I. Kiến thức cơ bản
1. Thiên nhiên và đời sống con người
- Thuận lợi:
+ Khí hậu ấm áp, trong lành.
+ Có những dãy núi cao từ lục địa thông ra biển đã ngăn cách thung lũng này với thung lũng khác, tạo thành những đồng bằng sinh sống thuận lợi.
- Khó khăn:
+ Phần lớn lãnh thổ là núi và cao nguyên.
+ Đất canh tác đã ít lại không màu mỡ.
- Điều kiện thiên nhiên đó vừa tạo điều kiện vừa có yêu cầu phát triển sản xuất thủ công nghiệp và thương nghiệp. Nền sản xuất nông nghiệp bị hạn chế.
- Những biểu hiện của sản xuất thủ công và thương nghiệp:
+ Thủ công nghiệp: Chia thành nhiều ngành nghề khác nhau: luyện kim, đồ mĩ nghệ, đồ gốm, đồ gỗ, đồ da, nấu rượu, dầu ô liu...
Nhiều thợ thủ công giỏi, khéo tay đã xuất hiện.
Đã có nhiều xưởng thủ công chuyên sản xuất mặt mặt hàng có chất lượng cao. Nhiều xưởng thủ công có quy mô lớn.
+ Thương nghiệp: quan hệ thương mại được mở rộng. Người Hi Lạp và Rô-ma đem các sàn phẩm của mình đem bán ở mọi miền Địa Trung Hài. Việc buôn bán nô lệ cũng diễn ra khốc liệt.
- Kinh tế ở vùng Địa Trung Hải phát triển mau lẹ. Hi Lạp và Rô-ma sớm trở thành các quốc gia giàu mạnh. Lao động của nô lệ đóng vai trò chủ yếu trong các hoạt động sản xuất. Phương thức sản xuất chiếm nô đạt đến mức hoàn chỉnh và cao nhất của nó trong xã hội phương Tây cổ đại.
2. Chế độ chiếm nô
- Lãnh việc sử dụng nô lệ: Những lò rèn, đúc sắt, mỏ bạc, xưởng làm gốm, xưởng thuộc da, xưởng chế rượu nho, dầu ô liu, các thuyền buôn lớn, trường đấu (ở Rô-ma).
- Nguồn nô lệ:
+ Các đạo quân đi xâm lược nước ngoài, bắt được tù binh mang ra chợ bán
+ Bọn cướp biển tấn công các thuyền đi lẽ, vừa cướp của vừa cướp cả người đem bán
- Một bộ phận nhỏ của cư dân là chủ nô. Chủ nô chính là các chủ xưởng, chủ lò, chủ thuyền rất giàu có. Có nhiều nô lệ để bắt lao động và hầu hạ. Họ rất có thế lực về kinh tế và chính trị.
- Như vậy một chế độ kinh tế - xã hội chủ yếu dựa trên lao động của nô lệ, bóc lột nô lệ được gọi là chế độ chiếm nô. Một hình thức phát triển cao của nền kinh tế thời cổ đại và cũng là hình thức bóc lột đầu tiên thô bạo nhất của xã hội có giai cấp 3. Thị quốc Địa Trung Hải
- Thị quốc: Ở Địa Trung Hải mỗi vùng, mỗi mỏm bán đảo là một giang sơn của bộ lạc. Khi xã hội có giai cấp hình thành thì đây cũng là một nước. Nước thì nhỏ, nghề buôn bán phát triển nên dân cư sống tập trung ở thành thị.
- Tổ chức của thị quốc: Có phố xá, lâu đài, đền thờ, sân vận động, nhà hát và quan trọng hơn cả là bến cảng.
- Thể chế dân chủ cổ đại:
+ Hơn 3 vạn công dân hợp thành đại hội công dân. Bầu và cử ra cơ quan nhà nước, quyết định mọi công việc nhà nước.
+ Người ta không chấp nhận có vua. Có 50 phường, mỗi phường cử 10 người làm thành một Hội đồng 500. có vai trò như “quốc hội”, thay mặt dân quyết định công việc trong nhiệm kì một năm. Hàng năm mọi công dân họp một lần ở quãng trường, ai cũng được phát biểu và biểu quyết các việc lớn của cả nước.
+ The chế dân chù nhu the đã phát triển cao nhất ở A-ten.
4. Từ thị quốc đến đế quốc cổ đại
Lúc đầu, thị quốc giữ quan hệ tự do nhưng về sau có những biến đổi:
+ Ở Hi Lạp, sau cuộc chiến tranh Ba Tư, A-ten trở thành minh chủ của các quốc gia Hi Lạp.
+ Đặc biệt ở Rô-ma, đã dùng vũ lực chinh phục các thị quốc và lãnh thổ khác xung quanh Địa Trung Hài, trở thành đế quốc Rô-ma. Khi đó thể chế dân chủ bị bóp chết, thay vào đó bằng một nguyên thủ, một hoàng đế đầy quyền lực.
