Để thực hiện âm mưu ấy, từ năm 1954 đến năm 1975 chúng đã áp dụng các chiến lược chiến tranh “một phía” (1954 —1960), chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965), chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968), chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” (1969 - 1973) và âm mưu phá loại Hiệp định Pari (1973 -1975), dùng mọi thủ đoạn càng ngày càng xảo quyệt nhằm chống lại cách mạng Việt Nam. Vì thế cuộc đấu tranh của nhân dân ta vô cùng gay go gian khổ và ác liệt. Nhưng dưới sự lãnh dạo của Đảng, Hồ Chủ tịch, nhân dân ta đã từng bước đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn xâm lược của chúng và đi đến thắng lợi hoàn toàn. Cuộc đấu tranh ấy đã diễn ra qua nhiều thời kỳ nhỏ. Cụ thể là:
a. Nhân dân miền Nam đánh bại chiến lược chiến tranh đơn phương của Mỹ - Ngụy( 1954
- Sau Hiệp định Giơnevơ, đế quốc Mỹ dựng lên ở miền Nam một chính quyền độc tài phát xít Ngô Đình Diệm làm công cụ phá hoại hiệp thương tổng tuyển cử, âm mưu chia cắt lâu dài nước ta.
- Để lừa bịp nhân dân, bề ngoài Mỹ - Diệm thi hành nhũng chính sách “Đả thực, bài phong, diệt cộng”, nhưng kỳ thực là nhằm hất cẳng Pháp, cướp lại ruộng đất của nông dân đã giành được trong cách mạng và đàn áp phong trào yêu nước của nhân dân. Chúng mở những chiến dịch “Tố cộng”, “Diệt cộng”, đàn áp khủng bố cực kỳ tàn bạo, làm cho hàng chục vạn người yêu nước bị bắt, bị giết, bị tra tấn, tù đày biến nền kinh tế miền Nam hoàn toàn lệ thuộc vào Mỹ, đời sống nhân dân điêu đứng, nạn thất nghiệp lan tràn. Một nền văn hoá, giáo dục nô dịch, đồi trụy được xây dựng nhằm phục vụ cho Mỹ và tay sai. Các tệ nạn xã hội như mại dâm, cao bồi, lối sống trụy lạc... phát triển. Nhân dân miền Nam rất căm thù Mỹ - Diệm, dẫn đến sự bùng nổ ngọn lửa đấu tranh chống tại chúng.
- Cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam mở đầu bằng một phong trào chính trị có tính chất quần chúng rộng lớn, mạnh mẽ, sôi nổi, kéo dài suốt mấy năm liền, đòi Ngụy quyền Diệm phải thi hành Hiệp định Giơnevơ, đòi hiệp thương Tổng tuyển cử thống nhất nước nhà, chống các trò hề “Trưng cầu dân ý”, bầu cử “Quốc hội” bù nhìn, chống cái gọi là “Cải cách điển địa” giả hiệu, đòi cải thiện đời sống.
Đặc biệt là phong trào dấu tranh chống khủng bố, chống trả thù của những người kháng chiến cũ, chống “Tố cộng”. “Diệt cộng”, chống dồn dân vào các “khu trù mật”, các khu “dinh điển”, các “ấp chiến lược” đã diễn ra quyết liệt, dai dẳng. Hình thức dấu tranh rất phong phú đi từ thấp đến cao. Từ 1958 trở đi, nhiều nơi, bên cạnh hình thức đấu tranh hợp pháp, đã xuất hiện những hình thức đấu tranh không hợp pháp như vũ trang tuyên truyền, vũ trang tự vệ, lần lượt xuất hiện và hoạt động tích cực, chống trả lại các cuộc càn quét quy mô lớn của địch, bảo vệ cơ quan đầu não cách mạng.
