Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh học (Đề 15)
2019-06-14T10:41:41-04:00
2019-06-14T10:41:41-04:00
https://sachgiai.com/Sinh-hoc/de-thi-thu-thpt-quoc-gia-mon-sinh-hoc-de-15-11671.html
/themes/whitebook/images/no_image.gif
Sách Giải
https://sachgiai.com/uploads/sach-giai-com-logo.png
Thứ sáu - 14/06/2019 07:33
Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh học (Đề 15), có đáp án kèm theo. Mời các bạn cùng tham khảo.
Câu 1: Người mắc hội chứng Patau có bao nhiêu NST trong mỗi tế bào sinh dưỡng?
A. 46
B. 49
C. 47
D. 45
Câu 2: Khi nói về các nhân tố tiến hoá theo quan niệm hiện đại, nhân tố tiến hoá nào được xem là cơ bản nhất?
A. Đột biến.
B. Giao phối.
C. Chọn lọc tự nhiên.
D. Di nhập gen.
Câu 3: Loại phân tử nào sau đây không chứa liên kết hiđrô?
A. Prôtêin.
B. tARN.
C. mARN.
D. ADN.
Câu 4: Xét các trường hợp sau đây, có bao nhiêu trường hợp phản ánh mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?
(1) Những con chim bồ nông xếp thành hàng ngang để cùng nhau bắt cá.
(2) Cây tầm gửi sống bám trên thân cây chò.
(3) Những con cò và nhạn bể làm tổ thành tập đoàn.
(4) Những cây thông nhựa sống gần nhau có rễ nối thông nhau.
(5) Những con cá ép sống bám trên thân cá mập.
A. 1.
B.2.
C.4.
D.3.
Câu 5: Trong phương pháp chuyển gen nhờ phage, người ta sử dụng tế bào nhận là
A. virut.
B. thực vật.
C. vi khuẩn.
D. động vật.
Câu 6: Cho các đặc trưng sau đây, đặc trưng nào không phải là đặc trưng của quần xã?
A. Độ đa dạng.
B. Độ thường gặp.
C. Loài ưu thế.
D. Tỉ lệ giới tính.
Câu 7: Phép lai một tính trạng cho đời con phân li kiểu hình theo tỉ lệ 15:1. Tính trạng này chịu sự chi phối của quy luật di truyền nào?
A. Tác động cộng gộp.
B. Liên kết gen.
C. Hoán vị gen.
D. Di truyền liên kết với giới tính.
Câu 8: Khi nói về quần xã, người ta đưa ra các nhận định sau đây, nhận định nào sai?
A. Quần xã càng đa dạng thì số lượng cá thể của mỗi loài càng lớn.
B. Ở các quần xã trên cạn, loài thực vật có hạt thường là loài ưu thế.
C. Loài chủ chốt thường là sinh vật ăn thịt đầu bảng.
D. Loài thứ yếu đóng vai trò thay thế cho loài ưu thế khi nhóm này suy vong vì nguyên nhân nào đó.
Câu 9: Biết rằng các alen trội lặn hoàn toàn, theo lý thuyết, phép lai nào dưới đây cho đời con phân tính?
A. Aaa x AAAa
B. AAA x Aaaa
C. AAa X AAaa
D. AAAa X AAa
Câu 10: Khi nói về mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã, có bao nhiêu nhận định dưới đây là đúng?
(1) Trong mối quan hệ hỗ trợ, ít nhất có một loài được hưởng lợi.
(2) Trong mối quan hệ đối kháng, ít nhất có một loài bị hại.
(3) Tất cả các loài trong quẩn xã đều có mối liên hệ qua lại mật thiết với nhau.
(4) Mối quan hệ cạnh tranh khác loài được xem là một trong những động lực của quá trình tiến hoá.
A. 1.
B.2.
C.3.
D.4.
Câu 11: Hiện tượng cá thể rời bỏ quần thể này sang quẩn thể khác được gọi là
A. mức sinh sản.
B. mức tử vong.
C. sự xuất cư.
D. sự nhập cư.
Câu 12: Khi trong một sinh cảnh cùng tổn tại nhiều loài gần nhau về nguồn gốc và có chung nguồn sống thì sự cạnh tranh giữa các loài sẽ
A. làm cho chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái.
B. làm cho các loài này đều bị tiêu diệt.
C. làm tăng thêm nguồn sống trong sinh cảnh.
D. làm gia tăng số lượng cá thể của mỗi loài.
Câu 13: Nhân tố tiến hoá nào sau đây vừa làm phong phú vừa làm nghèo vốn gen của quần thể?
