Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh học (Đề 10)
2019-06-10T05:05:33-04:00
2019-06-10T05:05:33-04:00
https://sachgiai.com/Sinh-hoc/de-thi-thu-thpt-quoc-gia-mon-sinh-hoc-de-10-11661.html
/themes/whitebook/images/no_image.gif
Sách Giải
https://sachgiai.com/uploads/sach-giai-com-logo.png
Thứ hai - 10/06/2019 04:56
Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh học (Đề 10), có đáp án kèm theo. Mời các bạn cùng tham khảo.
Câu 1: Khi nói vế bệnh/hội chứng di truyền ở người, bệnh/hội chứng nhiễm sắc thể nào phổ biến nhất ở người?
A. Hội chứng Patau.
B. Hội chứng ETuôt.
C. Hội chứng Claiphentơ.
D. Hội chứng Đao.
Câu 2: Quần thể sinh vật có thành phẩn kiểu gen nào sau đây chưa ở trạng thái cân bằng di truyền?
1. Quần thể 1: 1,00AA: 0,00Aa: 0,00aa.
2. Quần thể 2:0,20AA: 0,50Aa: 0,30aa
3. Quần thể 3: 0,00AA: 0,00Aa: l,00aa.
4. Quần thể 4: 0,25AA: 0,50Aa: 0,25aa.
A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4.
Câu 3: Theo quan niệm hiện đại, đơn vị cơ sở của tiến hóa là
A. cá thể.
B. loài.
C. quần thể.
D. phân tử.
Câu 4: Trong một quần xã sinh vật càng có độ đa dạng loài cao, mối quan hệ sinh thái càng chặt chẽ thì
A. quần xã có cấu trúc càng ổn định vì lưới thức ăn phức tạp, một loài có thể dùng nhiều loài khác làm thức ăn.
B. quần xã dễ dàng xảy ra diễn thế do tác động của nhiều loài trong quần xã làm cho môi trường thay đổi nhanh.
C. quần xã có cấu trúc ít ổn định vì có số lượng lớn loài ăn thực vật làm cho các quần thể thực vật biến mất dần.
D. quần xã có xu hướng biến đổi làm cho độ đa dạng thấp và từ đó mối quan hệ sinh thái lỏng lẻo hơn vì thức ăn trong môi trường cạn kiệt dần.
Câu 5: Trên một cây to có nhiều loài chim sinh sống, có loài sống trên cao, có loài sống dưới thấp, hình thành nên
A. các quần thể khác nhau.
B. các ổ sinh thái khác nhau,
C. các quần xã khác nhau.
D. các sinh cảnh khác nhau.
Câu 6: Sự trao đổi đoạn giữa các NST khác cặp tương đồng có thể làm phát sinh dạng đột biến nào dưới đây?
A. Đảo đoạn.
B. Lặp đoạn.
C. chuyển đoạn.
D. Mất đoạn.
Câu 7: Ở lúa 2n = 24, do đột biến một số thể đột biến có số lượng NST thay đổi. Dạng dột biến nào sau đây không phải là đột biến lệch bội?
A. 2n = 22.
B. 2n = 28.
C. 2n = 48.
D. 2n = 26.
Câu 8: Dựa vào hình ảnh sau đây em hãy cho biết phát biểu nào đưa ra là đúng?
A. Hình A là một đầm nước mới xây dựng và chưa có sinh vật nào sinh sống.
B. Toàn bộ hình ảnh trên đây là hình ảnh của quá trình diễn thế nguyên sinh.
c. Song song với quá trình biến đổi của quần xã sinh vật là sự biến đổi tương ứng của các điểu kiện tự nhiên của môi trường.
D. Giai đoạn cuối của quá trình này không thể hình thành được quẩn xã ổn định tương đối.
|
|
Câu 9: Biện pháp nào sau đây không có tác dụng bảo vệ tài nguyên rừng?
A. ngăn chặn thực hiện nạn phá rừng, tích cực trồng rừng
B. xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên
C. vận động đồng bào dân tộc sống trong rừng định canh, định cư
D. chống xói mòn, khô hạn, ngập úng và chống mặn cho đất.
Câu 10: Khi số lượng cá thể của quần thể ở mức cao nhất để quần thể có khả năng duy trì phù hợp nguồn sống thì gọi là:
A. lách thước tối thiểu.
B. lách thước tối đa.
C. kích thước bất ổn.
D. kích thước phát tán.
Câu 11: Quần thể dễ có khả năng suy vong khi kích thước của nó đạt
A. dưới mức tối thiểu.
B. mức tối đa.
c. mức tối thiểu.
D. mức cân bằng.
Câu 12: Trong các nhân tố gây biến động số lượng cá thể trong quần thể, nhân tố nào dưới đây không phụ thuộc vào mật độ?