- Thái độ ngoan cố và chính sách khủng bố tàn bạo của địch đã đẩy nhân dân miền Nam đến chỗ không còn con đường nào khác là phải vùng dậy khởi nghĩa. Đảng đã đề ra Nghị quyết số 15 (1/1959) cho phép đồng bào miền Nam có thể dùng bạo lực chính trị kết hợp với lực lượng vũ trang đứng lên đánh địch. Dưới ánh sáng của Nghị quyết 15, đồng bào miền Nam đã đứng lên tiến hành Đồng khởi. Mở đầu là phong trào “Đồng khởi” của nhân dân Bến Tre (1/1960). Sau đó làn sóng “Đồng khởi” lan nhanh như nước vỡ bờ ở khắp các tỉnh đồng bằng Nam bộ, nhiều vùng ở Tây Nguyên và một số vùng Trung trung Bộ làm cho hệ thống kìm kẹp của địch ở thôn xã bị phá vỡ từng mảnh lớn. Lực lượng vũ trang nhân dân hình thành và các uỷ ban nhân dân tự quản ra đời ở những vùng giải phóng. Từ thắng lợi “Đồng khỏi”, ngày 20/12/1960 Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam ra đời đánh dấu một bước phát triển mới của cách mạng miền Nam.
b. Tiến lên đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ (1961 - 1965).
- Để cứu vãn tình thế, giữa năm 1961, đế quốc Mỹ bị động chuyển sang chiến lược “Chiến tranh dặc biệt” - một hình thức chiến tranh thực dân kiểu mới. Với nội dung: dùng đội quân Ngụy quyền dưới sự chi huy, trang bị của Mỹ để đàn áp cách mạng miền Nam Đồng thời đế quốc Mỹ còn âm mưu qua cuộc chiến tranh đó rút ra kinh nghiệm để đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, đe dọa các nước mới trỗi dậy.
- Đế quốc Mỹ đưa ra kế hoạch Xtalây - Taylo (1961 - 1962), kế hoạch chiến lược đầu tiên để thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ, với mấy biện pháp sau đây:
+ Tăng cường lực lượng và binh khí kỹ thuật cho quân Ngụy.
+ Dồn dân vào “ấp chiến lược” được coi là “quốc sách”, là chương trình “xương sống” của kế hoạch nhằm thực hiện ý đồ tách nhân dân với cách mạng, với lực lượng vũ trang, giành dân và vơ vét nhân, tài, vật, lực. Mỹ hy vọng sau 18 tháng sẽ bình định xong miền Nam và tiến công ra miền Bắc.
- Trên chặng đường đấu tranh chống địch, đường lối cách mạng miền Nam của Đảng dần dần được hình thành. Trải qua thực tế đấu tranh 6 năm (kể từ năm 1954 tới khi có Nghị quyết 15 của Trung ương tháng 1/1959) đường lối và phương pháp cách mạng miền Nam mới chính thức được ra đời và ngày càng được bổ sung cho hoàn chỉnh.
- Từ sau “Đồng khởi” nhân dân miền Nam tiếp tục giữ vững và phát triển thế tiến công cách mạng của mình thành cuộc chiến tranh du kích toàn miền, đồng thời đẩy mạnh đấu tranh khắp thành thị và nông thôn. Điểm nổi lên trong những năm 1962 - 1963 là từ trạng thái du kích cục bộ, khởi nghĩa từng phần dã tiến dần lên trạng thái chiến tranh du kích toàn dân, toàn diện và khởi nghĩa vũ trang lan rộng khắp miền Nam. Từ sau chiến thắng Ấp Bắc (1/15)63), địch càng ngày càng sa vào thế nguy ngập.
- Cùng với hoạt động vũ trang, phong trào đấu tranh phá ấp chiến lược ngày càng phát triển rộng, vận dụng linh hoạt phương châm ba mũi giáp công, phá vỡ từng mảnh lớn các “ấp chiến lược” kết hợp chặt chẽ việc phá “ấp chiến lược” với việc xây dựng “làng chiến đấu”. Trong phong trào đấu tranh, “đội quân chính trị” của quần chúng ở nông thôn đã giữ một vai trò rất quan trọng, đặc biệt là “đội quân tóc dài” đã liên tiếp đánh cho địch những đòn bất ngờ, khiến cho chúng không sao chống đỡ nổi.
