Địa lí 9 bài 9: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản
2019-10-17T10:18:26-04:00
2019-10-17T10:18:26-04:00
https://sachgiai.com/Dia-ly/dia-li-9-bai-9-su-phat-trien-va-phan-bo-lam-nghiep-thuy-san-12523.html
/themes/whitebook/images/no_image.gif
Sách Giải
https://sachgiai.com/uploads/sach-giai-com-logo.png
Thứ tư - 16/10/2019 13:50
Hướng dẫn trả lời các câu hỏi sách giáo khoa và bài tập trắc nghiệm Địa lí 9 bài 9: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản
A. CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI
1. Lâm nghiệp
1. Tài nguyên rừng
Câu hỏi: Hãy cho biết nguồn tài nguyên rừng ở nước ta như thế nào?
Trả lời:
Tài nguyên rừng ở nước ta hiện nay đã bị khai thác cạn kiệt ở nhiều nơi, diện tích đất rừng ngày càng thu hẹp, độ che phủ rừng toàn quốc thấp (35%).
Câu hỏi: Dựa vào bảng 9.1(SGK trang 34), hãy cho biết cơ cấu các loại rừng ở nước ta. Nêu ý nghĩa của tài nguyên rừng.
Trả lời:
Gồm 3 loại: rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.
Tổng diện tích rừng gần 11,6 triệu hecta, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng khoảng 6/10, rừng sản xuất chiếm khoảng 4/10.
Rừng sản xuất cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến và cho xuất khẩu, đem lại việc làm và thu nhập cho người dân.
Rừng phòng hộ phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường.
Rừng đặc dụng bảo vệ hệ sinh thái, các giống loài quý hiếm.
2. Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp
Câu hỏi: Dựa vào hình 9.2, cho biết sự phân bố các loại rừng.
Hình 9.2. Lược đồ lâm nghiệp và thuỷ sản Việt Nam
Trả lời:
- Rừng phòng hộ phân bố ở núi cao, ven biển.
- Rừng sản xuất ở vùng núi thấp và trung bình.
- Rừng đặc dụng phân bố ở môi trường tiêu biểu của các hệ sinh thái. Câu hỏi: Việc đầu tư trồng rừng đem lại lợi ích gì? Tại sao chúng ta phải vừa khai thác, vừa bảo vệ rừng?
Trả lời:
Việc đầu tư trồng rừng có lợi ích bảo vệ môi trường sinh thái, phòng chống thiên tai, bảo vệ đất, chống xói mòn.
Rừng còn cung cấp nguyên liệu chế biến cho công nghiệp và xuất khấu. Việc khai thác phải đi đôi với bảo vệ rừng: rừng là tài nguyên quý giá, việc khai thác phải hợp lí, bảo vệ đi đôi với tái tạo tài nguyên rừng.
Câu hỏi: Với đặc điểm địa hình nước ta, 3/4 diện tích là dồi núi, mô hình đang phát triển thích hợp là mô hình gì?
Trả lời:
Mô hình nông - lâm kết hợp.
II. Ngành thủy sản
1. Nguồn lợi thủy sản
Câu hỏi: Nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển các ngành thủy sản nào?
Trả lời:
- Phát triển ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ và nước ngọt.
Câu hỏi: Dựa vào hình 9.2, cho biết các ngư trường trọng điểm của nước ta.
Trả lời:
Có 4 ngư trường trọng điểm:
- Ngư trường Cà Mau, Kiên Giang.
- Ngư trường Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vùng Tàu.
- Ngư trường Hải Phòng - Quảng Ninh.
- Ngư trường quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa.
Câu hỏi: Hãy cho biết những khó khăn do thiên nhiên gây ra đối với nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản.
Trả lời:
- Bão, gió mùa Đông Bắc
- Ô nhiễm biển, môi trường bị suy thoái ở nhiều vùng.
2. Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản
Câu hỏi: Hãy so sánh số liệu trong bảng 9.2 (SGK trang 37), sản lượng thủy sản (1000 tấn), rút ra nhận xét về sự phát triển của ngành thủy sản.
Trả lời:
Sản lượng ngành thủy sản qua các năm tăng nhanh.
Sản lượng khai thác, nuôi trồng tăng nhanh liên tục
Sản lượng thủy sản khai thác tăng nhiều hơn sản lượng thủy sản nuôi trồng.
Câu hỏi: Hãy cho biết tình hình phát triển thủy sản và xuất khẩu thủy sản của nước ta hiện nay.
Trả lời:
Sản xuất thủy sản phát triển mạnh mẽ, xuất khẩu thủy sản tăng vượt bậc, là đòn bẩy tác động đến toàn bộ các khâu khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản (sản lượng khai thác chiếm tỉ trọng lớn, sản lượng nuôi trồng chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng có tốc độ nhanh).
Câu hỏi: Căn cứ vào bảng 9.2, hãy vẽ biểu đồ 3 đường biểu diễn thể hiện sản lượng thủy sản thời kì 1990 - 1992.
Trả lời:
Trên trục tọa độ: trục tung biểu thị sản lượng thủy sản (1000 tấn), trục hoành biểu thị năm 1990 - 2004, khoảng cách giữa các năm đều nhau (4 năm).
Ba đường biểu diễn thể hiện sản lượng thủy sản có kí hiệu khác nhau.
B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Độ che phủ rừng toàn quốc nước ta là 35% (2000), tỉ lệ này chứng tỏ độ che phủ rừng ở nước ta:
A. Thấp.
B. Trung bình.
C. Khá cao.
D. Cao.
Trả lời:
Đáp án: A
Câu 2: Hiện nay, tài nguyên rừng đã bị cạn kiệt nhiều nơi là do:
A. Khai thác quá mức.
B. Nạn phá rừng gia tăng.
C. Công tác giao đất, giao rừng nhiều nơi chưa được đây mạnh.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Trả lời:
Đáp án: D
Câu 3: Rừng đặc dụng là rừng:
A. Tiêu biểu, điển hình của các hệ sinh thái.
B. Bảo vệ các giống loài quý hiếm.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Trả lời:
Đáp án: C
Câu 4: Rừng phòng hộ là rừng phân bố ở:
A. Núi cao.
B. Đầu nguồn các con sông, ven biển.
C. Phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Trả lời:
Đáp án: D
Câu 5: Rừng sản xuất là rừng phân bố ở các vùng:
A. Núi thấp và trung bình.
B. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp dân dụng.
C. Xuất khẩu.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Trả lời:
Đáp án: D
Câu 6: Các vườn quốc gia và khu dự trữ tự nhiên nào dưới đây thuộc hệ thống rừng đặc dụng?
A. Cúc Phương.
B. Ba Vì, Cát Tiên.
C. Ba Bể, Bạch Mã.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Trả lời:
Đáp án: D
Câu 7: Cơ cấu ngành lâm nghiệp gồm các hoạt động nào?
A. Khai thác gỗ, trồng rừng.
B. Bảo vệ rừng.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai
Trả lời:
Đáp án: C
Câu 8: Hoạt động khai thác thủy sản ở nước ta chủ yếu là khai thác và nuôi trồng thủy sản:
A. Nước mặn.
B. Nước lợ.
C. Nước ngọt.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Trả lời:
Đáp án: D
Câu 9: Nước ta có bao nhiêu ngư trường trọng điểm?
A. 2.
B. 4.
C. 6.
D. 8.
Trả lời:
Đáp án: B
Câu 10: Khu vực nào thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ?
A. Bãi triều, đầm phá.
B. Các dải rừng ngập mặn.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Trả lời:
Đáp án: C
Bản quyền bài viết thuộc về
Sachgiai.com. Ghi nguồn Sách giải.com khi đăng lại bài viết này.