Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh học (Đề 6)
2019-06-07T04:51:36-04:00
2019-06-07T04:51:36-04:00
https://sachgiai.com/Sinh-hoc/de-thi-thu-thpt-quoc-gia-mon-sinh-hoc-de-6-11657.html
/themes/whitebook/images/no_image.gif
Sách Giải
https://sachgiai.com/uploads/sach-giai-com-logo.png
Thứ sáu - 07/06/2019 04:50
Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Sinh học (Đề 6), có đáp án kèm theo. Mời các bạn cùng tham khảo.
Câu 1: Một quẩn thể có cấu trúc di truyền là: 0,26 AA: 0,12 Aa: 0,62 aa. Tần số alen A và a trong quần thể này lần lượt là
A. 0,28 và 0,72.
B. 0,26 và 0,74.
C. 0,32 và 0,68.
D. 0,38 và 0,62.
Câu 2: Ở một loài thực vật có 2n = 24. Số nhóm gen liên kết của loài là
A. 14
B. 12.
C. 24
D. 7
Câu 3: Quần thể nào dưới đây chưa đạt đến trạng thái cân bằng di truyền?
A. 0,16 AA: 0,35 Aa: 0,49 aa.
B. 100% AA.
C. 0,04 AA: 0,32 Aa: 0,64 aa.
D. 100% aa.
Câu 4: Nhóm sinh vật nào dưới đây có những đại diện có khả năng tự dưỡng?
1. Vi khuẩn 2. Thực vật 3. Động vật nguyên sinh 4. Nấm
A. 1,2,3,4.
B. 1,2,4.
C. 1,2,3.
D.2,3,4.
Câu 5: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của mã di truyền?
A. Tính đặc hiệu.
B. Tính thoái hoá.
C. Tính phổ biến.
D. Tính chồng gối.
Câu 6: Một chuỗi thức ăn gồm có các sinh vật: Cào cào ; cỏ ; Cáo ; Chim sâu. Đâu là sinh vật tiêu thụ bậc 2 trong chuỗi thức ăn trên?
A. Cáo
B. Chim sâu
C. Cào cào
D. Cỏ
Câu 7: Vi khuẩn nitrat hoá tham gia vào quá trình nào dưới đây?
1. Cố định nitơ tự do trong đất thành muối amôn.
2. Chuyển hoá muối amôn thành muối nitrit.
3. Chuyển hoá muối nitrit thành muối nitrat.
4. Chuyển hoá muối nitrat thành nitơ trong khí quyển.
A. 2, 3
B. 1, 2
C. 1, 3,4
D. 2,3,4
Câu 8: Để góp phẩn làm giảm hiệu ứng nhà kính, cần hạn chế sự gia tăng loại khí nào sau đây trong khí quyển?
A. Khí nitơ.
B. Khí heli.
C. Khí cacbon điôxit.
D. Khí neon.
Câu 9: Chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái trên cạn thường là bao nhiêu bậc?
A. 4 - 5 bậc.
B. 5 - 6 bậc
C. 3 - 4 bậc
D. 6 -7 bậc
Câu 10: Khi nói về các nhân tố sinh thái, phát biểu nào sai đây là sai?
A. Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật.
B. Tất cả các nhân tố sinh thái gắn bó chặt chẽ với nhau thành một tổ hợp sinh thái tác động lên sinh vật.
C. Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh là tất cả các nhân tố vật lí và hoá học của môi trường xung quanh sinh vật.
D. Nhân tố hữu sinh là các chất hữu cơ của môi trường có tác động đến sinh vật.
Câu 11: Với 2 alen A và a nằm trên NST thường, gen trội là hoàn toàn, để cho thế hệ sau có hiện tượng phân tính, thì sẽ có bao nhiêu phép lai giữa các kiểu gen nói trên?
A. 1 phép lai.
B. 2 phép lai.
C. 3 phép lai.
D. 5 phép lai.
Câu 12: Theo lý thuyết, số kiểu gen tối đa có thể có ở đời con của phép lai: AaBbCcdd x aaBBCcDd là bao nhiêu?
A. 54
B. 24
C. 36
D. 18
Câu 13: Sự kết hợp giữa hai giao tử đều mang bộ NST dạng (n - 1) có thể tạo ra những hợp tử có bộ NST như thế nào?
