I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
Chọn câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. Độ muối trung bình của biển Đông là:
A. 20 - 30 %.
B. 30 - 33 %.
C. 33 - 35 %.
D. 23 - 30 %.
Câu 2. Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam tính từ 570 triệu năm trở lại đây chia ra các giai đoạn lớn:
A. 2 giai đoạn.
B. 3 giai đoạn.
C. 4 giai đoạn.
D. 5 giai đoạn.
Câu 3. Các nền móng Tiền Cambri của lãnh thổ Việt Nam có tên là:
A. Vòm sông Chảy, Phanxipăng, Sông Mã, Đông Nam Bộ.
B. Hoàng Liên Sơn, Vòm Sông Chảy, Sông Mã, Kon Tum.
C. Đông Bắc, Việt Bắc, Hoàng Liên Sơn, Kon Tum.
D. Việt Bắc, Sông Đà, Hoàng Liên Sơn, Pu Hoạt, Kon Tum.
Câu 4. Đặc điểm địa hình Việt Nam giai đoạn Tiền Cambri là:
A. Những mảng nền nổi rải rác trên mặt biển.
B. Hoàn thiện nền móng của lãnh thổ nước ta.
C. Địa hình được nâng cao và mở rộng rất nhiều.
D. Có nhiều cuộc vận động tạo núi lớn.
Câu 5. Khối nền cổ Việt Bắc của nước ta có hình dáng:
A. Khá lớn và tương đối tròn.
B. Khá lớn và kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
C. Kéo dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam.
D. Lớn nhất trong các khối nền cổ của nước ta.
Câu 6. Mảng nền cổ Hoàng Liên Sơn, Sông Mã của nước ta hình dáng kéo dài và có hướng:
A. Đông Bắc - Tây Nam.
B. Tây Bắc - Đông Nam.
C. Bắc - Nam.
D. Đông - Tây.
Câu 7. Vào giai đoạn Tân kiến tạo đã xảy ra vận động tạo núi lớn là:
A. In-đô-xi-ni.
B. Hi-ma-lay-a.
C. Ki-mê-ri.
D. Héc-xi-ni.
Câu 8. Vận động tạo núi Hi-ma-lay-a cách đây khoảng:
A. 20 triệu năm.
B. 25 triệu năm.
C. 35 triệu năm.
D. 15 triệu năm.
Câu 9. Bề mặt địa hình hiện tại của nước ta được quyết định bởi:
A. Vận động tạo núi Ca-lê-đô-ni.
B. Vận động tạo núi Héc-xi-ni.
C. Vận động tạo núi Hi-ma-lay-a.
D. Vận dộng tạo núi In-đô-xi-ni.
Câu 10. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long được hình thành trong giai đoạn:
A. Đại Cổ sinh.
B. Đại Trung sinh.
C. Đại Tân sinh.
D. Đại Nguyên sinh.
Câu 11. Ý nghĩa của giai đoạn Tân kiến tạo đối với sự hình thành địa hình Việt Nam hiện nay là:
A. Giảm độ cao địa hình.
B. Nâng cao địa hình, làm cho núi non, sông ngòi trẻ lại; hình thành lên các cao nguyên badan, đồng bằng phù sa trẻ.
C. Nâng cao địa hình, hình thành lên các cao nguyên badan, đồng bằng phù sa cổ.
D. Hình thành lên các mỏ than lớn.
Câu 12. Những vùng đất liền của nước ta được hình thành trước Đại cổ sinh là:
A. Đông Nam Bộ.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đồng bằng sông Hồng.
D. Kon Tum, Việt Bắc, Sông Mã.
II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các nước và vùng lãnh thổ châu Á vào cuối thế kỉ XX cho chúng ta nhận thấy được những điều gì?
Câu 2. (4,0 điểm)
Nhật Bản phát triển kinh tế nhanh chóng là nhờ vào chính sách quan trọng nào? Nêu đặc điểm phát triển kinh tế Nhật Bản từ sau năm 1945 đến nay.
HƯỚNG DẪN GIẢI
I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
Mỗi câu đúng được 0,25 điểm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Chọn |
B |
B |
B |
A |
A |
B |
B |
B |
C |
C |
B |
D |
II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 1: (3,0 điểm)
Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các nước và vùng lãnh thổ châu Á vào cuối thế kỉ XX, cho chúng ta nhận thấy được:
- Trình độ phát triển giữa các nước và vùng lãnh thổ rất khác nhau, có thể phân biệt như sau:
+ Nhật Bản là nước phát triển cao nhất châu Á, có nền kinh tế - xã hội phát triển toàn diện.
+ Một số nước và vùng lãnh thổ có mức độ công nghiệp hoá khá cao và nhanh như Xin-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan được gọi là những nước công nghiệp mới.
+ Một số nước phát triển có tốc độ công nghiệp hoá nhanh, song nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng như Trung Quốc, Ấn Độ, Ma-lai-xi-a, Thái Lan...
+ Một số nước đang phát triển, nền kinh tế dựa chủ yếu vào nông nghiệp như: Mi-an-ma, Lào, Cam-pu-chia...
+ Một số nước giàu lên nhờ dầu mỏ như: Bru-nây, Cô-oet, A-rập Xê-út... nhưng trình độ kinh tế - xã hội phát triển chưa cao.
- Một số quốc gia tùy thuộc loại nước nông - công nghiệp nhưng lại có các ngành công nghiệp rất hiện đại (điện tử, nguyên từ, hàng không vũ trụ...) như: Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-ki-xtan...
- Các quốc gia có thu nhập thấp, đời sống nghèo khổ còn chiếm tỉ lệ cao.
Câu 2: (4,0 điểm)
Nhật Bản phát triển kinh tế nhanh chóng là nhờ: Sớm thực hiện cuộc cải cách Minh Trị vào nửa cuối thế kỉ XIX, mở rộng quan hệ với phương Tây, giải phóng đất nước thoát khỏi chế độ phong kiến.
- Đặc điểm phát triển kinh tế của Nhật Bản từ sau năm 1945 đến nay:
+ Tập trung khôi phục và phát triển kinh tế, trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới.
+ Tổ chức lại nền kinh tế, phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn phục vụ xuất khẩu.
+ Các ngành công nghiệp hàng đầu thế giới của Nhật Bản: Công nghiệp chế tạo ô tô, tàu biển, điện tử (máy tính, người máy...), công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (đồng hồ, máy ảnh, xe máy...)
+ Thu nhập bình quân đầu người của Nhật Bản rất cao, bình quân GDP năm 2001 đạt 33.400 USD/người.
+ Chất lượng cuộc sống rất cao và ổn định.