Phần trắc nghiệm (4 điểm)
Câu 1: Trong các hàm số sau, hàm số nào đồng biến
A. y = 1 - x B.y = 2/3 - 2x
C.y = 2x + 1 D.y = 6 - 2(x + 1)
Câu 2: Điểm thuộc đồ thị hàm số y = 2x – 3 là:
A. (2; 0) B. (1; - 1) C. (2; 4) D. (- 4; - 3)
Câu 3: Đường thẳng nào sau đây không song song với đường thẳng y = -2x +2
A.y = 2x - 2 B.y = -2x + 1
C.y = 3 - √2 (√2x + 1) D.y = 1 - 2x
Câu 4: Cho hàm số bậc nhất y =(m - 1)x - m + 1. Kết luận nào sau đây là đúng:
A. Với m > 1, hàm số trên nghịch biến
B. Với m > 1, hàm số trên đồng biến
C. Với m = 0, đồ thị hàm số trên đi qua gốc tọa độ
D. Với m = 2, đồ thị hàm số trên đi qua điểm có tọa độ (-1; 1)
Phần tự luận (6 điểm)
Bài 1. Cho hàm số y = (1 - √3)x - 3
a) Hàm số trên là hàm số đồng biến hay nghịch biến trên R? Vì sao?
b)Tính giá trị của y khi x = 1 + √3
Bài 2. Cho hàm số bậc nhất : y = (m – 1)x + 2n
Tìm giá trị của m và n để đồ thị của hàm số song song với đường thẳng y = 4x - 2 và đi qua điểm A(-1;3)
GIẢI
Phần trắc nghiệm
Phần tự luận
Bài 1. Cho hàm số y = (1 - √3)x - 3
a) Ta có: 1 - √3 < 0
⇒ Hàm số trên nghịch biến trên R
b) Với x = 1 + √3 ta có:
y = (1 - √3)(1 + √3) - 3 = 1 - 3 - 3 = -5
Bài 2. y = (m – 1)x + 2n
Đồ thị hàm số song song với đường thẳng y = 4x -2 khi và chỉ khi:
Khi đó, hàm số trở thành: y = 4x + 2n
Đồ thị hàm số đi qua điểm A (-1; 3) khi:
3 = 4.(-1) + 2n ⇔ 2n = 7 ⇔ n = 7/2
Đối chiếu với điều kiên n ≠ -1 thỏa mãn
Vậy hàm số cần tìm là y = 4x + 7