A. Đột biến.
B. Các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Giao phối không ngẫu nhiên.
D. Di nhập gen.
Câu 14: Xét cá thể có kiểu gen Quá trình giảm phân xảy ra hoán vị gen giữa A và a là 20%, giữa D và d là 40%. Kiểu giao tử mang gen abDE chiếm tỉ lệ:
A. 6%
B.3%
C.12%
D. 18%
Câu 15: Khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất, giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điểu kiện bất thường của môi trường.
B. Phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa cá thể trong quần thể.
C. Phân bố đồng đều có ý nghĩa làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
D. Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phần bố đồng đều trong môi trường, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
Câu 16: Một lưới thức ăn bao gồm các sinh vật: Diều hâu; Trăn; Xén tóc; Thằn lằn; Thông; Sóc; Dẻ; Chim gõ kiến. Hỏi có bao nhiêu sinh vật làm nên mắt xích chung giữa các chuỗi thức ăn trong lưới thức ăn trên?
A. 2
B. 5
C. 3
D. 4
Câu 17: Theo quan niệm hiện đại, phát biểu nào sau đây về tiến hoá là sai?
A. Phân li độc lập, trao đổi chéo và sự thụ tinh là ba cơ chế xuất hiện trong sinh sản hữu tính hình thành nên nguồn biến dị di truyền lớn cho tiến hóa.
B. Chọn lọc tự nhiên tác động lên từng cá thể sinh vật vi vậy mỗi cá thể sinh vật đều có thể tiến hóa.
C. Suy cho cùng mọi biến dị di truyền cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa đều là đột biến.
D. Chọn lọc tự nhiên không phải là nguyên nhân duy nhất tạo nên quá trình tiến hóa nhỏ nhưng chỉ có chọn lọc tự nhiên mới cải thiện được khả năng thích nghi của sinh vật.
Câu 18: Một quần thể thực vật có tỉ lệ cá thể mang kiểu hình lặn là 40%, quần thể này tiến hành tự thụ phấn liên tiếp qua 3 thế hệ. Thế hệ F1 có tỉ lệ cá thể mang kiểu gen đồng hợp là 92,5%. Hãy tính tẩn số alen A và a của quần thể.
A. A = 0,5; a = 0,5
B. A = 0,3; a = 0,7
C A = 0,4; a = 0,6
D. A = 0,2; a = 0,8
Câu 19: Hình ảnh dưới đây minh hoạ các hình thức chọn lọc tự nhiên, em hãy quan sát và chú thích thay cho các chữ số trong hình :
A. I: Chọn lọc ổn định; II: Chọn lọc vận động; III: chọn lọc phân hoá.
B. I. A: Chọn lọc vận động; II: chọn lọc ổn định; III: Chọn lọc phân hoá.
C. I: Chọn lọc ổn định; II: Chọn lọc phân hoá; II: Chọn lọc vận động.
D. I: Chọn lọc phân hoá; II: Chọn lọc vận động; III: Chọn lọc ổn định.
Câu 20: Khi nói đột biến gen được xem là nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Mặc dù đa số là có hại trong những điều kiện mới hoặc tổ hợp gen thích hợp nó có thể có lợi.
B. Đột biến gen phổ biến hơn đột biến NST.
C. ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sự sinh sản của cơ thể.
D. Luôn tạo ra được các tổ hợp gen thích nghi.
Câu 21: Vì sao quá trình giao phối không ngẫu nhiên được xem là nhân tố tiến hóa?
A. Vì tạo ra trạng thái cân bằng di truyền của quần thể.
B. Tạo ra được vô số biến dị tổ hợp
C. Tạo ra những tổ hợp gen thích nghi.
D. Làm thay đổi tần số các kiểu gen trong quần thể.
Câu 22: Khi nói về cơ chế di truyền và biến dị ở sinh vật nhân sơ, phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Một mARN có thể được dịch mã thành các chuỗi pôlipeptit có cấu trúc hoàn toàn khác nhau.
B. Một gen có thể mã hoá cho nhiều phân tử ARN có cấu trúc hoàn toàn khác nhau.
C. Trên một mARN chỉ có thể có một mã mở đầu và một mã kết thúc.
D. Vùng mã hoá của sinh vật nhân sơ là vùng mã hoá không liên tục.
Câu 23: Gen có G = 20% và 720 nuclêôtit loại T. Mạch đơn thứ nhất của gen có X = 276 nuclêôtit và 21% A. Quá trình phiên mã của gen cần môi trường cung cấp 1404 nuclêôtit loại u. Mạch khuôn là mạch nào và gen phiên mã mấy lần?
