Lịch sử 10, Bài 5: Trung Quốc thời Tần - Hán
2019-09-26T09:21:29-04:00
2019-09-26T09:21:29-04:00
https://sachgiai.com/Lich-su/lich-su-10-bai-5-trung-quoc-thoi-tan-han-12297.html
/themes/whitebook/images/no_image.gif
Sách Giải
https://sachgiai.com/uploads/sach-giai-com-logo.png
Thứ năm - 26/09/2019 08:52
Tóm tắt lý thuyết cần nhớ và giải bài tập trắc nghiệm Lịch sử 10, Bài 5: Trung Quốc thời Tần - Hán
I. Kiến thức cơ bản
1. Sự hình thành xã hội phong kiến.
Những tiến bộ trong sản xuất cuối thời Xuân Thu – Chiến quốc, người ta bắt đầu chế tạo công cụ bằng sắt làm cho diện tích trồng trọt được mở rộng. Kĩ thuật sản xuất được cải tiến. Các công trình thủy lợi và giao thông có quy mô lớn cũng được xây dựng.
- Những biến đổi trong đời sống xã hội:
+ Những quan lại và một số nông dân gian đã tập trung trong tay nhiều của cải bằng quyền lực của mình. Họ còn tước đoạt thêm nhiều ruộng đất công. Do đó, một giai cấp mới được hình thành bao gồm những kẻ có ruộng tư vốn là những quan lại và những nông dân giàu gọi là giai cấp địa chủ.
+ Giai cấp nông dân cũng bị phân hóa
• Nông dân giàu có trở thành địa chủ
• Nông dân giữ được một số ruộng đất gọi là nông dân tự canh.
• Số còn lại là nông dân công xã rất nghèo, không có hoặc quá ít ruộng đất trở thành nông dân lĩnh canh.
- Quan hệ bóc lột giữa địa chủ với nông dân lĩnh canh – quan hệ phong kiến xuất hiện.
2. Chế độ phong kiến thời Tần - Hán
- Sự hình thành nhà Tần và nhà Hán.
+ Nhà Tần: Từ thời cổ đại trên lưu vực sông Hoàng Hà và Trường Giang có nhiều quốc gia nhỏ của người Trung Quốc. Giữa các nước này thường xuyên xảy ra các cuộc xung đột thôn tính lẫn nhau. Trong đó Tần là nước mạnh hơn cả đã thống nhất được Trung Quốc vào năm 221 TCN.
+ Nhà Hán: Nhà Tần trị vì Trung Quốc được 15 năm thì nhà Hán lên thay. Các Hoàng Đế triều Hán tiếp tục củng cố chính quyền, mở rộng hình thức tiến cử các con em gia đình địa chủ.
- Tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến dưới thời Tần – Hán.
- Xây dựng và phát triền kinh tế:
* Ban hành nhiều chính sách khuyến khích sản xuất: Nhà Tần đã thống nhất tiền tệ, đơn vị đo lường, mở rộng giao thông. Nhà Hán chú trọng công tác thuỷ lợi. Sản xuất nông nghiệp tăng, nghề thủ công phát đạt, buôn bán được mở rộng, một số thành thị trở nên sầm uất.
* Các vua Tần - Hán đầy mạnh việc xâm lược lãnh thổ, chiếm nhiều đất đai các nước khác.
3. Văn hoá Trung Quốc thời Tần - Hán
- Nho giáo:
+ Nho gia là một trường phái tư tưởng xuất hiện từ thời cổ đại, do Khổng Tử sáng lập.
+ Thời Hán Vũ Đế. Nho giáo trở thành công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền, trở thành cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến.
+ Các quan niệm về quan hệ, phục tùng giữa vua-tôi, chồng-vợ, cha-con.
- Văn học: Ở thời Hán, phú là một thể loại văn học đặc biệt với nội dung ca ngợi tô quốc, khích lệ lòng yêu nước của nhân dân. Những nhà sáng tác phú nổi tiếng thời Tây Hán là Giả Nghị, Tư Mà Tương Như...
- Sử học Từ thời Tây Hán đã trở thành một lĩnh vực độc lập mà người đặt nền móng là Tư Mã Thiên với bộ sử kí đồ sộ.