- Phong trào đô thị phát triển mạnh làm cho địch càng thêm lúng túng. Tất cả làm cho kế hoạch Xtalây - Taylo bị phá sản. Mỹ phải đưa ra kế hoạch Giônxơn - Mác Namara để tăng cường chiến tranh hơn nữa với ý đổ bình định xong miền Nam trong vòng 2 năm (1963 - 1964). Nhưng sau hàng loạt thất bại về quân sự, chính trị, Mỹ đã phải đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm (11/1963) với hy vọng cải thiện được tình hình chính trị ở miền Nam. Cuộc đảo chính đã giết chết anh em Ngô Đình Diệm nhưng tình hình chính trị của chúng càng xấu hơn. Chỉ trong vòng 2 năm (1963 - 15)65) ở miền Nam đã có thêm 12 cuộc đảo chính khác. Thất bại về chính trị cùng với hàng loạt thất bại lớn về quân sự, đặc biệt từ trận Bình Giã (12/1964), Ba Gia (5/1965), Đồng Xoài (6/1965), quân và dân miền Nam đã đánh bại “ chiến tranh đặc biệt” của Mỹ - Ngụy. Đây là thất bại có ý nghĩa chiến lược lần thứ hai của Mỹ - Ngụy và cũng là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược lần thứ hai của quân và dần miền Nam sau thống lợi “Đồng khởi” năm 1960.
c. Nhân dân Việt Nam đánh tranh ở miền Nam của Mỹ -Ngụy (1965 1968).
- Hốt hoảng trước sự thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, chính quyền Giônxơn quyết định chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam, đồng thời liều lĩnh gây ra chiến tranh phá hoại miền Bắc.
- Dựa vào lực lượng mới (quân Mỹ, quân chư hầu, quân Ngụy), bằng chiến lược hai gọng kìm “tìm diệt” và “bình định”, Mỹ đã liên tiếp mở hai cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965 -1966 và 1966 - 1967. Với những cuộc hành binh lớn, chúng hòng tiêu diệt chủ lực của ta, xé nát vùng căn cứ kháng chiến, đẩy mạnh công tác “bình định”, hòng xoay chuyển tình thế, giành thắng lợi trong thời gian ngắn, để kết thúc chiến tranh.
- Ngày 5/8/1964 đế quốc Mỹ đã dựng lên sự kiện “Vịnh Bắc Bộ”. Ngày 7/2/1965 viện cớ “trả đũa” cuộc tấn công của quân giải phóng ở sân bay Pleiku, chúng liên tục leo thang đánh phá miền Bắc. Âm mưu của chúng là hạn chế sự chi viện to lớn của miền Bắc đối với miền Nam. phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm lung lay quyết tâm chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam và buộc ta kết thúc cuộc chiến tranh theo điều kiện do Mỹ đặt ra.
- Dưới ánh sáng các nghị quyết (11, 12) của Trung ương Đảng, đáp lời kêu gọi thiêng liêng của Hồ Chủ tịch, nhân dân cả nước đã nêu cao ý chí kiên cường chống Mỹ, cứu nước, với tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.
- Nhân dân miền Nam đã liên tiếp đập tan 2 cuộc phản công lớn vào mùa khô 1965-1966, 1966 - 1967 của địch, 29 vạn quân dịch đã bị diệt, trong đó có gần một nửa là Mỹ và chư hầu. Quân Mỹ từ chiến lược phản công chuyển sang thế phòng ngự. Hai gọng kìm của địch đã bị bẻ gãy.
- Phong tráo đấu tranh chính trị ở hầu hết các thành thị miền Nam, nhất là ở Huế, ở Đà Nẵng với khẩu hiệu đòi lật đổ chính phủ bù nhìn tay sai của Mỹ, đòi Mỹ cút về nước dâng lên rất cao.
Những thắng lợi to lớn vừa giành được về quân sự lẫn chính trị. về chiến lược lẫn chiến thuật đã mở ra một thời kì thuận lợi cho quân và dân miền Nam thực hiện một chiến lược rất táo bạo và đúng lúc, đưa cuộc chiến tranh cách mạng sang một thời kỳ mới, mở đầu bằng một cuộc tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt. Tháng 1/1968 (Tết Mậu Thân), nhân dân miền Nam đã đồng loạt tiến công và nổi dậy, cùng một lúc đánh vào hầu hết các thành phố và thị xã, cơ quan đầu não, kho tàng của địch làm đảo lộn thế chiến lược của chúng, buộc chúng phải đột ngột từ bỏ chiến lược “tìm diệt” và “bình định” để quay sang “quét” và “giữ” bị động.
“Chiến tranh cục bộ” của Mỹ bị phá sản ngay giữa lúc chúng còn trên 50 vạn quân viễn chinh, 70 vạn quân Ngụy và chư hầu ở miền Nam. Đó là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược lần thứ ba của quân dân ta, đồng thời cũng là thất bại có ý nghĩa chiến lược lần thứ ba của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Cách mạng miền Nam đã tiến lên một bước vững chắc hơn.
