I. Kiến thức cơ bản
1. Nhà nước quân chủ đạt đến đỉnh cao
- Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, lập ra nhà Lê đặt tên nước là Đại Việt
- Nhà nước mới được xây dựng theo mô hình thời Trần, Hồ.
- Thời vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497) đã tiến hành một cuộc cải cách hành chính.
- Những cải cách hành chính:
+ Ở Trung ương, các chức Tể tướng, Đại hành khiển bị bãi bỏ. Các bộ được thành lập, trực tiếp cai quản mọi việc và chịu trách nhiệm trước vua. Ngự sử đài có quyền hành cao hơn trước.
+ Ở địa phương, nhà nước bỏ các đạo, lộ cũ, chia lại cả nước thành 12 đạo thừa tuyên. Ở mỗi đạo thừa tuyên đều có 3 ti phụ trách các lĩnh vực quân sự, dân sự và thanh tra. Xã vẫn là đơn vị hành chính cơ sở.
+ Quan lại được tuyển chọn chủ yếu qua giáo dục và khoa cử. Những người đỗ đạt xuất thân từ các thành phần khác nhau, dần trở thành tầng lớp thống trị, được bao cấp nhiều ruộng đất.
+ Ban hành luật mới với tên gọi Quốc triều hình luật (hay “Luật Hồng Đức”), gồm 700 điều, cập đến hầu hết các mặt hoạt động xã hội và mang tính chất dân tộc sâu sắc.
+ Quân đội được tổ chức chặt chẽ và theo chế độ “ngụ binh ư nông” được trang bị vũ khí đầy đủ.
+ Phong cấp ruộng đất cho các thủ lĩnh đặc biệt là những người có công trong chiến đấu chống quân Minh xâm lược.
- Nhận xét:
+ Những cải cách có tính chất toàn diện, sâu sắc góp phần đưa nhà nước quân chủ đạt đến đỉnh cao.
+ Tổ chức bộ máy nhà nước ngày càng chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn tạo điều kiện ổn định về chính trị và phát triển kinh tế.
2. Khôi phục và phát triển kinh tế
a. Nông nghiệp:
- Nhà nước ban hành chính sách quân điền, quy định việc phân chia ruộng đất công ở các làng xã, khuyến khích khai hoang, thành lập 43 sở đồn điền.
- Bộ phận ruộng đất tư tăng lên nhanh chóng..
- Hệ thống đê sông được sửa đắp, kênh mương được nạo vét.
b. Thủ công nghiệp và thương nghiệp:
- Thủ công nghiệp và thương nghiệp dần dần được hồi phục và phát triển.
- Kinh thành Thăng Long ngoài khu cung điện của vua quan, có 36 phố phường vừa sản xuất hàng thủ công, vừa buôn bán.
- Nhiều chợ mọc lên ở các làng.
- Thuyền bè nước ngoài chỉ được cập bến một vài cảng và bị khám xét nghiêm ngặt
3. Những chuyển biến về văn hoá
- Thời Lê, Nho giáo được độc tôn. Giáo dục Nho học thịnh đạt. Trường Quốc tử giám được mở rộng cho con em quan lại đến học. Thi cử đều đặn: cứ 3 năm có một kì thi hội ở kinh đô để chọn nhân tài. Tất cả mọi người dân có học, có lí lịch rõ ràng, đều được di thi. Những người đỗ tiến sĩ đều được khắc tên vào bia đá dựng ở Văn Miếu và dược “vinh quy bái tổ”. Nhiều trí thức đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng đất nước. Số người đi học tăng lên gấp nhiều lần so với thời Lý – Trần, nhưng giáo dục vẫn xem nhẹ các kiến thức khoa học phục vụ sản xuất.
- Phật giáo và Đạo giáo trở thành tôn giáo của nhân dân. Nhà nước hạn chế việc xây dụng chùa chiền. Ở các xóm làng, đây đó nhân dân bắt đầu xây dựng đình.
- Văn học Hán, Nôm đều phát triển. Hàng loạt tập thơ văn ra đời như Bình Ngô đại cáo, Ức Trai thi tập của Nguyễn Trãi, Quỳnh uyên cửu ca, Hồng Đức quốc âm thỉ tập của Lê Thánh Tông, nhiều tập thơ của Lý Tử Tấn, Đặng Minh Khiêm v.v….
