I. Kiến thức cơ bản
1. Tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng
- Nho giáo: nhà Nguyễn thi hành chính sách độc tôn Nho giáo, phục hồi Nho giáo vốn đã bị suy đồi trong những thế kỉ trước.
- Phật giáo và tín ngưỡng dân gian: nhà Nguyễn đã tìm mọi cách hạn chế Phật giáo và các tín ngưỡng dân gian khác, nhưng Phật giáo và các tín ngưỡng dài gian vẫn tiếp tục phát triển, nhất là ở các vùng nông thôn. Tục thờ cúng tổ tiên là tôn thờ các anh hùng dân tộc, những người có công với làng với nước trở thành phổ biến trong toàn xã hội.
- Đối với Thiên Chúa giáo: bắt đầu từ thời Minh Mạng (1820 - 1840, nhà Nguyễn thi hành những biện pháp cấm đoán gắt gao, thậm chí còn thẳng tay đàn áp. Thế nhưng các giáo sĩ phương Tây vẫn tìm được cách đi sâu vào các làng xã và cải đạo được nhiều người dân theo Thiên Chúa giáo.
2. Giáo dục, khoa cử
- Gia Long, vị vua khai sáng triều Nguyễn, quan niệm: “Nhà nước cầu nhân tài tất do đường khoa mục”, và để tuyển chọn quan lại, vào đầu năm 1807, ông ban hành quy chế thi Hương và thi Hội. Theo quy định này, tháng 3 – 1807, triều Nguyễn bắt đầu mở khoa thi Hương từ Nghệ An ra Bắc. Đến năm 1822, Minh Mạng cho khôi phục các kì thi Hội và thi Đình. Trong số những người đỗ đại khoa, nhiều người đã trở thành các nhà văn hoá lớn của đất nước hay những quan lại cao cấp trong triều đình nhà Nguyễn. Cũng bắt đầu từ thời Minh Mạng, việc tổ chức học tập và thi cử được chấn chỉnh và đi vào nề nếp. Tuy nhiên, nội dung giáo dục và thi cử lại không có gì khác so với trước và vì thế mà cả số lượng và chất lượng giáo dục khoa cử đều giảm sút.
- Tiếp nối truyền thống tôn sùng Nho học của các triều đại trước, năn 1803, vua Gia Long cho dựng trường Quốc học (sau đổi thành Quốc tử giám) ở kinh đô Phú Xuân. Cùng với Quốc tử giám, năm 1808. Văn Miếu được chính thức xây dựng để thờ Khổng Tử và 72 vị tiên hiền Nho học. Từ năm 1822, Văn Miếu Quốc tử giám Huế bắt đầu thực hiện chế độ dựng bia để danh tiến sĩ. Tính đến năn 1851, nhà Nguyễn đã tổ chức 14 khoa thi Hội, lấy được 136 tiến sĩ và 87 phó bảng.
3. Văn học, khoa học
* Văn học
- Trong lĩnh vực văn học, thế kỉ XVIII nổi lên nhiều nhà văn, nhà thơ lỗi lạc như Lê Quý Đôn, Ngô Thì Sĩ, Ngô Thời Nhậm, Bùi Huy Bích, Nguyễn Thiếp, Nguyễn Cư Trinh...
- Bước sang thế kỉ XIX, dòng văn học chữ Hán vẫn tiếp tục phát triển với nhiều nhà thơ, nhà văn tiêu biểu như Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu, Lý Văn Phức, Minh Mạng, Tự Đức, Tùng Thiện Vương, Tuy Lý Vương... Văn học dân gian tiếp tục phát triển với các loại thơ ca, hò vè, ca dao, tục ngữ... hết sức phong phú.
- Bên cạnh dòng văn học chữ Hán, dòng văn học chữ Nôm đầu thời Nguyễn phát triển rực rỡ với nhiều tác phẩm đạt đến đỉnh cao. Hai tác giả đại biểu kiệt xuất nhất cho dòng văn học chữ Nôm nói riêng và văn học Việt Nam nói chung là Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương.
* Khoa học:
- Thành tựu khoa học chủ yếu của thời kì này là sự ra đời của các bộ lịch sử, địa lí lịch sử và bách khoa thư lớn như: Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Đại nam thực lực của Quốc sử quán triều Nguyễn, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ của nội các triều Nguyễn, Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, Sử học bị khảo của Đặng Xuân Bảng, Phương Đình dư địa chí của Nguyễn Văn Siêu, Gia định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức...
- Kĩ thuật vẽ bản đồ cũng đạt được những thành tựu mới, trong đó đặc biệt là Đại Nam nhất thống toàn đồ được vẽ vào cuối thời Minh Mạng đã thể hiện tương đối chính xác hình ảnh nước Đại Nam thống nhất, bao gồm cả các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngoài Biển Đông.
* Về mặt kĩ thuật, thời kì này trong các quan xưởng triều Minh Mạng đã từng chế tạo được máy cưa, xẻ gỗ chạy bừng sức nước, làm được máy bơm nước và đóng thành công chiếc tàu thuỷ chạy bằng máy hơi nước.
4. Nghệ thuật, kiến trúc
Vào nửa đầu thế kỉ XIX, những công trình kiến trúc chủ yêu của nhà Nguyễn là kiến trúc thành quách và lăng tẩm, trong đó tiêu biểu nhất là kiến trúc kinh đô Huế: Hoàng thành, lầu Ngọ Môn, Cửu đỉnh, lăng các vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị.