Trên miền Bắc quân và dân ta đã đánh bại chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân lần thứ nhất của đế quốc Mỹ. Trên 3.000 máy bay các loại tối tân và hiện đại của Mỹ đã bị bắn rơi. Hàng nghìn giặc lái Mỹ đã bị diệt hoặc bị bắt sống, hàng trăm tàu chiến lớn, nhỏ bị bán cháy, bắn chìm.
- Thắng lợi của quân và dân ta ở hai miền Nam – Bắc đã buộc Mỹ phải chấm dứt ném bom hoàn toàn và vô diều kiện trên lãnh thổ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Phải ngồi nói chuyện chính thức tại Hội nghị bốn bên ở Pari với đoàn đại biểu của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đoàn đại biểu của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (từ ngày 6/6/1969 trở đi, đổi là đoàn đại biểu Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam). Từ nay ta kết hợp 3 mặt trận: quân sự, chính trị và ngoại giao đánh địch. Thế trận của ta càng vững vàng hơn.
d. Nhân dân miền Nam đánh bại lược “Nam hoá chiến tranh” của Mỹ -Ngụy(1969 - 1973).
Bị thất bại trong chiến tranh cục bộ ở miền Nam, chiến tranh phá hoại ở miền Bắc bị dư luận thế giới và trong nước lên án, nhà cầm quyền Mỹ buộc phải thay đổi một lần nữa chiến lược toàn cầu phản cách mạng. Níchxơn bước vào Nhà trắng thay Giônxơn đưa ra học thuyết mang tên là “Học thuyết Níchxơn”. Đế quốc Mỹ đã đem ứng dụng và thí nghiệm đầu tiên “Học thuyết Níchxơn” vào miền Nam Việt Nam là chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”. Với chiến lược này, Mỹ buộc phải rút quân ra khỏi miền Nam Việt Nam, để sắp xếp lại lực lượng cho phù hợp với yêu cầu điều chỉnh của học thuyết Níchxơn trên phạm vi toàn thế giới. Mặt khác. Mỹ vẫn không từ bỏ Việt Nam, có duy trì thống trị thực dân mới bằng cách dùng quân Ngụy thay cho quân Mỹ, tiếp tục kéo dài và đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược miến Nam, tăng cường và mở rộng chiến tranh ở Campuchia và Lào Thực chất của chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” là tăng cường chính sách dùng người Việt đánh người Việt, dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương, với công thức chủ lực Ngụy cộng với hoả lực Mỹ. Đồng thời Mỹ vẫn chuẩn bị đánh phá trở lại miền Bắc bằng chiến tranh phá hoại lần thứ hai.
- Trước âm mưu cực kỳ ngoan cố của đế quốc Mỹ, nhân dân cả nước ta phải tiếp tục kháng chiến cho đến thắng lợi hoàn toàn.
Năm 1969 là năm Mỹ bắt đầu thực hiện chương trình “Việt Nam hoá chiến tranh”, nhưng chính trong năm ấy, quân và dân ta đã tiêu diệt Mỹ còn nhiều hơn năm 1968 là thời kỳ cao nhất của “Chiến tranh cục bộ”. Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời ngày 6/6/1969 đánh dấu sư lớn mạnh của cách mạng Việt Nam.
- Tiếp theo là những thất bại của Mỹ - Ngụy trong các cuộc hành quân Campuchia và Lào trong 2 năm 1970 - 1971.
- Trên mật trận chống “bình định”, nhân dân ta ở miền Nam cũng đã làm chủ được nhiều vùng dưới nhiều hình thức.
- Trước đà thắng lợi, tháng 3/1972 ta mở cuộc tiến công chiến lược giáng một đòn quyết định vào số phận của chương trình “Việt Nam hoá chiến tranh”. Các lực lượng vũ trang cách mạng đã chọc thủng 3 phòng tuyến mạnh nhất của quân đội Sài Gòn trên các địa bàn chiến lược quan trọng: Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ: liên lục tiêu diệt địch trên nhiều địa bàn xung yếu ở Trị Thiên, Tây Nguyên. Trung Trung Bộ. đồng bằng miền Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long, buộc quân chủ lực và quân cơ động chiến lược Ngụy phải căng ra chống đỡ trên nhiều chiến trường.
