I. Kiến thức cơ bản
1. Sự suy yếu của triều Lê và sự ra đời của triều Mạc
- Những biểu hiện sự suy yếu của triều Lê:
+ Đầu thế kỉ XVI, triều Lê ngay càng bộc lộ những hạn chế, mâu thuẫn và mất hết vai trò tích cực: vua quan ăn chơi sa đọa, nội bộ triều đình mâu thuẫn.
+ Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân và các thế lực chống lại triều đình nổi lên khắp nơi làm cho triều Lê càng thêm suy yếu.
- Sự ra đời của nhà Mạc:
+ Lợi dụng sụ suy yếu của triều Lê, năm 1527. Mạc Đăng Dung bắt ép Cung hoàng đế nhường ngôi, lập ra nhà Mạc.
+ Nhà Mạc tổ chức lại bộ máy quan lại. Tiếp tục duy trì hệ thống pháp luật của nhà Lê, nhưng điều chỉnh lại cho hoàn chỉnh.
+ Nhà Mạc tỏ ra lúng túng trong chính sách đối ngoại. Nhà Mạc đáp ứng nhiều yêu câu vô lí của nhà Minh (Trung Quốc), làm cho nhà Mạc rơi vào thế bị cô lập
2. Nội chiến Nam - Bắc triều
- Lúc nhà Mạc tập trung lực lượng đối phó với cuộc nổi dậy trong nước, Nguyễn Kim, một tướng cũ nhà Lê, đã bí mật xây dựng lực lượng và tôn Lê Duy Ninh lên làm vua, lập lại triều Lê.
- Từ năm 1539 đến năm 1543. Nguyễn Kim đánh Thanh Hoá, Nghệ An, xây dựng khu vực này thành vùng kiểm soát của chính quyền nhà Lê dưới danh nghĩa triều Lê Trung hưng.
- Năm 1545, Nguyễn Kim chết, Trịnh Kiêm thay thế vị trí của ông, tiếp tục chiến tranh với nhà Mạc. Họ Trịnh nắm quyền chi phối triều Lê. Thế lực vua Lê, chúa Trịnh ở vùng Thanh - Nghệ (gọi là nam Triều) ngày càng mạnh, đối địch với chính quyền nhà Mạc ở Thăng Long (gọi là Bắc triều).
- Cuộc nội chiến Nam - Bắc triều kéo dài gần 50 năm (từ 1545 đến 1592), tàn phá đất nước nặng nề.
- Năm 1592, Nam triều tấn công vào Thăng Long, giành thắng lợi quyết định. Cục diện Nam – Bắc triều về cơ bản đã chấm dứt.
3. Nội chiến Trịnh - Nguyễn và sự phân chia Đàng Trong - Đàng Ngoài
- Nội chiến Trịnh – Nguyễn:
+ Trịnh Kiêm muốn thâu tóm mọi quyền hành và loại bỏ dần ảnh hưởng của họ Nguyễn.
+ Nguyễn Hoàng vào trấn giữ ở Thuận Hoá.
+ Sau 10 năm làm Trấn thu Thuận Hoá, đến năm 1570, Nguyễn Hoàng được giao làm Trấn thủ cả xử Quảng Nam (từ đèo Hài Vân đến đèo Cù Mông). Dần dần, khu vực Thuận - Quảng trở thanh vùng đất của tập đoàn phong kiến Nguyễn.
+ Trong vòng 45 năm (từ 1627 đến 1672), hai họ Trịnh – Nguyễn đánh nhau bảy lần, làm cho đất nước bị tàn phá.
- Sự phân chia Đàng Trong - Đàng Ngoài
+ Vùng đất từ sông Gianh, Luỹ Thầy (Quảng Bình) trở ra Bắc nắm dưới quyền cai trị của chính quyền Lê - Trịnh gọi là Đàng Ngoài.
+ Vùng Thuận Quảng phía nam, được gọi là Đàng Trong, thuộc chính quyền họ Nguyễn.
SƠ ĐỒ KHÁI QUÁT CHUNG TOÀN BÀI
II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Mạc Dăng Dung bắt ép Cung hoàng để nhường ngôi, lập ra nhà Mạc vào thời gian nào?
A Năm 1524.
B. 1525.
C. 1526.
D. 1527.
Đáp án: D
Câu 2: Giữa lúc nhà Mạc đang phải đối phó với các cuộc nổi dậy ở trong nước, ai là người đã bí mật xây dựng lực lượng và tôn Lê Duy Ninh lên làm vua, lập lại triều Lê?