A. Mạch 2; 2 lần.
B. Mạch 1; 4 lần.
C. Mạch 1; 3 lần.
D. Mạch 2; 3 lần.
Câu 24: Ở sinh vật nhân sơ, 1 phân tử tARN có tỉ lệ các loại nuclêôtit A: U: G: X = 2: 3: 5: 7. Phân tử ADN được dùng làm khuôn để tổng hợp nên phân tử tARN có tỉ lệ là:
A. .
B. .
C. .
D.
Câu 25: Dựa vào hiện tượng nào trong giảm phân để phân biệt các đột biến cấu trúc NST đã xảy ra?
A. Sự tiếp hợp NST kì đầu của giảm phân II.
B. Sự sắp xếp các cặp NST tương đồng ở mặt phẳng xích đạo của kì giữa giảm phân I.
C. Sự tiếp hợp NST ở kì đầu của giảm phân I.
D. Sự trao đổi chéo của các cặp NST tương đồng ở lần giảm phân I.
Câu 26: Ở sinh vật nhân sơ, hệ quả của việc ADN tự sao theo nguyên tắc nửa gián đoạn là:
A. Mạch pôlinuclêôtit mới trong mỗi phân tử ADN con gồm cả đoạn pôlinuclêôtit được tổng hợp liên tục và các đoạn Okazaki được nối lại với nhau.
B. Mạch pôlinuclêôtit mới trong mỗi phần tử ADN con chỉ bao gồm các đoạn Okazaki được tổng hợp ngược chiều tháo xoắn và được nối lại với nhau bằng enzim nối.
C. Một phần tử ADN con có mạch mới gồm các đoạn Okazaki nối lại với nhau bằng enzim nối và phân tử ADN con còn lại có mạch mới là một chuỗi pôlinuclêôtit được tổng hợp liên tục.
D. Mạch pôlinuclêôtit mới trong mỗi phân tử ADN con là một chuỗi pôlinuclêôtit được tổng hợp liên tục theo cùng chiều tháo xoắn.
Câu 27: Ở cà độc dược, nếu mỗi cặp NST gồm 2 chiếc khác nhau và hoán vị gen xảy ra ở 3 cặp NST thì số giao tử tối đa có thể tạo ra là bao nhiêu?
A.4096.
B. 16384.
C. 32768.
D.8192.
Câu 28: ADN tái tổ hợp mang gen mã hoá insulin tạo ra bằng kĩ thuật di truyền được đưa vào trong tế bào E. coli nhằm mục đích
A. Ức chế hoạt động hệ gen của tế bào E.coli.
B. làm bất hoạt các enzim cần cho sự nhân đôi của E.coli.
C. tạo điều kiện cho gen đã gép được biểu hiện.
D. làm cho ADN tái tổ hợp với ADN vi khuẩn.
Câu 29: Ở một loài thực vật, xét 3 gen: Gen I và gen II đều có 3 alen và cùng nằm trên một cặp NST thường, gen III có 4 alen và nằm trên một cặp NST thường khác. Không xét đến trật tự gen trên một NST, hãy tính số kiểu gen dị hợp tối đa có thể có về cả 3 gen trong nội bộ loài.
A. 54
B. 108
C. 78
D.96
Câu 30: Hai quần thể của loài ếch là ở trạng thái cân bằng Hacđi-Vanbec cho một gen có hai alen M và m. Tần số của alen m trong quần thể 1 là 0,2 và 0,4 ở quần thể 2. Nếu có 100 con ếch trong mỗi quần thể, sự khác nhau về số lượng ếch dị hợp giữa hai quần thể là?
A. 12
B. 8
C. 32
D. 16
Câu 31: Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, theo lý thuyết, có bao nhiêu phép lai dưới đây thu được đời con phân tính theo tỉ lệ: 35 trội: 1 lặn?
1. AAaa x AAaa 2. AAa x AAaa 3. Aaa x Aaa
4. AAaa x Aaaa 5. AAa X AAa
A. 3
B. 1
C. 2
D. 4
Câu 32: Ở một loài động vật, alen A quy định mắt đỏ trội không hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng, kiểu gen dị hợp (Aa) quy định mắt hồng; alen B quy định lông xoăn trội hoàn toàn so với alen b quy định lông thẳng (các gen nằm trên các cặp NST thường khác nhau). Khi cho lai giữa hai cá thể (P), đời con thu được toàn mắt hồng, lông xoăn, không xét đến lai thuận nghịch, kiểu gen của (P) có thể là một trong bao nhiêu trường hợp?
