I. Kiến thức cơ bản
1. Tình hình tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng
- Nho giáo: Trên con đường phong kiến hoá, giai cấp thống trị đã tiếp nhận Nho giáo, xem nó là hệ tử tưởng chính của mình.
- Phật giáo: Vốn được truyền bá khá sâu rộng, ngày càng thấm sâu hơn cuộc sống tinh thần của nhân dân, được giai cấp thống trị tôn sùng.
+ Nhiều nhà sư như Ngô Chân Lưu, Đỗ Thuận, Vạn Hạnh đã tham gia tích cực vào sự nghiệp giữ nước và dựng nước.
+ Một số nhà vua thời Lý - Trần đã tìm đến Phật giáo.
+ Vua Trần Nhân Tông khi lên làm Thái thượng hoàng đã xuất gia đầu Phật và lập ra dòng Thiền Trúc Lâm Đại Việt.
- Đạo giáo: Được truyền bá trong nhân dân hoà nhập với một số tín ngưỡng trong dân gian.
- Các tín ngưỡng thờ tổ tiên, thờ những người có công với nước, với dân, thờ thần núi, sông... cũng ngày càng phổ biến.
2. Giáo dục, văn học, nghệ thuật
* Giáo dục:
- Nhu cầu xây dựng nhà nước và nâng cao dân trí đã thúc đẩy các nhà nước đương thời quan tâm nhiều đến giáo dục. Chữ Hán trở thành chữ viết chính thức. Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho “lập Văn Miếu” ở kinh đô Thăng Long, “đắp tượng Khổng Tử, Chu Công, vẽ 72 vị hiền tài, bốn mùa cúng tế và cho Hoàng thái tử đến học”. Năm 1075, nhà Lý tổ chức “thi Minh kinh bác học và thi Nho học tam trường”.
- Thời Trần, các khoa thi được tổ chức đều đặn hơn. Năm 1247, nhà Trần đặt lệ lấy “Tam khôi” (ba người đỗ đầu), quy định rõ nội dung học tập, mở rộng Quốc tử giám cho con em quý tộc và quan chức đến học. Năm 1396, các kì thi được hoàn chỉnh. Sự phát triển của giáo dục đã đào tạo nên nhiều tri thức tài giỏi cho đất nước như Nguyễn Hiền, Mạc Dĩnh Chi, Nguyễn Trung Ngạn, Phạm Sư Mạnh, Nguyễn Trà, v. v... Vị trí của Nho giáo do đó cũng được nâng dần lên theo thế độc tôn.
* Văn học
- Văn học chữ Hán cũng phát triểN, đã xuất hiện hàng loạt bài thơ, bài hịch, bài phú nổi tiếng như Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bạch Đằng giang phú, các tập thơ của Trần Nhân Tông, Trần Quang Khải, Nguyễn Trung Ngạn, Phạm Sư Mạnh đậm đà tình cảm yêu nước, tự hào dân tộc, đánh dấu sự hình thành của văn học dân tộc.
- Ở các thế kỉ XI - XII chữ Nôm ra đời trên cơ sơ học tập chữ Hán. Xuất hiện một số nhà thơ Nôm ở thời Trần, Hồ, tiếc rằng ngày nay thơ của họ không còn được lưu lại.
* Nghệ thuật:
- Từ thời Đinh - Tiền Lê. Hoa Lư đã trở thành một đô thị với nhiều cung điện, đền đài. Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý - Trần và sự phát triển của Phật giáo đã đẩy nhanh sự phát triển của nghệ thuật. Thăng Long trở thành trung tâm của một nền văn hoá mới. Ngoài các cung điện, tháp chuông, đền đài, nổi lên hàng loạt công trình kiến trúc độc đáo như chùa Diên Hựu (còn gọi là chùa Một Cột), tháp Báo Thiên, chùa Chân Giáo, đền Đồng Cỏ.
- Chùa, tháp được xây dựng rất nhiều ở các địa phương.
- Nghệ thuật điêu khắc tinh tế, độc đáo với nhiều hình loại khác nhau như chân bệ cột hình hoa sen, hành lang rồng, những bức phù điêu khắc hình rồng nổi lên lá đề. hình bông cúc nhiều cánh, hình các vũ nữ, v.v…
- Hàng loạt tượng Phật được tạc, đúc, trong đó nổi lên tượng Phật chùa Quỳnh Lâm.
- Nghệ thuật chèo, tuồng, hề phát triển cung với ca nhạc, múa rối nước, múa vui ngày hội. Vào những ngày mùa, ngày kỉ niệm chiến thắng, lễ tết v.v... vua quan và nhân dân các nơi tổ chức lễ hội, vừa làm trò diễn, cúng tế, vừa tổ chức các cuộc đua tài (đấu vật, đua thuyền v.v...) vui chơi để ghi nhớ các anh hùng dân tộc hoặc nhưng người đã khuất.