5. Cuộc đấu tranh của nô lệ
- Nô lệ là lực lượng sản xuất chính trong các thị quốc nhưng lại bị bóc lột và ngược lại nô lệ còn lại bị sung vào lính trong các cuộc chiến tranh. Nô lệ ở Rô-ma còn bị bắt làm đấu sĩ mua vui cho bọn chủ nô. Vì vậy, họ đứng lên đấu tranh chống lại chủ nô.
- Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Xpác-ta-cút năm 73 TCN làm cho chế độ chiếm nô Rô-ma bị lung lay tận gốc. Năm 476, bộ tộc Giéc-man từ phương Bắc tràn xuống xâm lược Rô-ma. Đế quốc Rô-ma bị sụp đổ. Thời cổ đại và chế độ chiếm nô đến đây kết thúc.
6. Văn hoá cổ đại Hi Lạp và Rô-ma
* Lịch và chữ viết:
- Lịch: Người Rô-ma tính được một năm có 365 ngày và , nên họ định một tháng có 30 và 31 ngày, riêng tháng 2 có 28 ngày.
- Chữ viết: Hệ thống chữ cái A, B, C của người Hi Lạp và Rô-ma, ban đầu gồm 20 chữ, sau thêm 6 chữ, làm thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh như ngày nay.
* Khoa học: Có bốn lĩnh vực
- Toán: Ta-let, Pi-ta-go, ơ- clit.
- Lý: Ac-si-met.
- Sử: Hê-rô-đốt, Tu-xi-đít, Ta-xít.
- Địa lí : Xtu-bôn ...
* Văn học:
- Ở Hi Lạp, đã xuất hiện nhiều nhà văn tên tuổi như Ê-sin, Ơ-ri-pít.
- Ở Rô-ma, cũng đã xuất hiện những nhà văn lớn, nhà thơ nổi tiếng như Lu-cre-xơ, Viếc-gin...
* Nghệ thuật:
- Ở Hi Lạp, có tượng nữ thần A-thê-na đội mũ chiến binh, Người lực sĩ ném đĩa, Thần vệ nữ Mi-lô... Nhiều công trình kiến trúc đạt tới trình độ tuyệt mĩ, tiêu biểu là đền Pác-tê-nông.
- Ở Rô-ma, có nhiều công trình kiến trúc, như đền đài, cầu máng dẫn nước, trường đấu Cô-li-đê.
II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Vào khoảng thời gian nào cư dân Địa Trung Hải bắt đầu biết chế tạo công cụ bằng sắt?
A. Khoảng thiên niên kỉ I TCN.
B. Khoảng thiên niên kì II TCN.
C. Khoảng thiên niên kỉ III TCN.
D. Khoảng thiên niên kỉ IV TCN
Đáp án: A
Câu 2: Ngành sản xuất nào phát triển sớm và mạnh nhất khu vực Địa Trung Hải?
A. Nông nghiệp.
B. Thủ công nghiệp.
C. Thương nghiệp.
D. Câu A và B đúng.
Đáp án: B
Câu 3: Người Hi Lạp và Rô-ma đã mua những sản phẩm như lúa mì, súc vật, lông thú từ đâu về?
A. Từ Địa Trung Hải.
B. Từ Hắc Hải, Ai Cập.
C. Từ Ấn Độ, Trung Quốc.
D. Từ các nước trên thế giới.
Đáp án: B
Câu 4: Lực lượng lao động chính trong xã hội cổ đại Hi Lạp, Rô-ma là tầng lớp nào?
A. Chủ nô.
B. Nô lệ.
C. Nông dân.
D. Quý tộc.
Đáp án: B
Câu 5: Hai giai cấp cơ bản trong xã hội chiếm nô ở Hi Lạp và Rô-ma là:
A. Địa chủ và nông dân.
B. Quý tộc và nông dân
C. Chủ nô và nỏ lệ.
D. Chủ nô và nông dân công xã.
Đáp án: C
Câu 6: Những người nô lệ khỏe mạnh, lực lưỡng ở Rô-ma thường được bịn chủ nô sử dụng trong lĩnh vực nào?
A. Ở xưởng thủ công.
B. Ở trang trại.
C. Ở trường đấu.
D. Ở các lĩnh vực trên.
Đáp án: B
Câu 7: Trong xã hội cổ đại Hi Lạp và Rô-ma ngoài nô lệ, còn có lực lượng nào cũng chiếm tỉ lệ khá đông?
A. Nông dân
B. Thương nhân.
C. Thợ thủ công.
D. Bình dân.
Đáp án: D
Câu 8: Trong quá trình sinh sống của mình, cư dân ở Địa Trung Hải thường tập trung đông nhất từ đâu?