* Sử và địa lý
- Một số bộ sử được biên soạn như Lam Sơn thực lục, Đai việt sử kí toàn thư v.v... Bên cạnh đó là sách Dư địa chí, tập bản đồ An Nam hình thắng đồ. Vua Lê Thánh Tông cũng cho biên soạn bộ Thiên Nam dư hạ gồm 100 quyển, ghi toàn bộ các thiết chế chính trị, kinh tế, xã hội của nhà nước đương thời.
- Kiến trúc, điêu khắc phát triển chậm chạp. Nghệ thuật sân khấu, ca múa dân gian bị loại ra khỏi cung đình. Nhà nước có bộ phận ca nhạc riêng.
* Kết luận:
- Những thành tựu đạt được thời Lê sơ ở thế kỉ XV, đặc biệt dưới thời vua Lê Thánh Tông, làm cho Đại Việt trở thành một quốc gia cường thịnh vào bậc nhất ở Đông Nam Á.
- Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đạt đến đỉnh cao, đồng thời cũng tạo ra cơ sở cho sự phát triển của các thế lực phong kiến địa phương và tu tưởng phân tán
II. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Nhà nước dưới thời Lê sơ được xây dựng theo mô hình của nhà nước nào trước đó?
A. Nhà nước thời Trần, Hồ.
B. Nhà nước thời Lý.
C. Nhà nước thời Lý - Trần.
D. Nhà nước thời Dinh - Tiền Lê.
Đáp án: A
Câu 2: Nước Đại Việt dưới thời Lê sơ được chia làm mấy đạo?
A. Mười đạo.
B. Sáu đạo.
C. Năm đạo
D. Bốn đạo.
Đáp án: C
Câu 3: Dưới đạo là các tổ chức nào để cai quan đất nước?
A. Lộ - phủ - huyện - châu - xã.
B. Phủ - huyện - lộ - châu - xã.
C. Lộ - huyện – phủ - châu - xã.
D. Huyện - lộ - châu - xã- phủ.
Đáp án: A
Câu 4: Vua Lê Thánh Tông cai quản đất nước trong thời gian nào?
A. 1428 - 1497.
B. 1427 - 1407.
C. 1460 - 1497.
D. 1460 - 1479.
Đáp án: C
Câu 5: Thời Lê Thánh Tông ở địa phương các nước chia thành:
A. 12 đạo.
B. 12 lộ.
C. 12 phủ.
D 12 đạo thừa tuyên.
Đáp án: D
Câu 6: Cách tuyển chọn quan lại dưới thời Lê Thánh Tông diễn ra dưới hình thức nào là chủ yếu?
A. Qua giáo dục, khoa cử.
B. Qua dòng họ.
C. Chọn những người có công.
D. Tất cả các hình thức trên.
Đáp án: A
Câu 7: Bộ luật mới được ban hành dưới thời nhà Lê có tên gọi là gì?
A. “Luật hình sự”.
B. “Quốc triều hình luật”.
C. “Hình luật quốc gia”.
D. “Luật Hồng Bàng”.
Đáp án: B
Câu 8: Quân đội dưới thời nhà Lê được tổ chức chặt chẽ và theo chế độ:
A. “Ngụ nông ư binh”.
B. “Ngụ binh ư nông”.
C. “Quân đội nhà nước”.
D. “U binh hiến nông”.
Đáp án: B
Câu 9: Thời nhà Lê, nhà nước ban hành chính sách gì để khuyến khích phát triển nông nghiệp?
A. Lộc điền.
B. Quân điền.
C. Điền trang.
D. Thái ấp.
Đáp án: B
Câu 10: Dưới thời nhà Lê, các bia đá dựng ở Văn Miếu để làm gì?
A. Khắc tên những người đỗ Tiến sĩ.
B. Khắc tên những anh hùng có công với nước.
C. Khắc tên những vị vua thời Lê sơ.
D. Khắc tên những người có học hàm.
Đáp án: A
Câu 11: Dưới thời nhà Lê, tôn giáo nào được xem lò tôn giáo của nhân dân?
A. Nho giáo.
B. Phật giáo.
C. Phật giáo, Đạo giáo.
D. Tất cả các tôn giáo trên.
Đáp án: C
Câu 12: Hãy nối sự kiện ở cột A cho phù hợp với cột B sau đây:
A |
B |
1. Lê Thánh Tông.
2. Nguyễn Trãi.
3. Lương Thế Vinh |
A. Hồng Đức quốc âm thi tập.
B. Ức trai thi tập.
C. Quỳnh uyển cửu ca.
D. Bình Ngô đại cáo.
E. Thiên Nam dư hạ
G. Đại hành toán pháp. |
Đáp án: 1 - A, C, E;
2 - B, D;
3 - G.