A. Khí hậu
B. Số lượng kẻ thù ăn thịt
C. Sức sinh sản
D. Sự phát tán của các cá thể trong quần thể
Câu 13: Nhóm nào dưới đây gồm những mối quan hệ đối kháng?
A. Cạnh tranh; kí sinh; ức chế cảm nhiễm; sinh vật này ăn sinh vật khác.
B. Hội sinh; cạnh tranh; sinh vật này ăn sinh vật khác; hợp tác
C. Cộng sinh; kí sinh; hội sinh; hợp tác.
D. Sinh vật này ăn sinh vật khác; hội sinh; kí sinh; ức chế - cảm nhiễm.
Câu 14: Trong tự nhiên, yếu tố nào là động lực chính của diễn thế sinh thái?
A. Sự biến đổi thường xuyên của điều kiện môi trường
B. Hoạt động khai thác tài nguyên của con người
C. Sự vận động bên trong của quẩn xã sinh vật
D. Sự di - nhập gen
Câu 15: Khi nghiên cứu sự di truyền nhóm máu của một gia đình, xét nghiệm 5 trong số 8 người thu được kết quả: ông nội và bà ngoại có máu O, bà nội máu A, trong 2 đứa con của cặp bố mẹ gồm con trai máu B, con gái máu A. Nhóm máu của cặp bố mẹ này lần lượt là
A. Bố máu B, mẹ máu A
B. Bố máu AB, mẹ máu A.
C. máu A, mẹ máu B.
D. Bố máu A, mẹ máu AB.
Câu 16: Tạo chủng vi khuẩn E.coli sản xuất insulin của người là thành quả của
A. gây đột biến nhân tạo.
B. dùng kỹ thuật vi tiêm.
C. dùng kỹ thuật chuyển gen nhờ vectơ là plasmit.
D. lai tế bào sinh dưỡng.
Câu 17: Hiện tượng cây cỏ lào mọc tập trung ở ven rừng - nơi có cường độ chiếu sáng cao - minh hoạ cho kiểu phân bố nào?
A. Phân bố đều
B. Phân bố ngẫu nhiên
C. Phân bố theo chiểu thẳng đứng
D. Phân bố theo nhóm
Câu 18: Yếu tố không làm thay đổi tần số tương đối các alen thuộc một gen nào đó trong quần thể?
A. Các yếu tố ngẫu nhiên.
B. Đột biến,
C. Giao phối không ngẫu nhiên.
D. Chọn lọc tự nhiên.
Câu 19: Hạn chế chủ yếu trong học thuyết tiến hóa của Đacuyn là
A. chưa đi sâu vào cơ chế hình thành loài mới.
B. chưa hiểu rõ nguyên nhân và cơ chế di truyền các biến dị.
C. chưa giải thích thành công sự hình thành đặc điểm thích nghi.
D. chưa quan niệm đúng về nguyên nhân của sự đấu tranh sinh tồn.
Câu 20: Các tính trạng di truyền có phụ thuộc vào nhau xuất hiện ở
A. định luật phân li độc lập.
B. qui luật liên kết gen và qui luật phân tính.
c. qui luật liên kết gen và qui luật phần li độc lập.
D. qui luật hoán vị gen và qui luật liên kết gen.
Câu 21: Khi nói về sự tác động của chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây sai?
A. Chọn lọc tự nhiên không thể loại bỏ hoàn toàn một alen lặn gây chết ra khỏi quần thể.
B. Chọn lọc tự nhiên không tác động đến từng alen riêng lẻ ở các loài sinh vật lưỡng bội.
C. Chọn lọc tự nhiên tác động chủ yếu lên hai cấp độ cá thể và quần thể.
D. Chọn lọc tự nhiên không diễn ra trong điều kiện sống ổn định liên tục qua nhiều thế hệ.
Câu 22: Vai trò chủ yếu của tự phối và giao phối gần trong quá trình tiến hoá nhỏ là
A. tạo alen mới và kiểu gen mới cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hoá.
B. làm cho đột biến được phát tán trong quần thể và tăng tính đa dạng di truyền của quần thể.
C. tạo điểu kiện cho các alen lặn được biểu hiện, làm thay đổi thành phẩn kiểu gen trong quần thể.
D. không làm thay đổi tỉ lệ kiểu gen, giúp duy trì trạng thái cân bằng di truyền của quần thể.
Câu 23: Trong quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân sơ, nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của phân tử ADN tách nhau tạo nên chạc hình chữ Y. Khi nói về cơ chế của quá trình nhân đôi ở chạc hình chữ Y, phát biểu nào sau đây sai?