Được sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng vũ trang, đồng bào miền Nam nổi dậy mạnh mẽ, liên tục quét sạch từng mảng lớn hệ thống kìm kẹp của Mỹ - Ngụy, làm phá vỡ chương trình “bình định” của chúng ở nhiều vùng Trung Trung Bộ và Nam Bộ.
- Bị thất bại trên nhiều chiến trường, tháng 7/1972, chính quyền Níchxơn phải nối lại Hội nghị Pari mà chúng đã ngang ngược phá hoại. Mặc dù buộc phải trở lại bàn hội nghị, nhưng Mỹ vẫn ngoan cố đeo đuổi lập trường thương lượng trên “thế mạnh”.
Chúng đã liều lĩnh đánh phá lại miền Bắc và bị quân và dân ta giáng trả hết sức mãnh liệt. Với trận “Điện Biên Phủ trên không” (từ ngày 18 đến ngày 24/12/1972), “các pháo đài bay chiến lược siêu hạng của Hoa Kỳ” đã bị gục, uy thế của không quân chiến lược Mỹ một lần nữa bị chôn vùi.
Thế là, sau khi hung hãn leo tới nấc thang chiến tranh tột đỉnh, tàn bạo và dã man nhất, nhưng lại bị thất bại đau đớn nhất, thảm hại nhất và bị thế giới lên án mạnh mẽ nhất, chính quyền Níchxơn buộc phải ký hết Hiệp định pari theo điều kiện của ta. Đế quốc Mỹ phải thừa nhận độc lập, chủ quyển, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân ta. Chúng phải rút quân về nước, chấm dứt chiến tranh, xoá bỏ mọi dính líu quân sự và không can thiệp vào nội bộ nước ta. Bằng việc ký kết này, chúng ta đã “đánh cho Mỹ cút” và chuẩn bị những điều kiện tiến lên “đánh cho Ngụy nhào”.
d. Nhân dân miền Nam đấu tranh chống phá hoại Hiệp định Pari, mà cuộc tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 đi đến giành thắng lợi hoàn toàn (1973 - 1975)
Mặc dù phải chịu rút quân ra khỏi miền Nam nhưng đế quốc Mỹ vẫn không từ bỏ âm mưu xâm lược nước ta. Chúng vẫn tăng cường viện trợ vũ khí, tiền bạc cho bọn tay sai Nguyễn Văn Thiệu (tổ phá hoại Hiệp định Pari. Mỹ - Thiệu sử dụng cao độ bộ máy quân sự và cảnh sát để đối phó với phong trào đấu tranh của nhân dân ta. Chúng vẫn ồ ạt đưa quân đi càn quét, đánh phá, lấn chiếm vùng giải phóng, đàn áp nhân dân. Mặt khác, chúng đã phát xít hoá chế độ Thiệu, dùng mọi thủ đoạn tuyên truyền, gây chiến tranh tâm lý, gieo rắc hoài nghi về khả năng thống nhất đất nước. Mỹ - Thiệu đã trắng trợn vi phạm Hiệp định Pari và coi Hiệp định Pari đã “rơi vào điểm chết”. Mỹ vẫn theo đuổi mưu đồ đen tối tiếp tục chính sách bạo lực phản cách mạng ở miến Nam dưới hình thức một cuộc chiến tranh thực dân mới.
- Sau 2 năm chuẩn bị (1973 - 1974), đến mùa Xuân năm 1975 khi điều kiện đã cho phép quân và dân ta mở cuộc Tổng tiên công và nổi dậy toàn miền Nam, qua 3 chiến dịch lớn: Chiến dịch Tây Nguyên (4 - 24/3/1975), Chiến dịch Huế- Đà Nẵng (22 - 29/3/1975) và Chiến dịch Hồ Chí Minh (26- 30/4/1975), quân và dân ta đã giành toàn thắng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975. Tháng lợi lịch sử ấy đã chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình, giải phóng hoàn toàn miền Nam, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nước, khôi phục độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, chấm dứt sự chia cắt, thu non sông về một mối.
Quân và dân ta đã thực hiện trọn vẹn lời căn dặn cuối cùng của Hồ Chủ tịch: “Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất, đồng bào Nam - Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà. Nước ta sẽ có vinh dự lớn là một nước nhỏ mà đã anh dũng đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ, và đã góp phần xứng đáng vào phong trào giải phóng dân tộc”.