+ Vì sao phải đổi mới đất nước?
Sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi, ta gặp rất nhiều khó khăn:
- Chúng ta phải trải qua hai cuộc chiến tranh khốc hệt kéo dài 30 năm, đất nước bị tàn phá nặng nể, cần hàn gắn lại.
- Chúng ta phải thắt lưng buộc bụng để trả nợ nước ngoài ngay.
- Ta vừa ra khỏi chiến tranh với Mỹ, lại bị bọn phản động Campuchia và Trung Quốc xâm lược, chẳng những ta không giảm bớt được quân đội mà còn phải tăng hơn trước, ảnh hưởng lớn tái việc khôi phục kinh tế.
- Ta liên tiếp gặp phải nhiều năm mất mùa càng ảnh hưởng tới đời sống.
- Ta lại bị đế quốc Mỹ và bọn phản động quốc tế thù dịch bao vây, cấm vận về kinh tế, phá hoại về chính trị gây khó khăn rất lớn cho ta.
Mặt khác, cũng phải thừa nhận rằng xây dựng chủ nghĩa xã hội là việc lảm mới mẻ, trình độ dân trí, trình độ cán bộ ta còn non yếu, ta không thể tránh khỏi những thiếu sót, sai lầm. Những sai lầm ấy dẫn đến làm giảm lòng tin của quần chúng.
Ngoài ra còn có bàn tay phá hoại của bọn đế quốc bên ngoài và bọn phản động còn ẩn nấp trong quần chúng.
Tất cả những hiện tượng đó đã khiến nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng cả về kinh tế và xã hội, đòi hỏi chúng ta phải đổi mới đất nước để đi lên.
+ Hiểu đổi mới như thế nào cho đúng?
- Đổi mới ở đây phải hiểu là chỉ đổi mới về bước đi, cách làm sao cho phù hợp hơn với những quy luật phát triển khách quan của chủ nghĩa xã hội, chứ không phải là sự thay đổi mục tiêu tiến lên CNXH
- Đổi mới ở đây phải đổi mới vê toàn diện, nghĩa là cả về kinh tế, chinh trị lẫn văn hoá - tư tưởng, nhưng trọng tâm là kinh tế. Đã đổi mới về kinh tế tất yếu phải đổi mới về chính trị, nhưng đổi mới về chính trị phải làm thận trong từng bước, vừa làm vừa rút kinh nghiệm chứ không phải tuỳ tiện để làm ảnh hưởng đến toàn bộ công cuộc đổi mới (Liên Xô và các nước Đông Âu là bài học cho ta).
Cụ thể:
+ Về chính trị. Ta phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chứ không thể thực hiện đa nguyên về chính trị.
+ Về kinh tế: Trước mắt phải thực hiện ba chương trình kinh tế do Đang đề ra, đó là: lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu.
+ Về quản lý: Phải chuyển nhanh cơ chế bao cấp về kinh tế sang cơ chế thị trường, phải thừa nhận 5 thành phần kinh tế, tạo điều kiện cho cốc thành phần kinh tế đó
phát triển.
+ Về quản lý kinh tế: Phải dùng biện pháp kinh tế để quản lý kinh tế, chứ không thể quàn lý kinh tê bàng biện pháp hành chính quan liêu.
Muốn vậy phải thay đổi hướng sinh hoạt về tư tưởng trong Đảng cũng như các tổ chức quần chúng, nghĩa là phải tôn trọng và quan tâm hơn nữa đến người lao động, phải mở rộng dân chủ với dân. Mọi vấn để phải được dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Tất cả mục tiêu đẩy mạnh sản xuất, nhanh chóng cải thiện đời sống nhân dân, tăng thêm hiệu lực quản lý của Nhà nước, củng cố quốc phòng và mở rộng quan hệ đối ngoại của nước ta với quốc tế.
+ Những thành tựu ta đã thu được trong bước đầu của thời kỳ đổi mới đất nước (1986 1991) cũng như còn những tồn tại như thế nào?
Sau một số năm thực hiện đổi mối đất nước của Đảng kể từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986 - 1991), chúng ta đã thu được một số thành tựu đáng kể, cụ thể:
- Về kinh tế: Ta thực hiện 3 chương trình kinh tế của Đảng và kết quả là:
+ Về lương thực thực phẩm: Từ chỗ ta là nước bi thiếu lương thực triền miên, tính đến năm 1988 vẫn còn phải nhập 45 vạn tấn gạo thì đến năm 1990 chúng ta đã tự đáp ứng được nhu cầu lương thực, ngoài ra còn có dự trữ và xuất khẩu. Nếu năm 1988. cả nước đạt được 19,5 triệu tấn lương thực, thì đến năm 1989 đã đạt được 21,4 triệu tấn, hàng năm vẫn tăng lên. Hiện nay Việt Nam là nước đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu lương thực. Thành tựu này đã góp phần to lớn vào việc ổn định đời sống nhân dân, làm thay đổi cán cân nhập và xuất của ta.