A. Ở nông thôn.
B. Ở miền núi.
C. Ở trung du.
D. Ở thành thị.
Đáp án: D
Câu 9: Quyền lực xã hội ở các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải nằm trong tay thành phần nào?
A. Quý tộc phong kiến
B. Vua chuyên chế.
C. Chủ nô, chủ xưởng, nhà buôn.
D. Bộ lão của thị tộc.
Đáp án: A
Câu 10: Điền vào chỗ trống câu sau đây : “Người ta không chấp nhận có vua. Có 50 phường, mỗi phường có 10 người làm thành một ……… (1) …………. có vai trò như ……. (2) ……., thay mặt nhân dân quyết định công việc trong nhiệm kỳ 1 năm.
A. 1: Hội đồng 500 người; 2: “quốc hội”.
B. 1: Hội đồng 5000 người; 2: “chính phủ”
C. 1: Hội đồng 50 người; 2: “thủ tướng”
D. 1:Hội đồng 300 người; 2: “nhà nước”
Đáp án: C
11. Thể chế dân chủ ở A-ten của Hi lạp cổ đại có bước tiến như thế nào?
A. Tạo điều kiện cho chủ nô quyết định mọi công việc.
B. Tạo điều kiện cho chủ xưởng quyết định mọi công việc.
C. Tạo điều kiện cho các công nhân có quyền tham gia hoặc giám sát đời sống chính trị của đất nước.
D. Tạo điều kiện cho vua thực hiện quyền chuyên chế thông qua các Viện nguyên lão.
Đáp án: C
12. Sau cuộc chiến tranh với Ba Tư, thị quốc A-ten như thế nào?
A. Bị điêu tàn do chiến tranh.
B. Trở thành minh chủ cho các quốc gia Hi Lạp.
C. Trở thành đế quốc mạnh nhất khu vực Địa Trung Hải.
D. Trở thành một quốc gia độc lập.
Đáp án: B
13. Nối các sự kiện cặp đôi sau đây cho đúng?
A |
B |
1. Aten
2. Rô-ma
3. Ai Cập
|
a) Vua chuyên chế thông qua các Pha-ra-on.
b) Hội đồng dân chủ 500 người
c) Đi xâm chiếm các nước và thành thị trên bán đảo I-ta-li-a.
d) Chinh phục các vùng của Hi Lạp, các nước ven biển Địa Trung Hải.
c) Hoàng đế đầy quyền lực.
g) Công dân tham gia công việc của nhà nước. |
Đáp án: 1 – b, g; 2 – C, D, E; 3 – a
Câu 14: Cuộc khởi nghĩa Xpac-ta-cút diễn ra vào năm nào?
A. Năm 73 - 71 TCN
B. Năm 71 - 73 TCN
C. Năm 71 - 72 TCN
D. Năm 476 - 477
Đáp án: A
Câu 15: Cuộc khởi nghĩa Xpac-ta-cút đã tác động như thế nào đối với chế độ chiếm nô Rô-ma?
A. Làm sụp đổ hoàn toàn chế độ chiếm nô Rô-ma.
B. Làm lung lay tận gốc chế độ chiếm nô Rô-ma.
C. Làm thay đổi cách cai trị của chủ nô Rô-ma.
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
Đáp án: B
Câu 16: Nhờ đâu người Hi Lạp hiểu biết chính xác hơn về Trái Đất và hệ Mặt Trời?
A. Nhờ canh tác nông nghiệp.
B. Nhờ đi biển.
C. Nhờ buôn bán giữa các thị quốc.
D. Nhờ khoa học kĩ thuật phát triển.
Đáp án: B
Câu 17: Hệ thống chữ cái A, B, C là hệ thống chữ cái của nước nào?
A. Ai Cập.
B. Lưỡng Hà.
C. Hi Lạp. Rô-ma.
D. Ai Cập. Ấn Độ.
Đáp án: C
Câu 18: Ai là tác giả cuốn “Lịch sử cuộc chiến tranh Hi Lạp - Ba Tư”?
A.Tu-xi-đit.
B. Hê-rô-đôt.
C. Xtra-bôn.
D. Ê-xin.
Đáp án: B
Câu 19: I-li-at và Ô-đi-xê là bản anh hùng ca nổi tiếng của nước nào thời cổ đại?
A. Hi Lạp.
B. Ai Cập.
C. Rô-ma.
D. Trung Quốc.
Đáp án: A
Câu 20: Dáng vẻ oai nghiêm, đồ sọ, hoành tráng và thiết thực, đó là đặc điểm nghệ thuật của quốc gia cổ đại nào?
A. Hi Lạp.
B. Ấn Độ.
C. Trung Quốc.
D. Rô-ma.
Đáp án: D