A. Nguyễn Kim.
B. Nguyễn Hoàng.
C. Trịnh Kiêm.
D. Nguyễn Phúc Ánh.
Đáp án: A
Câu 3: Ai là người đã quy tụ được đông đảo các lực lượng cựu thần nhà Lê chống lại nhà Mạc?
A. Nguyễn Hoàng.
B. Nguyễn Kim.
C. Lê Duy Ninh.
D. Trịnh Kiêm.
Đáp án: B
Câu 4: Năm 1545, Nguyễn Kim chết, ai là người thay thế vị trí của ông, tiếp tục cuộc chiến tranh với nhà Mạc?
A. Nguyễn Hoàng.
B. Nguyễn Phúc Ánh.
C. Trịnh Kiêm.
D. Lê Duy Ninh.
Đáp án: C
Câu 5: Từ năm 1527, Đất nước ta diễn ra cục diện 1592, đất nước ta diễn ra cục diện: Nam - Bắc triều. Đó là cuộc tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến nào?
A. Lê (Nam niêu) – Trịnh (Bắc triều).
B. Trịnh (Nam triều - Mạc (Bắc triều).
C. Mạc (Nam triều) – Nguyễn (Bắc triều).
D. Lê, Trịnh (Nam triều) - Mạc (Bắc triều).
Đáp án: D
Câu 6: Cuộc nội chiến Nam - Bắc triều đã gây nhiều tổn thương cho dân tộc kéo dài trong khoảng thời gian nào?
A. Từ năm 1527 đến năm 1592.
B Từ năm 1545 đến năm 1592.
C. Từ năm 1545 đến năm 1555.
D. Từ năm 1559 đến năm 1677.
Đáp án: B
Câu 7: Cuộc chiến Nam - Bắc triều đang tiếp diễn thì nội bộ Nam triều như thế nào?
A. Đoàn kết để chống Bắc triều.
B. Đã nảy sinh mầm mống của sự chia rẽ.
C. Đã diễn ra mâu thuẫn gay gắt trong nội bộ Nam triều.
D. Đã nảy sinh mầm mống của sự chia rẽ nhưng không ảnh hưởng đến nội bộ Nam triều.
Đáp án: B
Câu 8: Ở Nam triều, ai là người thâu tóm moi quyền hành trong tay mình và loại dần ảnh hưởng của họ Nguyễn?
A. Trịnh Kiểm.
B. Trịnh Tùng.
C. Trịnh Tráng.
D. Trịnh Doanh.
Đáp án: A
Câu 9: Vì sao Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ ở Thuận Hoá?
A. Tránh sự xung đột Nam - Bắc triều.
B. Tập họp nhân dân khai hoang.
C. Tránh âm mưu bị ám hại của họ Trịnh.
D. Tất cả các lí do trên.
Đáp án: C
Câu 10: Họ Nguyễn vừa lo phát triển kinh tế, vừa lo củng cố chính quyền thống trị ở Thuận Hoá nhằm mục đích gì?
A. Sẵn sàng chống lại thế lực của họ Trịnh
B. Thoát li dần sự lệ thuộc của họ Trịnh.
C. Thoát li dần sự lệ thuộc và trở thành một lực lượng đối địch với họ Trịnh.
D. Củng cố thế lực của họ Nguyễn ở Nam triều.
Đáp án: C
Câu 11: Cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn, cuộc chiến tương tàn trong lịch sử nước ta kéo dài gần nữa thế kỉ. Đó là khoảng thời gian nào?
A. Từ năm 1545 đến năm 1592.
B. Từ năm 1627 đến năm 1672.
C. Từ năm 1672 đến năm 1692.
D. Từ năm 1592 đến năm 1672.
Đáp án: B
Câu 12: Từ đầu thế kỉ XVII, sông Gianh, Luỹ Thầy (Quang Bình) là giới tuyến chia đất nước ta thành Đàng Trong và Đàng Ngoài. Cát cứ hai miền thuộc hai tập đoàn phong kiến nào?
A. Trịnh (Đàng Ngoài) - Lê (Đàng Trong).
B. Trịnh (Đàng Trong) - Lê (Đàng Ngoài).
C. Lê (Đàng Trong) - Nguyễn (Đàng Ngoài).
D. Lê - Trịnh (Đàng Ngoài) - Nguyễn (Đàng Trong).
Đáp án: D