Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh học (Đề 16)
2019-06-14T10:50:11-04:00
2019-06-14T10:50:11-04:00
https://sachgiai.com/Sinh-hoc/de-thi-thu-thpt-quoc-gia-mon-sinh-hoc-de-16-11672.html
/themes/whitebook/images/no_image.gif
Sách Giải
https://sachgiai.com/uploads/sach-giai-com-logo.png
Thứ sáu - 14/06/2019 10:50
Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh học (Đề 16), có đáp án kèm theo. Mời các bạn cùng tham khảo.
Câu 1: Sinh vật nào dưới đây tăng trưởng kích thước quần thể theo tiềm năng sinh học?
A. Linh cẩu
B. Chó sói
C. Chò nâu
D. Tảo cát
Câu 2: Khi NST xoắn cực đại vào kỳ giữa, đường kính của NST đạt giá trị tối đa là
A. 1400 Ao
B. 700 Ao.
C. 14000 Ao.
D. 7000 Ao.
Câu 3: Hai dạng thể truyền phổ biến và quan trọng được sử dụng trong kỹ thuật ADN tái tổ hợp là
A. thể thực khuẩn và plasmit.
B. vi khuẩn và virus.
C. plasmit và vi khuẩn.
D. thể thực khuẩn và vi khuẩn.
Câu 4: Ở sinh vật nhân thực, điểm giống nhau giữa phân tử ADN và phân tử tARN là:
A. có cấu trúc dạng xoắn kép.
B. cấu tạo từ 1 chuỗi pôlinuclêôtit.
C. có liên kết hiđrô.
D. đơn phân cấu tạo nên phần tử gồm ađênine, tinin, guanine, xitôzin.
Câu 5: Nhóm nào dưới đây gồm những kiểu quan hệ nào dưới đây có thể xảy ra trong nội bộ loài và giữa các loài khác nhau?
A. Vật chủ - vật kí sinh; con mồi - vật ăn thịt
B. Hội sinh; con mồi - vật ăn thịt
C. Hội sinh; hợp tác
D. Hợp tác; ức chế - cảm nhiễm
Câu 6: Quy luật phân li độc lập thực chất nói về
A. sự phân li độc lập của các tính trạng.
B. sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 9:3:3:1.
C. sự tổ hợp của các alen trong quá trình thụ tinh.
D. sự phân li độc lập của các alen trong quá trình giảm phân.
Câu 7: Phương pháp nào dưới đây không được dùng trong nghiên cứu di truyền người?
A. Phương pháp nghiên cứu tế bào học
B. Phương pháp gây đột biến
C. Phương pháp di truyền học phân tà
D. Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh
Câu 8: Biến động số lượng theo chu kì ngày đêm là hiện tượng phổ biến ở các loài có
A. kích thước lớn và tuổi thọ cao.
B. kích thước lớn và tuổi thọ thấp,
C. kích thước nhỏ và tuổi thọ thấp.
D. kích thước nhỏ và tuổi thọ cao.
Câu 9: Kết luận nào dưới đây là đúng khi nói về quá trình dịch mã?
A. Quá trình dịch mã chỉ kết thúc khi tARN mang một axit amin đặc biệt gắn vào với bộ ba kết thúc trên mARN.
B. Quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit chỉ thực sự được bắt đầu khi tARw có bộ ba đối mã là UAX liên kết được với bộ ba mở đầu trên mARN.
C. Quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit chỉ thực sự được bắt đầu khi tARN có bộ ba đối mã là AUG liên kết được với bộ ba khởi đầu trên mARN.
D. Quá trình dịch mã chỉ kết thúc khi tARN mang bộ ba đối mã đến khớp vào với bộ ba kết thúc trên mARN.
Câu 10: Ở ruồi giấm (2n = 8), trên mỗi cặp nhiễm sắc thể chứa một cặp gen dị hợp. Một cơ thể ruồi giấm cái có bốn tế bào sinh trứng giảm phân có thể cho tối đa bao nhiêu loại giao tử?
A. 16.
B.8.
C.4.
D. 10.
Câu 11: Hiện tương “tự tỉa thưa” là
A. kết quả của hiện tượng di cư khỏi quần thể.
B. kết quả của quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
C. do tác động của vật ăn thịt và vật kí sinh.
D. do ảnh hưởng của lũ lụt, cháy rừng.
Câu 12: Định luật Hacđi - Vanbec nghiệm đúng trong những điểu kiện nào sau đây?