A.5
B. 4
C. 6
D. 3
Câu 33: Mỗi gen quy định 1 tính trạng, trội lặn hoàn toàn. Thực hiện phép lai P: ♀AaBbCcDd x ♂AabbCcDd. Tỉ lệ phân li của kiểu hình aaB-C-dd là
A. .
B.
C.
D.
Câu 34: Trong trường hợp các gen trội lặn hoàn toàn, mỗi gen quy định một tính trạng, có bao nhiêu phép lai dưới đây không phải là phép lai phân tích?
1. AABB x aabb 2. AAbb x aaBb 3. AaBB x aabb
4. AaBb x aabb 5. AaBb x aaBb 6. Aabb x aaBb
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 35: Đường cong tăng trưởng của quần thể sinh vật thể hiện ở hình ảnh dưới đây, phân tích hình bên dưới, em hãy cho biết phát biểu nào là sai?
A. Đường cong (a) là đường cong tăng trưởng theo tiềm năng sinh học của quần thể.
B. Đường cong (b) là đường cong tăng trưởng thực tế của quần thể.
C. Đường cong (b) thường bị giới hạn bởi điều kiện sống không hoàn toàn thuận lợi của môi trường.
D. Đường cong (a) thường gặp phổ biến hơn đường cong (b) ở các quần thể sinh vật trong tự nhiên.
Câu 36: Ở một loài thú, alen B quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định mắt trắng; alen D quy định mắt tròn trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt dẹt (các gen nằm trên vùng không tương đồng của NST X). Khi cho lai hai cơ thể mắt đỏ, tròn, đời con thu được: 50% cái mắt đỏ, tròn: 17,5% đực mắt đỏ, dẹt: 17,5% đực mắt trắng, tròn: 7,5% đực mắt đỏ, tròn: 7,5% đực mắt trắng, dẹt. Hãy xác định kiểu gen và tần số hoán vị gen của cơ thể cái ở thế hệ P.
A. ;15%
B. ; 30%
C. 30%
D. ;15%
Câu 37: Trong một tế bào sinh tinh, xét hai cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa và Bb. Khi tế bào này giảm phân, cặp Aa phân li bình thường, cặp Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ quá trình giảm phần của tế bào trên là
A. Abb và B hoặc ABB và b.
B. ABb và A hoặc aBb và A.
C. ABB và abb hoặc AAB và aab.
D. ABb và a hoặc aBb và A.
Câu 38: ở phép lai XAXa x XaY , nếu có hoán vị gen ở cả 2 giới, mỗi gen qui định một tính trạng và các gen trội hoàn toàn thì số loại kiểu gen và kiểu hình ở đời con là:
A. 20 loại kiểu gen, 16 loại kiểu hình.
B. 40 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình,
C. 20 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình.
D. 40 loại kiểu gen, 16 loại kiểu hình
Câu 39: Ở người, bệnh mù màu do alen lặn nằm trên NST X quy định, alen trội tương ứng quy định kiểu hình bình thường. Một người phụ nữ bị mù màu sinh được một người con gái có kiểu hình bình thường. Người con gái kết hôn với một người đàn ông có em gái bình thường, bố và mẹ đểu mang gen bệnh. Hỏi xác suất sinh ra người con bình thường của cặp vợ chổng này là bao nhiêu?
A. 75%
B. 80,5%
C. 62,5%
D. 87,5%
Câu 40: Cho sơ đồ phả hệ của một gia đình dưới đây:
Bệnh bạch tạng do alen a nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, alen A quy định da bình thường; bệnh mù màu do alen m nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể X quy định, alen M quy định nhìn màu bình thường. Biết rằng không có đột biến phát sinh đột biến ở tất cả các cá thể. Có bao nhiêu dự đoán dưới đầy là đúng với phả hệ trên?
(1) Có 2 người biết chính xác kiểu gen về hai bệnh trong phả hệ trên.
(2) Cặp vợ chồng (5), (6) không sinh được con gái mắc cả hai bệnh trên.
(3) Xác suất cặp vợ chồng (5), (6) sinh con đầu lòng là trai và mắc cả hai bệnh trên là .
(4) Xác suất cặp vợ chồng (5), (6) sinh con đầu lòng là gái bình thường về hai bệnh trên là
A. 1.
B.2.
C.3.
D.4
ĐÁP ÁN
Bản quyền bài viết thuộc về
Sachgiai.com. Ghi nguồn Sách giải.com khi đăng lại bài viết này.