Văn Miếu - Quốc Tử giám Hà Nội tuy không còn là trung tâm Nho học của cả nước, nhưng dưới thời Nguyễn vẫn được tu bổ, tôn tạo. Khuê Văn Các được xây dựng năm 1804 là công trình kiến trúc độc đáo, hài hoà trong tổng thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc tử giám Thăng Long, đã trở thành đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc thời Nguyễn và là biểu tượng của văn hiến Thủ đô Hà Nội. Bên cạnh Khuê Văn Các, cột cờ thành Hà Nội và nhiều công trình kiến trúc cung đình cũng như dân gian đã trở thành “cái gạch nối” của kiến trúc truyền thống và hiện đại Việt Nam.
Nghệ thuật vẽ tranh chân dung, tranh sơn mài trên gỗ, các dòng tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống cũng tạo nên nhưng sắc màu mới trong đời sống văn hoá. Nghệ thuật sân khấu, diễn xướng cũng phát triển rộng rãi hơn. Nghệ thuật tuồng, chèo, cải lương, ca nhạc phong phú, với những dấu ấn độc đáo của mỗi địa phương, mỗi tiểu vùng văn hoá nhưng lại được hoà vào nhu cầu hưởng thụ văn hoá chung của người dân khắp mọi miền đất nước. Tại kinh đô Huế, đã bắt đầu xuất hiện nhà hát và sàn diễn chuyên nghiệp.
II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Nhà Nguyễn thi hành chính sách độc tôn đối với tôn giáo nào?
A. Nho giáo .
B. Phật giáo.
C. Thiên Chúa giáo.
D. Tất cả các tôn giáo trên.
Đáp án: A
Câu 2: Nhà Nguyễn đã đối xử với Phật giáo và tín ngưỡng dân gian như thế nào?
A. Cấm đoán.
B. Tạo điều kiện để phát triển.
C. Tìm mọi cách hạn chế.
D. Thục hiện chính sách độc tôn đối với Phật giáo, coi trọng các tín ngưỡng dân gian.
Đáp án: C
Câu 3: Từ thời vua nào, nhà Nguyễn thi hành những biện pháp cấm đoán gắt gao đối với Thiên Chúa giáo?
A. Gia Long.
B. Minh Mạng.
C. Thiệu Trị.
D. Tự Đức.
Đáp án: B
Câu 4: Tháng 10 - 1807, triều Nguyễn bắt đầu mở khoa thi Hương từ tỉnh nào trở ra Bắc?
A. Thanh Hoá.
B Nghệ An
C. Hà Tĩnh.
D. Quảng Bình.
Đáp án: B
Câu 5: Đầu năm 1822, Minh Mạng cho khôi phục các kì thì nào?
N. Thi Hương, thi Hội.
B. Thi Hương, thi Đình.
C. Thi Hội, thi Đình.
D. Thi Hương, thi Hội, thi Đình.
Đáp án: A
Câu 6: Hai tác giả đại biểu kiệt xuất nhất của dòng văn học chữ Nôm nói riêng và văn học Việt Nam nói chung ở thế kỉ XIX là ai?
A. Đoàn Thị Điểm và Hồ Xuân Hương.
B. Nguyễn Du và Nguyễn Trãi.
C. Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương.
D. Nguyễn Du và Đoàn Thị Điểm.
Đáp án: C
Câu 7: Dưới triều Nguyễn, Phan Huy Chú đã viết tác phẩm lịch sử nổi tiếng, đó là tác phẩm nào?
A. Khâm đại Việt sử thông giám cương mục
B. Đại Nam thực lục.
C. Lịch triều hiến chương loại chí.
D. Sử học bị khảo.
Đáp án: C
Câu 8: Tác phẩm Gia định thành thông chí là của ai?
A. Trịnh Hoài Đức.
B. Đặng Xuân Bàng.
C. Nguyễn Văn Siêu.
D. Phan Huy Chú.
Đáp án: A
Câu 9: “Đại Nam thống nhất toàn đồ” đã thể hiện tương đối chính xác hình ảnh nước Đại Nam thống nhất được vẽ vào thời nào?
A. Thời Gia Lùng.
B. Cuối thời Minh Mạng.
C. Cuối thời Thiệu Trị.
D. Thời Tự Đức.
Đáp án: B
Câu 10: Nữ thi sĩ được mệnh danh “Bà chúa thơ Nôm” là ai?
A. Ngọc Hân công chúa
B. Đoàn Thị Điểm.
C. Bà huyện Thanh Quan.
D. Hồ Xuân Hương.
Đáp án: D
Câu 11: Bước sang thế kỉ XIX, dòng văn học nào phát triển đạt đến đỉnh cao?
A. Văn học chữ Nôm.
B. Văn học chữ Hán.
C. Văn học dân gian.
D. Tất cả các dòng văn học trên.
Đáp án: A
Câu 12: Nối tên các tác giả với những tác phẩm mà họ sáng tác dưới đây:
Các tác phẩm |
Các tác giả |
1. Lịch triều hiến chương loại chí
2. Đại Việt thông sử
3. Truyện kiều
4. Chinh phụ ngâm |
A. Nguyễn Du
B. Đoàn Thị Điểm
C. Lê Quý Đôn
D. Phan Huy Chú. |
Đáp án: 1-D; 2-C; 3-A; A-B.