+ Về hàng tiêu dùng: Sau một số năm đổi mới, hàng hoá trên thị trường của ta. nhất là hàng tiêu dùng đã dồi dào, đa dạng, lưu thông tương đối thuận lợi, trong đó nguồn hàng sản xuất nội địa tuy chưa đạt kế hoạch nhưng vẫn tăng lên hơn trước, tiến bộ hơn cả là về mẫu mã và chất lượng Các cơ sở sản xuất ngày càng gắn chặt hơn với nhu cầu thị trường. Phần bao cấp của Nhà nước về vốn, về giá, về vật tư, tiền lương giảm đáng kể.
+ Về kinh tế đối ngoại: Phát triển rất mạnh, mở rộng hơn trước cả về quy mô và hình thức, góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội. Chỉ tính riêng hàng xuất khẩu từ năm 1986 - 1990 đã tăng lên gấp ba lần.
Từ năm 1989 trở đi ta có thêm một số mặt hàng xuất khẩu giá trị lớn như gạo, dầu thô và một số mặt hàng mới khác. Cũng riêng 1989 ta đã xuất được 1,5 triệu tấn gạo. Nhập khẩu giảm đáng kể. Ta đã tiến đến thế cân bằng giữa xuất khẩu và nhập khẩu. Ngoài ra ta còn thu được một số thành tựu khác như kiềm chế được một bước đà lạm phát. Nêu chỉ số tăng giá hàng tháng trên thị trường vào năm 1986 là 20%, năm 1987 la 10%, 1988 là 14% thì năm 1989 chỉ còn 2,5% và năm 1990 là 4,4%. Nhờ lạm phát được kiềm chế nên các cơ sở sản xuất có điều kiện hơn để hoạch toán kinh tế, đời sống nhân dân đã bớt khó khăn, nhất là của bộ phận cán bộ về hưu, về mất sức chủ yếu sống bằng đồng lương đãi ngộ bao cấp của Nhà nước.
Tất cả những tư liệu trên đã khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn, bước đi của công cuộc đổi mới về cơ bản là phù hợp. Đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước đã nhanh chóng được quần chúng hưởng ứng, được dư luận xã hội tán đồng. Quần chúng được thật sự phát huy quyền làm chủ cả trong quản lý kinh tế cũng như trong sinh hoạt xã hội - chính trị. Những tiềm năng và sức sáng tạo của quần chúng bước đầu được khơi dậy. Quần chúng phấn khởi sản xuất, tăng thêm sản phẩm cho xã hội. Lòng tin của quần chúng đối với sự lãnh đạo của Đảng ngày càng được tăng lên.
+ Tuy nhiên, chúng ta cũng còn có những khó khăn, những mặt yếu kém không nhỏ như: Đất nước vẫn chưa thoát khỏi được sự khủng hoảng về kinh tế - xã hội. Trong cuộc đổi mới vẫn còn nhiều hạn chế, nhiều vấn để kinh tế - xã hội vẫn còn nóng bỏng, nhức nhối, chưa được giải quyết. Nền kinh tế vẫn còn mất cân đối lớn, lạm phát vẫn còn cao, người lao động vẫn thiếu việc làm, hiệu quả kinh tế thấp; nhiều cơ sở sản xuất bị đình đốn kéo dài; chưa có tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế; chế độ tiền lương còn bất hợp lý, đời sống của những người chủ yếu bằng đồng lương và trợ cấp xã hội cũng như một bộ phận nhân dân vẫn bị giảm sút, tốc độ phát triển dân số vẫn còn cao.
Sự nghiệp văn hoá - giáo dục còn có những mặt vẫn tiếp tục xuống cấp. Tình trạng tham nhũng trở thành quốc nạn. Tệ nạn hối lộ, mất dân chủ, nạn bất công trong xã hội.
Vi phạm pháp luật, kỷ luật, coi thường kỷ cương pháp chế và nhiều hiện tượng tiêu cực khác vẫn còn phổ biến và nặng nề. Đây chỉ mối là bước đầu của thời kỷ đổi mới ta chưa tẩy rứa hết ngay được. Chắc chắn ta sẽ khắc phục được trong quá trình đổi mới để đi lên.