A. Trên mạch khuôn 3’ -> 5’ thì mạch mới được tổng hợp liên tục.
B. Enzim ADN pôlimeraza tồng hợp mạch mới theo chiểu 5’ -> 3’.
C. Trên mạch khuôn 5’ -> 3’ thì mạch mới được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn.
D. Enzim ADN pôlimeraza di chuyển trên mạch khuôn theo chiều 5’ -> 3’
Câu 24: Ở một loài thực vật, xét cặp gen Bb nằm trên nhiễm sắc thể thường, mỗi alen đều có 1200 nuclêôtit. Alen B có 301 nuclêôtit loại ađênin, alen b có số lượng 4 loại nuclêôtit bằng nhau. Cho hai cây đểu có kiểu gen Bb giao phấn với nhau, trong số các hợp tử thu được, có một loại hợp tử chứa tổng số nuclêôtit loại guanin của các alen nói trên bằng 1199. Kiểu gen của loại hợp tử này là:
A. BBbb.
B. Bbbb.
C. Bbb.
D. BBb.
Câu 25: Trong số các đột biến sau, những dạng đột biến có thể không làm thay đổi hàm lượng ADN
(1) CHuyển đoạn NST.
(2) Lặp đoạn NST.
(3) Đảo đoạn NST
(4) Mất đoạn NST.
A. (1), (2)
B. (1), (3)
C. (2), (3)
D. (3), (4)
Câu 26: Trong quá trình phiên mã, enzim ARN-pôlimeraza bám vào
A. vùng 3’ của mạch mang mã gốc và di chuyển từ mã mở đầu cho đến mã kết thúc.
B. mã mở đầu và di chuyển từ đầu 5’ sang 3’ của mạch mang mã gốc.
C. vùng điều hòa và di chuyển từ đẩu 5’ sang đẩu 3’ của mạch mang mã gốc.
D. vùng điểu hòa và di chuyển từ đẩu 3’ sang đẩu 5’ của mạch mang mã gốc.
Câu 27: Một gen có tổng số 2128 liên kết hiđrô. Trên mạch của 1 gen có số nuclêôtit loại A bằng số nuclêôtit loại T, số nuclêôtit loại G gấp hai lần số nuclêôtit loại A, nuclêôtit loại X gấp 3 lần số nuclêôtit loại T. Số nuđêôtit loại A của gen là:
A. 224.
B. 336.
C. 112.
D. 448.
Câu 28: Ở một cá thể, người ta đếm được trong mỗi tế bào sinh dưỡng có 45 NST. Theo lý thuyết, cá thể này có thể thuộc bao nhiêu dạng đột biến nào dưới đây?
(1) Thể một nhiễm.
(2) Thể ba nhiễm.
(3) Thể tam bội.
(4) Thể tứ bội.
A. 4.
B.2.
C. l.
D. 3.
Câu 29: Nuôi cấy tế bào 2n trên môi trường nhân tạo, chúng sinh sản thành nhiều dòng tế bào có các tổ hợp NST khác nhau, với biến dị cao hơn mức bình thường. Các biến dị này được sử dụng đề tạo ra các giống cây trổng mới, có các kiểu gen khác nhau của cùng một giống ban đâu. Đây là cơ sở khoa học của phương pháp tạo giống nào?
A. Nuôi cấy tế bào thực vật in vitrô tạo mô sẹo.
B. Dung hợp tế bào trần.
C. Tạo giống bằng chọn dòng tế bào xôma có biến dị.
D. Nuôi cấy hạt phấn.
Câu 30: Một quần thể khởi đầu có cấu trúc di truyền là: 0,49 AA: 0,42 Aa: 0,09 aa. Hãy xác định cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F4 trong trường hợp ngẫu phối.
A. 0,49 AA: 0,42 Aa: 0,09 aa.
B. 0,38125 AA: 0,0375 Aa: 0,58125 aa.
C. 0,16 AA: 0,48 Aa: 0,36 aa.
D. 0,67375 AA: 0,0525 Aa: 0,27375 aa.
Câu 31: Ở một loài thực vật A quy định hoa đỏ là trội hoàn toàn so với a qui định hoa trắng. B quy định thân cao là trội hoàn toàn so với b qui định thân thấp. Quần thể có cấu trúc di truyền như sau: 0,2 AABb: 0,2 AaBb: 0,3aaBB: 0,3aabb. Nếu quần thể trên giao phối tự do thì tỉ lệ cơ thể thân cao, hoa đỏ thuần chủng sau 1 thế hệ là
A. 12,25%
B.30%
C.35%
D.2,25%
Câu 32: Xét phép lai AaBBDdeeGgHh x AaBbddEeGgHH. Biết quá trình phát sinh giao tử không xảy ra đột biến. Trong những kiểu gen sau của đời con, kiểu gen nào chiếm tỷ lệ lớn nhất?