1. Số lượng cá thể lớn.
2. Diễn ra sự ngẫu phối.
3. Các loại giao tử đều có sức sống và khả năng thụ tinh như nhau.
4. Không có sự tác động của các nhân tố tiến hoá.
5. Các gen phải di truyền cùng nhau.
A. 1,2, 3,4.
B. 1,4,5.
C.1,2,4,5.
D. 1,2, 3, 5.
Câu 13: Khi nói về chuỗi thức ăn và bậc dinh dưỡng, nhận định nào dưới đây là chính xác?
A. Những thực vật có lá màu đỏ, vàng thì không có khả năng đứng đầu chuỗi thức ăn.
B. Chuỗi thức ăn khởi đầu bằng mùn bã sinh vật là hệ quả của chuỗi thức ăn khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng.
C. Chuỗi thức ăn khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng chỉ có ở các quần xã trên cạn.
D. Trong tự nhiên, chuỗi thức ăn khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng luôn chiếm ưu thế hơn hẳn chuỗi thức ăn khởi đẩu bằng mùn bã sinh vật.
Câu 14: Hiện tượng phần tầng theo chiều thẳng đứng được thể hiện rõ nét nhất ở quần xã nào dưới đây?
A. Quần xã savan
B. Quần xã thảo nguyên
C. Quần xã rừng mưa nhiệt đới
D. Quần xã rừng lá rộng ôn đới
Câu 15: Loài sinh vật nào dưới đây là sinh vật sản xuất?
A. Nấm rơm.
B. Dây tơ hồng.
C. Mốc tương.
D. Rêu.
Câu 16: Trong cùng một ao nuôi cá, người ta thường nuôi ghép các loài cá như cá mè trắng, cá mè hoa, cá trắm cỏ, cá trắm đen, cá rô phi.... Có các ổ sinh thái khác nhau nhằm mục đích gì?
A. Làm tăng tính đa dạng sinh học cho ao.
B. Giảm sự lây lan của dịch bệnh.
C. Tận dụng tối đa nguồn thức ăn trong ao.
D. Tăng cường mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài.
Câu 17: Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng sinh thái của quần thể?
A. Mật độ.
B. TI lệ giới tính.
C. Kiểu phân bố các cá thể trong quần thể.
D. Tần số tương đối của các alen về một gen nào đó.
Câu 18: Cho các thông tin về các loài trong một chuỗi thức ăn trong bảng sau:
Bậc dinh dưỡng |
Năng suất sinh học |
Cò |
2,2 x 106 |
Thỏ |
1,1 x 104 |
Cáo |
1,5 x 103 |
Hổ |
0,5 x 102 |
Dựa vào thông tin trên em hãy cho biết, phát biểu nào dưới đây là sai?
A. Chuỗi thức ăn này có 4 bậc dinh dưỡng.
B. Cáo được gọi là động vật ăn thịt bậc 2.
C. Năng lượng thất thoát cáo nhất ở bậc dinh dưỡng bậc 2.
D. Năng lượng tích luỹ cao nhất ở bậc dinh dưỡng bậc 3.
Câu 19: Hình ảnh dưới đây mô phỏng về sơ đồ tiến hoá theo thuyết
A. Lamac.
B. Đacuyn.
C. Tổng hợp.
D. Kimura.
Câu 20: Phát biểu nào sau đây không phải là phát biểu theo quan niệm của Đacuyn?
A. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.
B. Chỉ có những biến dị phát sinh trong quá trình sinh sản mới là nguyên liệu của tiến hoá.
C. Ngoại cảnh thay đổi mạnh là nguyên nhân gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật.
D. Toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả tiến hoá của một nguồn gốc chung.
Câu 21: Để phân biệt hai loài thực vật sinh sản theo lối giao phấn thì tiêu chuẩn thông dụng nhất là
A. Tiêu chuẩn cách li sinh sản.
B. Tiêu chuẩn địa lý - sinh thái.
C. Tiêu chuẩn sinh lý - hoá sinh.
D. Tiêu chuẩn hình thái.
Câu 22: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, khi nói về vai trò của các nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đây sai?
A. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa có hướng.
B. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm nghèo vốn gen của quần thể.
C. Di - nhập gen có thể mang đến những alen đã có sẵn trong quần thể.
D. Giao phối không ngẫu nhiên vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
Câu 23: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về chọn lọc tự nhiên?
(1) Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen, qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể.
(2) Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội làm biến đổi tần số alen của quần thể nhanh hơn so với chọn lọc chống lại alen lặn.