A. (2n - 1 - 1) ; (2n - 2).
B. (2n - 1 + 1) ; (2n - 2) ; (2n - 1 - 1).
C. (2n - 1 + 1) ; (2n - 2).
D. (2n + 1 + 1) ; (2n - 2) ; (2n - 1 - 1).
Câu 14: Nhóm nào dưới đây gồm những tật/bệnh/hội chứng di truyền xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới?
A. Loạn dưỡng cơ Đuxen ; hội chứng siêu nữ ; mù màu ; hội chứng Đao.
B. Loạn dưỡng cơ Đuxen ; máu khó đông ; mù màu ; bạch tạng
C. Tạt dính ngón tay số 2 và 3 ; tật câm điếc bẩm sinh, hội chứng Macphan ; thiếu máu hồng cầu hình liềm
D. Tật bàn tay 6 ngón, tật có túm lông ở tai ; máu khó đông ; hội chứng Etuôt
Câu 15: Ở người, alen H quy định màu bình thường, alen h quy định mù màu nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y. Một gia đình bố mẹ đều bình thường, sinh con trai bị bệnh mù màu và bị hội chứng Claifentơ. Nhận định nào sau đây về gia đình trên là đúng?
A. Mẹ XHXH, bố XhY, đột biến lệch bội xảy ra trong phát sinh giao tử của mẹ.
B. Mẹ XHXH, bố XhY, đột biến lệch bội xảy ra trong phát sinh giao tử của bố.
C. Mẹ XHXh, bố XHY, đột biến lệch bội xảy ra trong phát sinh giao tử của mẹ.
D. Mẹ XHXH, bố XHY, đột biến lệch bội xảy ra trong phát sinh giao tử của bố.
Câu 16: Trong các phát biểu sau về các đặc trưng cơ bản của quần thể, phát biểu nào chưa chính xác?
A. Mức độ sinh sản là số lượng cá thể của quẩn thể được sinh ra trong một lứa sinh.
B. Những quần thể gần đạt sức chứa của môi trường dễ xảy ra hiện tượng xuất cư.
C. Mật độ cá thể có ảnh hưởng không nhỏ đến kích thước cuả quần thể.
D. Trong tự nhiên, sự phân bố theo điểm là rất phổ biến.
Câu 17: Các sự kiện phát sinh, cây hạt trần và cây hạt kín lần lượt xảy ra ở các kỉ nào sau đây?
A. Kỉ Cacbon và kỉ Phấn trắng.
B. Kỉ Silua và kỉ Triat.
C. Kỉ Cacbon và kỉ Triat
D. Kỉ Silua và kỉ Phấn trắng.
Câu 18: Ở những loài sống cùng một khu vực và sử dụng cùng một nguồn thức ăn thì giữa chúng hình thành nên mối quan hệ nào dưới đây?
A. Vật chủ - vật kí sinh
B. Ức chế - cảm nhiễm
C. Cạnh tranh
D. Con mồi - vật ăn thịt
Câu 19: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, các nhóm linh trưởng phát sinh ở
A. kỉ Jura của đại Trung sinh.
B. kỉ Đệ tam (Thứ ba) của đại Tân sinh,
C. kỉ Đệ tứ (Thứ tư) của đại Tân sinh.
D. kỉ Krêta (Phấn trắng) của đại Trung Sinh.
Câu 20: Hình ảnh dưới đây phản ánh mối quan hệ khác loài nào trong quần xã?
A. Hội sinh
B. Cộng sinh
C. Hợp tác
D. Con mồi - Vật ăn thịt
Câu 21: Khi nói về quan niệm của Đacuyn, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp, sinh vật có khả năng thích ứng kịp thời.
B. Loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng.
C. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.
D. Toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả quá trình tiến hóa từ một nguồn gốc chung.
Câu 22: Nhân tố tiến hoá nào dưới đầy luôn làm phong phú thêm vốn gen của quần thể?
A. Di - nhập gen.
B. Đột biến gen.
C. Các yếu tố ngẫu nhiên.
D. Chọn lọc tự nhiên
Câu 23: Quá trình tiến hoá nhỏ diễn ra trên quy mô
A. quẩn thể.
B. cá thể.
C. quần xã.
D. hệ sinh thái.
Câu 24: Đacuyn không đề cập đến thuật ngữ nào dưới đây?
A. Biến dị cá thể.
B. chọn lọc tự nhiên,
C. Đấu tranh sinh tồn.
D. Tiến hoá nhỏ.
Câu 25: Khi nói về cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, trong trường hợp không có đột biến xảy ra, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Ở nấm 1 mARN có thể quy định nhiều loại chuỗi pôlipeptit.