3. Khoa học - kĩ thuật
- Trải qua gần 5 thế kỉ dựng nước và giữ nước, nhiều tác phẩm sử học đã được biên soạn như Đại Việt sử kí, Đại Việt sử lược, Trung hưng thực lực, Việt Nam thế chí... Bên cạnh đó là các bộ Binh thư yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư thuộc lĩnh vực khoa học quân sự. Hoàng triều đại diện về chính trị, một số tác phẩm y dược dân tộc... Một số nhà thiên văn đã chế tạo dụng cụ khảo sát các hiện tượng trời đất, soạn lịch v.v... Cuối thế kỉ XIV, dựa vào các quan xưởng, nhà quân sự Hồ Nguyên Trừng đã sáng chế được súng thần cơ và đóng loại thuyền chiến lớn có lầu đi biển.
SƠ ĐỒ KHÁI QUÁT TOÀN BÀI
II. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Thời Bắc thuộc, hệ tư tưởng phong kiến nào được truyền bá vào nước ta?
A. Nho giáo.
B. Phật giáo.
C. Đạo giáo.
D. Ấn Độ giáo.
Đáp án: A
Câu 2: Phật giáo phát triển mạnh mẽ nhất ở nước ta vào thời kì nào?
A. Thời Đinh - Tiền Lê.
B. Thời Lý - Trần.
C. Thời nhà Hồ.
D. Tất cả các thời kì trên.
Đáp án: B
Câu 3: Từ thời Bắc thuộc, hai tôn giáo lớn đã được truyền bá vào nước ta, từng bước hoà nhập vào cuộc sống của nhân dân, đó là tôn giáo nào?
A. Nho giáo và Phật giáo.
B. Phật giáo và Đạo giáo.
C. Phật giáo và Thiên chúa giáo.
D. Phật giáo và Ấn Độ giáo.
Đáp án: B
Câu 4: Vị vua nào dưới thời Trần khi lên làm Thái thượng hoàng đã xuất gia đầu Phật và lập ra dòng Thiền Trúc Lâm Đại Việt.
A. Trần Thái Tông.
B. Trần Thánh Tông.
C. Trần Nhân Tông.
D. Trần Anh Tông.
Đáp án: C
Câu 5: Vị vua nào cho “lập Văn Miếu” ở kinh đô Thăng Long, “đắp tượng Khổng Từ, Chu Công, vẽ 72 vị hiền tài, bốn mùa cúng tế và cho Hoàng thái tử đến học” vào năm 1070?
A. Lý Thái Tổ.
B. Lý Thái Tông.
C. Lý Nhân Tông.
D. Lý Thánh Tông.
Đáp án: D
Câu 6: Dưới thời Trần, ai là thầy giáo, nhủ nho được triều đình trọng dụng nhất?
A. Trương Hán Siêu.
B. Chu Văn An.
C. Nguyễn Trãi.
D. Phạm Sư Mạnh.
Đáp án: B
Câu 7: Ai là tác giả của tác phẩm “Bạch Đằng giang phú “?
A. Trần Quốc Tuấn.
B. Nguyễn Trãi.
C. Trương Hán Siêu.
D. Lý Thường Kiệt.
Đáp án: C
Câu 8: Đời nhà Trần có một danh sĩ được gọi là “Lưỡng quốc Trạng nguyên” (trạng nguyên hai nước). Đó là ai?
A. Lê Quý Đôn.
B. Chu Văn An.
C. Phạm Sư Mạnh.
D. Mạc Đĩnh Chi.
Đáp án: D
Câu 9: Ai là tác giả của hai câu thơ dưới đây:
“Tướng sĩ, quân hầu đều biết chữ
Chăn voi, thư lại cũng hay thơ”
A. Trần Nguyên Đán.
B. Trần Nhân Tông.
C. Trần Quang Khải.
D. Phạm Sư Mạnh.
Đáp án: A
Câu 10: Trần Thái Tông viết hai câu thơ:
“Người lính già đầu bạc
Kể mãi chuyện Nguyên Phong”
Để nói về chiến công oanh liệt chống quân xâm lược nào?
A. Quân nhà Tống (1075 - 1077).
B. Quân nhà Nguyên (1288).
C. Quân Mông Cổ (1258).
D. Quân nhà Minh (1427).
Đáp án: C
Câu 11: Vào cuối thế kỉ XIV, một khu thành lớn được xây dựng ở đâu?
A. Ở Lam Sơn (Thanh Hoá).
B. Ở Chí Linh (Thanh Hoá).
C. Ở Thăng Long.
D. Ở Vĩnh Lộc (Thanh Hoá).
Đáp án: D
Câu 12: Bộ “Đại Việt sử kí” là tác phẩm của ai?
A. Lê Văn Hưu.
B. Lê Hữu Trác.
C. Trần Quang Khải.
D. Trương Hán Siêu.
Đáp án: A
Câu 13: Nền văn hoá Đại Việt thời Lý – Trần, Hồ thường được gọi là văn hoá gì?
A. Văn hoá sông Hồng.
B. Văn hoá Đại Việt.
C. Văn hoá Thăng Long.
D. Văn hoá Việt Nam.
Đáp án: C
Câu 14: “Nước Đại Việt ta thực sự là một nước văn hiến”. Câu nói đó của ai?
A. Nguyễn Trãi.
B. Trần Nguyên Đán.
C. Trần Quốc Tuấn.
D. Trần Nhân Tông.
Đáp án: A