(3) Chọn lọc tự nhiên làm xuất hiện các alen mới và làm thay đổi tần số alen của quần thể.
(4) Chọn lọc tự nhiên có thể làm biến đổi tần số alen một cách đột ngột không theo một hướng xác định.
A. 1.
B.2.
C.3.
D.4.
Câu 24: Một đoạn phân tử prôtêin có trình tự axit amin Val-Tyr-IIe-Lys. Biết các axit amin được quy định bởi:
Val: GUU, GUX, GUA, GUG
Tyr: UAU, UAX
IIe: AUU, AUX, AUA
Lys: AAA, AAG
Theo lí thuyết có bao nhiêu đoạn phân tử ADN khác nhau cùng quy định đoạn phân tử prôtêin nói trên:
A. 24
B. 11
C. 48
D. 32
Câu 25: Một phân tử prôtêin hoàn chỉnh của sinh vật nhân sơ có 498 axit amin. Trên gen, vùng chứa thông tin mã hóa chuỗi pôlipeptit này có tổng số liên kết hidrô giữa A với T bằng số liên kết hiđrô giữa G với X (tính từ bộ ba mở đầu đến bộ ba kết thúc). Trong một lần nhân đôi của gen này đã có 1 phần tử 5-BU thay T liên kết với A và qua 2 lần nhân đôi sau đó hình thành gen đột biến. Khi gen đột biến nhân đôi 3 lần đã lấy từ môi trường số lượng nuclêôtit loại G là:
A. 4207.
B.4193.
C.6307.
D.6293.
Câu 26: Khi nói về đội biến gen, bao nhiêu phát biểu dưới đây là đúng
(1) Bazơ nitơ hiếm có thể dẫn đến cặp sai trong quá trình nhân đôi của AND, gây đột biến thay thế một cặp nuclêotit loại G.
(2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
(3) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit.
(4) Đột biến gen tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cho tiến hoá.
(5) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.
(6) Ở mức độ phân tử, đa số đột biến điểm thường có hại.
A. 2.
B. 5.
C. 6.
D. 4.
Câu 27: Khi nói về đột biến cấu trúc NST, nhận định nào dưới đây là đúng?
A. Đột biến đảo đoạn làm sắp xếp lại các gen trên NST, góp phần tạo ra sự đa dạng giữa các thứ, các nòi trong cùng một loài.
B. Lặp đoạn NST không có ý nghĩa đối với quá trình tiến hoá.
C. Chuyển đoạn nhỏ thường gây chết hoặc làm mất khả năng sinh sản ở sinh vật.
D. Đột biến mất đoạn thường không làm giảm số lượng gen trên NST.
Câu 28: Thế hệ xuất phát của một quần thể tự phối có tỉ lệ kiểu gen là 0,1AABB: 0,4AaBB: 0,2Aabb: 0, 3aaBb. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen aaBB ở thế hệ F3 là
A. 13,125%.
B. 17,5%.
C. 30,625%.
D. 12,5%.
Câu 29: Tính trạng màu hoa do 2 cặp gen nằm trên hai cặp NST khác nhau tương tác theo kiểu bổ trợ, kiểu gen có mặt cả 2 alen A và B quy định hoa đỏ, kiểu gen thiếu một trong 2 alen A hoặc B quy định hoa vàng, kiểu gen aabb quy định hoa trắng. Ở một quần thể đang cân bằng về di truyền, trong đó alen A có tần số 0,4 và alen B có tần số 0,3. Kiểu hình hoa đỏ chiếm tỉ lệ là bao nhiêu %?
A. 1,44%
B. 56,25%
C. 32,64%
D. 12%
Câu 30: Trong quần thể người có một số thể đột biến sau, có bao nhiêu thể đột biến là dạng lệch bội?
(1) Ung thư máu. (2) Bạch tạng. (3) Claiphentơ.
(4) Dính ngón 2 và 3. (5) Máu khó đông. (6) Tơcnơ.
(7) Đao. (8) Mù màu.
A. 5.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
Câu 31: Thực hiện phép lai: ♂AabbCcDdee X ♀aaBBCCDdEe. Theo lý thuyết, tỉ lệ cá thể mang 4 alen trội ở đời con là bao nhiêu?