B. Ở vi khuẩn 1 gen chỉ quy định một loại mARN.
C. Ở nấm 1 gen có thể quy định nhiều loại mARN.
D. Ở vi khuẩn 1 mARN chỉ quy định 1 loại chuỗi pôlipeptit.
Câu 26: Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1) Thể đột biến là những cơ thể mang gen đột biến ở trạng thái
(2) Đột biến gen lặn có hại không bị chọn lọc tự nhiên đào thải hoàn toàn ra khỏi quần thể.
(3) Đột biến gen vẫn có thể phát sinh trong điều kiện không có tác nhân gây đột biến.
(4) Đột biến gen không làm thay đổi vị trí của gen trên NST.
(5) Mỗi khi gen bị đột biến sẽ làm xuất hiện một alen mới trong quần thể.
(6) Đa số đột biến gen là có hại khi xét ở mức phân tử.
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 27: Đặc điểm chung của quá trình nhân đôi ADN và quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực là
A. đều diễn ra trên toàn bộ phân tử ADN của nhiễm sắc thể.
B. đều được thực hiện theo nguyên tắc bổ sung,
C. đều có sự tham gia của ADN pôlimeraza.
D. đều diễn ra trên cả hai mạch của gen.
Câu 28: Một tế bào lưỡng bội tiến hành nguyên phân liên tiếp 4 lần. Người ta đếm được tổng số crômatit trong các tế bào ở kì giữa của lần nguyên phân cuối cùng là 448. Hãy xác định bộ NST của tế bào nêu trên.
A. 2n = 14.
B. 2n = 28.
C. 2n = 24.
D. 2n = 36.
Câu 29: Hình dưới đây là ảnh chụp bộ nhiễm sắc thể bất thường ở một người. Người mang bộ nhiễm sắc thể này
A. mắc hội chứng Siêu nữ.
B. mắc hội chứng Đao.
C. mắc hội chứng Tơcnơ.
D. mắc bệnh ung thư máu.
Câu 30: Có bao nhiêu dạng đột biến dưới có ý nghĩa đối với quá trình tiến hoá?
(1) Mất đoạn. (2) Đảo đoạn. (3) Chuyển đoạn. (4) Lặp đoạn.
A. 1.
B.2.
C.3.
D.4.
Câu 31: Để tạo thành dòng thực vật thuần chủng tuyệt đối một cách nhanh chóng nhất người ta thường sử dụng phương pháp nào dưới đây?
A. Phương pháp nuôi cấy mô tế bào thông qua mô sẹo.
B. Phương pháp nuôi cấy hạt phấn, lưỡng bội hóa.
C. Phương pháp tự thụ phấn liên tiếp qua nhiều thế hệ.
D. Phương pháp dung hợp tế bào trần.
Câu 32: Ở người, hệ nhóm máu ABO do một gen gổm 3 alen quy định: alen IA; IB đổng trội so với alen I°. Một quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền có tỉ lệ người mang nhóm máu O là 16%, tỉ lệ người mang nhóm máu B là 48%. Trong quần thể, một người mang nhóm máu A kết hôn với một người mang nhóm máu AB, xác suất để cặp vợ chồng này sinh ra người con có nhóm máu khác bố mẹ là bao nhiêu?
A. 24%
B. 20%
C. 30%
D. 16%
Câu 33: Ở một loài thực vật, màu sắc hoa do hai cặp gen không alen quy định (A, a; B, b). Khi có mặt cả hai loại alen trội trong kiểu gen thì quy định hoa đỏ, các kiểu gen còn lại quy định hoa trắng. Cho hai cây hoa đỏ (P) lai với nhau, đời F1 thu được số cây hoa trắng chiếm tỉ lệ 25%. Cho các cây hoa trắng tự thụ phấn, đời con thu được không xuất hiện các cá thể mang kiểu gen đổng hợp lặn. Không xét đến phép lai thuận nghịch, kiểu gen của kiểu hình: 1:1. Không xét đến phép lai thuận nghịch, kiểu gen của (P) có thể là một trong bao nhiêu trường hợp?
A. 4
B. 3
C. 2
D. 6
Câu 34: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Cho cây thân cao thuần chủng giao phấn với cây thân thấp, thu được F1. Cho các cây F1, tự thụ phấn thu được F2. Tiếp tục cho các cây F2 tự thụ phấn thu được F3. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình của cây thấp so với cây cao ở F3 là:
A.