II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Chế độ phong kiến Trung Quốc bắt đầu từ thời nhà nào?
A. Nhà Hạ
B Nhà Hán.
C. Nhà Tần
D. Nhà Chu.
Đáp án: C
Câu 2: Vào thời nào Trung Quốc chế tạo công cụ bằng sắt?
A. Thời nhà Trần.
B. Thời nhà Hán.
C. Thời nhà Hạ.
D. Thời Xuân Thu – Chiến Quốc.
Đáp án: D
Câu 3: Năm 770 - 475 TCN, tương ứng với thời nào ở Trung Quốc?
A. Thời Xuân Thu.
B. Thời Chiến Quốc.
C. Thời nhà Tần.
D. Thời nhà Hán.
Đáp án: A
Câu 4: Trong quá trình phân hoá xã hội, giai cấp địa chủ ở Trung Quốc được hình thành từ:
A. Quan lại.
B. Quan lại và một số nông dân giàu có.
C. Quý tộc và tăng lữ.
D. Quan lại, quý tộc, tăng lữ.
Đáp án: B
Câu 5: Ở Trung Quốc thời phong kiến nông dân lĩnh canh xuất thân từ đâu?
A. Nông dân tự canh.
B. Nông dân công xã rất nghèo, không có hoặc quá ít ruộng.
C. Tá điền.
D. Nông dân giàu có bị phá sản.
Đáp án: B
Câu 6: Quan hệ sản xuất trong xã hội phong kiến Trung Quốc là quan hệ giữa giai cấp nào với giai cấp nào?
A. Quý tộc và nông dân công xã.
B. Quý tộc và nô lộ.
C. Địa chủ với nông dân lĩnh canh.
D. Địa chỉ với nông dân tự canh.
Đáp án: C
Câu 7: Dưới thời Tần - Hán, Trung Quốc đã phát động các cuộc chiến tranh xâm lược các nước nào ở châu Á ?
A. Việt Nam, Ấn Độ.
B. Bán đảo Triều Tiên, các nước phương Nam và Nam Việt.
C. Mông Cổ, Cham-pa.
D. Triều Tiên, Ấn Độ, Việt Nam.
Đáp án: B
Câu 8 : Ở Trung Quốc, trường phái tư tưởng Nho giáo xuất hiện vào thời kì nào? Do ai sáng lập?
A. Thời cổ đại, do Khổng Minh sáng lập.
B. Thời phong kiến Tần - Hán, do Khổng Tử sáng lập.
C. Thời Xuân Thu - Chiến Quốc, do Mạnh Tử sáng lập.
D. Thời cổ đại, do Khổng Tử sáng lập.
Đáp án: D
Câu 9: Vào thời nào của nhà Hán, Nho giáo trở thành công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến?
A. Thời Hán Vũ Đế.
B. Thời Hán Quang Vũ.
C. Thời Hán Ân Đế.
D Các thời trên.
Đáp án: A
Câu 10: Sắp xếp theo thứ tự cho đúng với thuyết “ngũ thường” của Nho giáo?
A. Nhân - Nghĩa – Lễ - Tín - Trí.
B. Nhân – Lễ - Nghĩa - Trí - Tín
C. Nhân - Trí – Lễ - Nghĩa - Tín.
D. Nhân - Nghĩa - Tín - Trí – Lễ.
Đáp án: B
Câu 11: Ở Việt Nam, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống của chế độ phong kiến trong thời kì nào?
A. Thời nhà Lý.
B. Thời nhà Trần
C. Thời nhà Lê.
D. Thời nhà Nguyễn.
Đáp án: C
Câu 12: Bộ sử kí của Tư Mã Thiên, ghi chép sự thật lịch sử của mấy ngàn năm từ thời kì nào đến thời kì nào ở Trung Quốc?
A. Thời Các triều đại truyền thuyết đến nhà Tần.
B. Thời Các triều đại truyền thuyết đến đời Hán Vũ Đế
C. Thời nhà Tần đến nhà Hán.
D. Thời nhà Hạ đến nhà Hán.
Đáp án: B
Bản quyền bài viết thuộc về
Sachgiai.com. Ghi nguồn Sách giải.com khi đăng lại bài viết này.