I. Kiến thức cơ bản
1. Khái quát các cuộc đấu tranh từ thế kỉ I đến thế kỉ V
STT |
Năm khởi nghĩa |
Nơi có khởi nghĩa |
Tóm tắt diễn biến, kết quả |
1 |
100 |
Quân Nhật Nam |
Hơn 3000 dân nổi dậy đốt phá trụ sở, nhà cửa của bọn quan lại đô hộ. Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp. |
2 |
137 |
Tượng Lâm và toàn quận |
Hơn 2000 dân đánh huyện lị, đốt thành. Cuộc khởi nghĩa kéo dài hơn một năm mới thất bại. |
3 |
144 |
Nhật Nam và cửu Chân |
Hơn 1000 dân Nhật Nam nổi dậy liên kết với nhân dân Cửu Chân đánh các huyện, nhưng bị đàn áp. |
4 |
157 |
Cửu Chân và Nhật Nam. |
Hơn 4000 dân Cửu Chân, Nhật Nam (do Chu Đạt lãnh đạo) đánh giết Huyện lệnh, đánh quận trị Cửu Chân, giết Thái thú. Ba năm sau, cuộc khởi nghĩa mới bị đàn áp. |
5 |
178 - 181 |
Giao Chỉ
Cửu Chân
Nhật Nam
Hợp Phổ |
Hàng vạn dân nổi dậy, do Lương Long cầm đầu. Đến năm 181, cuộc nổi dậy mới bị tiêu diệt.
|
6 |
190 |
Giao Chỉ |
Nhân dân khởi nghĩa, Thứ sử Chu Phù không chống nổi, phải bỏ trốn. Sau đó cuộc khởi nghĩa bị thất bại. |
7 |
190 -193 |
Tượng Lâm |
Khu liên lãnh đạo dân chúng nổi dậy, cuộc khởi nghĩa thắng lợi. Nước Lâm Áp ra đời. |
8 |
248 |
Cửu Chân |
Triệu Thị Trinh lãnh đạo dân chúng khởi nghĩa. Nhà Ngô huy động 8000 quân mới đàn áp được. |
9 |
271 |
Cửu Chân |
Phù Nghiêm Di nổi dậy chống nhà Ngô, bị đàn áp. |
10 |
468 – 485 |
Giao Châu |
Lý Thường Nhân giết các quan lại, thuộc hạ của Thứ sử Trương Mục, tự xưng Thứ sử. Không đàn áp được, nhà Tống phải công nhận chức Thứ sử cho Trường Nhân. Tiếp sau là Lý Thúc Hiến. Năm 485, Hiến đầu hàng nhà Tề. |
2. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu
* Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng.
- Mùa xuân năm 40 (tháng 3 dương lịch), cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở Hát Môn (Phú Thọ, Hà Tây. Được đông đảo nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng. Hai Bà chiếm được Mê Linh (Vĩnh Phúc): rồi từ Mê Linh đánh chiếm Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) xa Luy Lâu, (Thuận Thành – Bắc ninh). Thái Thú Tô Định phải trốn chạy về nước. Cuộc khởi nghĩa kết thúc thắng lợi. Trưng Trắc được suy tôn làm vua, đóng đô ở Mê Linh.
- Lên làm vua, Trưng Trắc bắt tay ngay vào việc xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ và tha thuế trong hai năm liền cho nhân dân ba quận.
* Cuộc kháng chiến chống quân Hán xâm lược
Nghe tin cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thắng lợi, vua Hán vô cùng tức giận, đã ban lệnh chuẩn bị lực lượng để sang đàn áp. Mùa hè năm 42. Phục Ba tướng quân Mã Viện được cử làm tổng chỉ huy đạo quân lớn, khoảng 2 vạn người, gồm hai cánh thủy, bộ kéo vào xâm lược nước ta.
- Từ Hợp Phố, mã Viện chia quân làm hai cánh. Cánh quân bộ tiến vào vùng Đông Bắc, xuống Lục Đầu giang. Cánh quân thủy vượt Biên vào sông Bạch Đằng, rồi theo sống Thái Bình ngược lên Lục Đầu giang để hợp quân với cánh quân bộ tiến về vùng Lãng Bạc (tiếp giáp Bắc Ninh và Hải Dương). Mùa hè năm 43, Mã Viện ráo riết chuẩn bị tấn công quân đội của Hai Bà Trưng. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta do Hai Bà Trưng lãnh đạo rất anh dũng, nhưng do lực lượng yếu nên đã bị thất bại.
- Cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu.
Không cam chịu cảnh tàn bạo của bọn quan lại đô hộ của nhà Ngô năm 284, Bà Triệu (Triệu Thị Trinh) cùng anh là Triệu Quốc Đạt đã hô hào nhân dân trong vùng Cửu Chân nổi dậy.
Cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở Phú Diễn (Hậu Lộc - Thanh Hoá), được đông đảo nhân dân Cửu Chân hưởng ứng, nhanh chóng lan tỏa ra quận Giao Chỉ. Nghĩa quân đã chiến đấu nhiều trận. Nhà Ngô lo sợ, phải điều động một lực lượng mạnh do thứ sử Giao Châu là Lục Dận chỉ huy sang đàn áp. Mặc dù đã chiến đấu rất anh hùng nhưng do tương quan lực lượng quá chênh lệch, nghĩa quân đã bị tiêu diệt. Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng (Phú Diễn, Hậu Lộc - Thanh Hoá).
* Nhận xét
- Các cuộc đấu tranh trên đã diễn ra liên tục, rộng lớn thu hút được đông đảo quần chúng tham gia thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất không cam chịu nô lệ của nhân dân ta.
II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Ai là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đánh quân xâm lược Hán vào năm 40?
A. Triệu Thị Trinh.
B. An Dương Vương.
C. Lý Thường Kiệt.
D. Trưng Trắc - Trưng Nhị.
Đáp án: D
Câu 2: Khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đánh bại quân xâm lược nào?
A. Quân nhà Hán.
B. Quân nhà Tuỳ.
C. Quân nhà Ngô.
D. Quân nhà Lương.
Đáp án: A
Câu 3: Mùa xuân năm 40, cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bùng nổ ở đâu?
A. Mê Linh (Vĩnh Phúc).
B. Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội).
C. Hát Môn (Phú Thọ, Hà Tây).
D. Luy Lâu (Thuận Thành. Bắc Ninh).
Đáp án: C
Câu 4: Sau khi đánh chiếm Mê Linh (Vĩnh Phúc), nghĩa quân của Hai Bà Trưng đánh chiếm vùng nào?
A. Cổ Loa (Đông Anh. Hà Nội).
B. Luy Lâu (Thuận Thành. Bắc Ninh).
C. Hát Môn (Phú Thọ, Hà Tây).
D. Câu A và B đúng.
Đáp án: D
Câu 5: Tên tướng nào của quân nhà Hán phải nếm thất bại trong cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, phải chạy trốn về nước ?
A. Tích Quang.
B. Tô Định.
C. Thoát Hoan.
Đ. Lưu Hoàng Tháo.
Đáp án: B
Câu 6: Mùa hè năm 42, tên tướng nào của nhà Hán được cử làm tổng chỉ huy đạo quân khoảng 2 vạn người xâm lược nước ta?
A. Tô Định.
B. Đoàn Chỉ.
C. Mã Viện.
D. Lưu Long.
Đáp án: C
Câu 7: Cuộc kháng chiến của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng chống quân xâm lược nhà Hán bị thất bại vào năm nào?
A. Năm 42.
B. Năm 43.
C. Năm 44.
D. Năm 45.
Đáp án: B
Câu 8: Cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu nổ ra vào năm nào? Chống lại quân xâm lược nào của Trung Quốc?
A. Năm 246, chống quân xâm lược nhà Ngô.
B. Năm 247, chống quân xâm lược nhà Hán.
C. Năm 248, chống quân xâm lược nhà Ngô.
D. Năm 249, chống quân xâm lược nhà Lương.
Đáp án: C
Câu 9: Triệu Thị Trinh cùng anh là Triệu Quốc Đạt đã hô hào nhân dân vùng nào nổi dậy khởi nghĩa?
A. Cửu Chân.
B. Nhật Nam.
C. Hợp Phố.
D. Giao Chỉ
Đáp án: A
Câu 10: Cuộc khởi nghĩa thất bại, không chịu khuất phục kẻ thù, Bà Triệu (Triệu Thị Trinh) đã anh dũng tuẫn tiết tại đâu?
A. Sông Hát (Hát Môn, Hà Tây).
B. Nam Định ( Thanh Oai, Hà Tây)
C. Núi Tùng (Hậu Lộc, Thanh Hoá).
D. Núi Nưa (Hậu Lộc, Thanh Hoá).
Đáp án: C