A. 37,25%
B. 18,75%
C. 31,25%
D. 24,75%
Câu 32: Tính trạng kích thước của cây do 4 cặp gen không alen tác động cộng gộp quy định, các alen trội có vai trò ngang nhau. Cho cây cao nhất 120cm có kiểu gen AABBCCDD lai với cây thấp nhất 56 cm có kiểu gen aabbccdd được F1. Tiếp tục cho F1, giao phấn với cây thuần chủng cao 104 cm, tính theo lý thuyết ở F2 thu được tỉ lệ cây cao 104 cm đồng hợp trong tổng số cây cao 104 cm là:
A. 25%
B. 6,25%
C. 12,5%
D. 37,5%
Câu 33: Ở một loài thực vật, cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng có kiểu gen đồng hợp lặn (P) thu được F1 gồm toàn cây hoa đỏ. Tiếp tục cho cây hoa đỏ F1 giao phấn trở lại với cây hoa trắng (P) thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 câu hoa trắng: 1 cây hoa đỏ. Cho biết không có đột biến xảy ra, sự hình thành màu sắc hoa không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Có thể kết luận màu sắc hoa của loài trên do:
A. một gen có 2 alen quy định, alen trội là trội hoàn toàn.
B. một gen có 2 alen quy định, alen trội là trội không hoàn toàn.
C. hai gen không alen tương tác với nhau theo kiểu bổ sung quy định.
D. hai gen không alen tương tác với nhau theo kiểu cộng gộp quy định.
Câu 34: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do nhiều gen phân li độc lập (mỗi gen đều có 2 alen) tương tác với nhau theo kiểu cộng gộp. Cứ mỗi alen trội trong kiểu gen làm cây cao thêm 10cm. Cho cây cao nhất giao phấn với cây thấp nhất có chiều cao 120cm, thu được F1. Cho F1 giao phấn với nhau, thu được F2 gồm 7 loại kiểu hình. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, cây có chiều cao 130cm ở F2 chiếm tỉ lệ:
A.
B. .
C.
D.
Câu 35: Ở một loài thực vật, gen A quy định tính trạng thân cao, gen a quy định tính trạng thân thấp; gen B quy định quả đỏ, gen b quy định quả vàng. Hai cặp gen này thuộc cùng một cặp nhiễm sắc thể thường và liên kết hoàn toàn. Xác định số phép lai có thể có để F1 có hai loại kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3:1 (không xét phép lai nghịch).
A.5.
B. 11.
C.9.
D.7.
Câu 36: Phép lai nào dưới đây có khả năng tạo ra nhiều biến dị tổ hợp ở đời con nhất?
A. AABBccDD x AaBbCcDd.
B. AaBbccDd x Aabbccdd.
B. AaBbccdd x AaBbCcDd.
D. AaBbCcDd x AaBbCcdd.
Câu 37: Ở một loài thực vật, thân cao trội hoàn hoàn so với thân thấp, hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng. Cho cây thân cao, hoa đỏ tự thụ phấn, đời con thu được 4 loại kiểu hình. Trong đó cây thân cao, hoa đỏ chiếm tỉ lệ 66%. Cho biết mọi diễn biến của quá trình sinh hạt phấn và sinh noãn hoàn toàn giống nhau. Trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng với phép lai trên?
(1) F, có 7 loại kiểu gen.
(2) Thân cao, hoa đỏ ở F, có 4 loại kiểu gen qui định.
(3) F, có tỉ lệ kiểu hình thấp, đỏ chiếm 9%
(4) Có hoán vị gen với f = 20%.
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
Câu 38: Một cơ thể dị hợp 3 cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng, khi giảm phân tạo giao tử A BD = 15%, kiểu gen của cơ thể và tần số hoán vị gen là:
A. Aa ; f = 30%.
B. Aa ; f = 40%.
C. Aa ; f = 40%.
D. Aa ; f = 30%.
Câu 39: Thực hiện phép lai x BB. Nếu hoán vị gen xảy ra ở cả 2 bên bố mẹ với tần số 25% thì tỉ lệ kiểu gen BB thu được ở đời con là bao nhiêu?
A. 2,34375%
B. 9,375%
C. 4,6875%
D. 6,1825%
Câu 40: Biết rằng tính trạng do một gen gồm 2 alen trội lặn hoàn toàn quy định. Dựa vào phả hệ, em hãy cho biết xác suất để cả ba người con ở thế hệ thứ 3 đều mang gen bệnh là bao nhiêu?
A.
B. .
C.
D.
ĐÁP ÁN
Bản quyền bài viết thuộc về
Sachgiai.com. Ghi nguồn Sách giải.com khi đăng lại bài viết này.