A. 2 dị hợp, 4 đồng hợp.
B. 4 dị hợp, 2 đông hợp.
C. 1 dị hợp, 5 đồng hợp.
D. 3 dị hợp, 3 đồng hợp.
Câu 33: Khi nói về quy luật di truyền, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Quy luật phân li là sự phân li đồng đều của các cặp tính trạng.
B. Gen trong tế bào chất di truyền theo dòng mẹ.
C. Sự phân li độc lập của các gen làm giảm biến dị tổ hợp.
D. Sự liên kết gen hoàn toàn làm tăng biến dị tổ hợp.
Câu 34: Với 2 alen A và a nằm trên NST thường, gen trội là hoàn toàn, để cho tượng đồng tính, thì sẽ có bao nhiêu phép lai giữa các kiểu gen nói trên?
A. 5 phép lai.
B. 6 phép lai.
C. 3 phép lai.
D. 4 phép lai.
Câu 35: Ở một loài động vật, kiểu gen dạng A-B-quy định lông đen; kiểu gen dạng A-bb và aaB- quy định lông xám, kiểu gen aabb quy định lông trắng. Khi cho lai hai cá thể lông xám, đời F1 thu được toàn lông đen, cho F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau thu được F2, khi cho tất cả những cá thể có kiểu gen không thuần chủng ở F2 đem giao phối ngẫu nhiên với nhau, đời con sẽ có kiểu hình như thế nào?
A. 3 đen: 3 xám: 2 trắng
B. 6 đen: 1 xám: 1 trắng
C. 4 đen: 3 xám: 1 trắng
D. 9 đen: 6 xám: 1 trắng
Câu 36: Ở người, gen A quy định mắt đen trội hoàn toàn so với gen a quy định mắt xanh. Mẹ và bố phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào để sinh ra con có người mắt đen, và có người mắt xanh?
A. Mẹ mắt đen (AA) x bố mắt xanh (aa).
B. Mẹ mắt xanh (aa) x Bố mắt đen (AA).
C. Mẹ mắt đen (AA) x bố mắt xanh (Aa).
D. Mẹ mắt đen (Aa) x bố mắt xanh (aa).
Câu 37: Một nữ bình thường (1) lấy chồng (2) bị bệnh máu khó đông sinh được một con trai (3) bị bệnh máu khó đông. Người con trai này lớn lên lấy vợ (4) bình thường và sinh được một bé trai (5) cũng bị bệnh như bố. Hãy xác định kiểu gen của 5 người trong gia đình trên.
A. (l)XX, (2)XYA, (3)XYA, (4)XX, (5)XYA.
B. (1)XAXA, (2)XaY, (3)XAY, (4)XaXa, (5)XaY.
C. (l)XAXa, (2)Xa Y, (3)XaY, (4)XAXa, (5)XaY.
D. (1)XX, (2)XYa, (3)XYa, (4)XX, (5)XYA.
Câu 38: Ở một loài thực vật, khi cho cây hoa đỏ, thần cao giao phấn với cầy hoa trắng, thân thấp mang kiểu gen đổng hợp tử lặn, ở F1, thu được tỉ lệ kiểu hình: 2 hoa đỏ, thân cao: 1 hoa đỏ, thân thấp: 1 hoa trắng, thân thấp. Cho F1, giao phấn với cây khác, thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình: 50% hoa đỏ, thân cao: 43,75% hoa đỏ, thân thấp 6,25% hoa trắng, thân thấp. Những phép lai nào sau đây của F1, với cây khác có thể phù hợp với kết quả trên. Biết rằng tính trạng chiều cao cây do một gen có hai alen D và d qui định.
A. (1) và (4)
B. (2) và (5)
C. (3) và (7)
D. (6) và (8)
Câu 39. Ở ruồi giấm cái, nếu ở mỗi cặp NST xét 2 gen, mỗi gen gồm 3 alen thì số kiểu gen tối đa có thể là bao nhiêu?
A. 911250
B. 314620
C. 4100625
D. 135016
Câu 40: Cho phả hệ về một sự di truyền bệnh ở người do 1 trong 2 alen của 1 gen quy định.
Biết rằng không xảy ra các đột biến mới ở tất cả những người trong các gia đình trên. Dựa vào các thông tin trên, hãy cho biết, trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng về phả hệ trên?
(1) Bệnh do gen lặn nằm trên NST thường qui định.
(2) Xác suất để cặp vợ chổng (15) và (16) sinh ra đứa con gái bị mắc bệnh trên là 1/6.
(3) Có ít nhất 11 người trong phả hệ đã biết chắc chắn kiểu gen.
(4) Những người bình thường mà biết chắc chắn kiểu gen đều có kiểu gen dị hợp.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
ĐÁP ÁN
Bản quyền bài viết thuộc về
Sachgiai.com. Ghi nguồn Sách giải.com khi đăng lại bài viết này.