B.
C.
D.
Câu 35: Phép lai giữa 2 cá thể khác nhau về 3 tính trạng trội lặn hoàn toàn AaBbDd x AaBbdd sẽ có số loại kiểu hình và kiểu gen lần lượt là
A. 8 loại kiểu hình, 18 loại kiểu gen
B. 4 loại kiểu hình, 18 loại kiểu gen
C. 4 loại kiểu hình, 9 loại kiểu gen
D. 8 loại kiểu hình, 27 loại kiểu gen
Câu 36: Ở một loài thực vật giao phấn, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Alen B quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen b quy định thân thấp. Để xác định các gen này phân li độc lập hay di truyền liên kết, từ một cây hoa đỏ, thân thấp và một cầy hoa trắng, thân cao; một nhóm học sinh đã đưa ra các dự đoán sau đây:
(1) Để xác định được các gen này phân li độc lập hay di truyền liên kết cần thực hiện tối thiểu 2 phép lai.
(2) Lai hai cây ban đầu với nhau, nếu đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:1:1:1 thì các gen này phân li độc lập.
(3) Lai hai cây ban đầu với nhau, thu được F1 có cây hoa đỏ, thân cao. Cho các cây hoa đỏ, thân cao này giao phấn với nhau, nếu ở đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:2:1 thì các gen này di truyền liên kết.
(4) Lai hai cầy ban đầu với nhau thu được F1 có cây hoa đỏ, thân cao. Cho các cây hoa đỏ, thân cao này giao phấn với nhau, nếu thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9:3:3:1 thì các gen này phân li độc lập. Biết rằng không xảy ra đột biến và trao đổi chéo; loài thực vật này chỉ ra hoa, kết quả một lẩn trong đời. Trong các dự đoán trên, có bao nhiêu dự đoán đúng?
A.3.
B.2.
C.4.
D. 1.
Câu 37: Hiện tượng hoán vị gen và phân li độc lập có đặc điểm chung là
A. các gen phần li ngẫu nhiên và tổ hợp tự do.
B. làm tăng sự xuất hiện của biến dị tổ hợp.
C. làm hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp.
D. các gen cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
Câu 38: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen trội lặn hoàn toàn, không xảy ra đột biến.♀ CcDDXEXe x ♂ CcDdXeY, đời con có thể có tối đa số loại kiểu gen và số loại kiểu hình lần lượt là:
A. 240 và 32.
B. 48 và 24.
C. 360 và 64.
D. 48 và 24.
Câu 39: Một cơ thể có 300 tế bào sinh tinh mang kiểu gen XDY tiến hành giảm phân, số loại giao tử không mang hoán vị gen tạo ra là 900. Hãy tính tần số hoán vị gen của cơ thể nói trên.
A.30%
B.50%
C.25%
D. 12,5%
Câu 40: Cho phả hệ về sự di truyền một bệnh ở người do 1 trong 2 alen của 1 gen quy định:
Cho biết không phát sinh đột biến ở tất cả những người trong phả hệ. Phân tích phả hệ trên, có bao nhiêu suy luận sau đây đúng?
(1) Bệnh do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định.
(2) Có thể xác định được chính xác tối đa kiểu gen của 11 người trong phả hệ.
(3) Xác suất sinh con trai không bị bệnh này của cặp vợ chồng ở thế hệ III là
(4) Có ít nhất 5 người trong phả hệ này có kiểu gen đồng hợp tử.
(5) Những người không bị bệnh ở thế hệ I và III đều có kiểu gen giống nhau.
A. 1.
B.2.
C.3.
D. 4.
ĐÁP ÁN
1. C |
2. B |
3. A |
4. C |
5. D |
6. B |
7. A |
8. C |
9. A |
10. D |
11. B |
12. B |
13. A |
14. B |
15. C |
16. A |
17. A |
18. C |
19. B |
20. C |
21. A |
22. B |
23. A |
24. D |
25. D |
26. B |
27. B |
28. B |
29. C |
30. D |
31. B |
32. B |
33. C |
34. A |
35. A |
36. A |
37. B |
38. A |
39. C |
40. D |
Bản quyền bài viết thuộc về
Sachgiai.com. Ghi nguồn Sách giải.com khi đăng lại bài viết này.