hoạt động cặp đôi, trả lời câu hỏi:
    + Phần mềm chạy trên Internet là gì?
    + Trình bày đặc điểm của phần mềm chạy trên Internet.
    + Kể tên một số phần mềm trực tuyến khác với các phần mềm đã nêu trong bài.
    Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
    - HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận theo nhóm nhỏ.
    - GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần.
    Bước 3: Báo cáo, thảo luận
    - Một số HS đứng dậy trình bày kết quả HĐ 3
    - HS rút ra đặc điểm của phần mềm chạy trên Internet.
    Bước 4: Kết luận, nhận định
    - GV nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
    3. Phần mềm chạy trên Internet.
    - Hai đã đến quan trọng của ngành chạy trên Internet là:
    + Phần mềm được cài đặt ở một máy nào đó kết nối với Internet.
    + Có thể sử dụng trên một máy khác (không cần cài phần mềm này) kết nối qua internet
    - Lợi ích của phần mềm chạy trên Internet là có thể sử dụng ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào, bất cứ máy tính nào miễn là có kết nối Internet, chi phí rẻ và không mất phí.
     
    Hoạt động 3: Luyện tập
    a) Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học thông qua giải bài tập
    b) Nội dung: GV giao bài tập, HS thảo luận, trả lời
    c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
    d) Tổ chức thực hiện:
    Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
    • GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi, thảo luận, hoàn thành bài tập:
    Bài 1. Có thể nói “phần mềm nguồn mở ngày càng phát triển thì thị trường phần mềm thương mại càng suy giảm” hay không Tại sao?
    Bài 2. Phần mềm ở các trạm ATM (rút tiền tự động) có phải là phần mềm trực tuyến không?
    Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
    • Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận theo cặp đôi.
    Bước 3: Báo cáo, thảo luận
    • Đại diện báo cáo kết quả thực hiện.
    • GV cùng toàn lớp thảo luận đáp án.
    Bước 4: Kết luận, nhận định
    • GV nhận xét kết quả thực hiện của HS, GV chuẩn kiến thức
    Hoạt động 4: Vận dụng
    a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống
    b) Nội dung: GV đưa ra bài tập, yêu cầu HS về nhà hoàn thiện.
    c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS.
    d) Tổ chức thực hiện:
    Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
    • GV yêu cầu HS bắt cặp, hoàn thành bài tập vận dụng và tự kiểm tra trang 20 sgk.
    Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
    • Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ, thực hiện và thảo luận theo cặp đôi.
    Bước 3: Báo cáo, thảo luận
    • Đại diện báo cáo kết quả thực hiện.
    • GV cùng toàn lớp thảo luận đáp án.
    Bước 4: Kết luận, nhận định
    • GV nhận xét kết quả thực hiện của HS, GV chuẩn kiến thức
    PHIẾU HỌC TẬP
    1. Nhiệm vụ 1: Thảo luận nhóm, hoàn thành bảng sau:
    Nhóm 1, 3
    Tên phần mềm Đặc điểm Ví dụ một số phần mềm
    Phần mềm thương mại    
    Phần mềm tự do    
    Nhóm 2, 4
    Tên phần mềm Đặc điểm Ví dụ một số phần mềm
    Phần mềm nguồn mở    
    Phần mềm nguồn đóng    

    2. Nhiệm vụ 2: Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi sau
    + Em hãy cho biết ý nghĩa của yêu cầu “người sửa đổi, nâng cấp phần mềm nguồn mở phải công bố rõ ràng phần nào đã sửa, sửa thế nào so với bản gốc”.
    + Ý nghĩa của yêu cầu “phần mềm sửa đổi một phần mềm nguồn mở theo GPL cũng phải mở theo giấy phép của GPL” là gì ?
    3. Nhiệm vụ 3: Thảo luận nhóm, hoàn thành bảng sau:
    Nhóm 1, 3: Hoàn thành tên các phần mềm thương mại
    Nhóm 2, 4: Hoàn thành tên các phần mềm nguồn mở cùng chức năng.
     
    Lĩnh vực Phần mềm thương mại Phần mềm nguồn mở cùng chức năng
    Phần mềm văn phòng    
    Hệ điều hành    
    Hệ quản trị cơ sở dữ liệu    
    Phần mềm xử lý ảnh    

      Ý kiến bạn đọc

    THÀNH VIÊN

    Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
    Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây