Câu 1. Khảo sát đoạn thơ sau đây :
“Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng,
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cần gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ : bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”
(Huy Cận - Tràng giang)
a) So với bản gốc (sách Văn học 11, tập một, Nhà xuất bản Giáo dục năm 2000), đoạn thơ trên có từ nào không đúng? So sánh ý nghĩa của chỗ đúng với chỗ sai, nếu có.
b) Phân tích bốn câu sau trong đoạn thơ trên.
Câu 2. Trình bày những hiểu biết của anh (chị) về tiểu sử và sự nghiệp văn học của Nguyễn Tuân.
Câu 3. Tóm tắt truyện Đôi mắt của Nam Cao và cho biết ý nghĩa của nhan đề này.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Câu 1
1. So với bản gốc (sách Văn học II, tập một, Nhà xuất bản Giáo dục năm 2000), đoạn thơ trên có chữ cần không đúng - Nguyên văn là “không cầu” chứ không phải là “không cần”. Tư tưởng - chủ đề của bài thơ là nỗi cô đơn, rợn ngợp của cá thể trước cái không gian mênh mông, nỗi buồn cô liêu của con người trước cảnh sông dài trời rộng- Vì thế, ở đây hai bờ sông hoang vắng, cô liêu như thời tiền sử, bởi vì không một chiếc cầu, không một chiếc đò ngang làm một dấu nối (tác giả cắt cẩu, cắt đò). Hai bờ sông cứ thế chạy dài về phía chân trôi xa như hai thế giới cô đơn, xa lạ không bao giờ gặp nhau, không chút “niềm thân mật” của những tâm hồn đồng điệu, ở đây nhà thơ nói “không” chính là để nói “có”. Khi chúng ta than vãn về sự cô đơn chính là chúng ta thèm khát sự ấm cúng, sự giao hòa của những “niềm thân mật”.
2. Hai câu :
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ : bóng chiều sa
chính là gắn với tư tưởng chủ đề nói ở trên. Trên cái bầu trời mênh mông, kì vĩ, mây đùn lên thành những ngọn núi trắng xóa, xuất hiện một cánh chim bé nhỏ mà “bóng chiều sa nặng đến nỗi nó phải nghiêng cánh, lệch cánh” (Xuân Diệu).
Hai câu :
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà
gắn với một chủ đề phụ : tình yêu quê hương đất nước. Trong hai câu cuối cùng này, tứ thơ đã có một nét mới so với bài Hoàng Hạc lâu của Thôi Hiệu. Trong bài thơ của Thôi Hiệu, khách nhìn thấy khói tỏa, sóng gợn mà trong lòng nhớ quê hương;
Nhật mộ hương quan hà xứ thị ?
Yên ba giang thương sử nhàn sầu
(Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai)
(Tản Đà dịch)
Thôi Hiệu sử dụng hai chi tiết ngoại cảnh (khói, sóng) để gợi lên lòng nhớ quê hương, Huy Cận chỉ dùng có một chi tiết (sóng). Tuy nhiên, từ thời Văn Đường, Lưu Trường Khanh đã tước bỏ hoàn toàn hai chi tiết ngoại cảnh của Thôi Hiệu. Trong bài Từ Hà Khẩu (Hán Khẩu) đến bãi Anh Vũ, gửi Trung thừa họ Nguyên, Lưu Trường Khanh viết:
Bãi sông không có sóng vỗ cũng không có khói bay
Khách nước Sở nhớ nhau càng thêm man mác
Mặt trời xế trên Hán Khẩu, đỡ cánh chim là là bay,
Nước mùa thu trên hồ Động Đình, mênh mông liền trời.
Hai câu cuối của bài Tràng giang không chỉ là lòng nhớ quê hương của nhà thơ mà còn là nỗi nhớ những vùng quê hương khác nhau của đất nước. Xuân Diệu viết : “Tràng giang là một bài thơ ca hát non sông đất nước, do đó dọn đường cho lòng yêu giang sơn Tổ quốc”,
Câu 2
Thí sinh cần trình bày được 3 ý sau :
1. Nguyễn Tuân (1910 - 1987) là nhà văn lớn của dân tộc. Ông còn có các bút danh khác là : Ân Ngũ Tuyên, Tuấn Thừa Sắc, Thanh Hà... Trong hơn nửa thế kỉ cầm bút, Nguyễn Tuân đã để lại một sự nghiệp văn học lớn.
2. Sự nghiệp văn học của ông trải qua hai thời kì : trước Cách mạng tháng Tám và sau Cách mạng tháng Tám.
- Trước Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân là nhà văn tiêu biểu của văn học lãng mạn, Các tác phẩm của ông trong thời kì này chủ yếu xoay quanh ba đề tài: xê dịch, vẻ đẹp “vang bóng một thời”, cái “tôi” kênh kiệu, khinh bạc, nổi loạn và phá phách. Ông ca ngợi cái đẹp của thiên nhiên, những thú chơi tao nhã, tinh tế: thú chơi hoa, uống trà... Những tác phẩm tiêu biểu của ông trong thời kì này là: Vang bóng một thời, Chiếc lư đồng mắt cua, Một chuyến đi, Tóc chị Hoài, Nguyễn.
- Sau Cách mạng tháng Tám, cùng với nhiều nghệ sĩ khác, Nguyễn Tuân đã hòa mình vào cuộc sống rộng lớn của nhân dân. Ông đi nhiều nơi viết nhiều tùy bút, bút kí giàu tính thời sự và có giá trị nghệ thuật cao, ca ngợi vẻ đẹp của đất nước, con người, của cuộc sống kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mĩ và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cốc tác phẩm tiêu biểu trong thời kì này là: Đường vui, Tình chiến dịch, Sông Đà, Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi,...
3. Nguyễn Tuân là nhà văn có phong cách nghệ thuật tài hoa, độc đáo. Những tùy bút của ông thể hiện vốn hiểu biết phong phú về lịch sử, địa lí, văn hóa, nghệ thuật... Ông có nhiều đóng góp lớn cho sự phát triển của nền văn học Việt Nam hiện đại.
Câu 3
1. Tóm tắt truyện “Đôi mắt” của Nam Cao.
Độ, một nhà văn cách mạng đến thăm Hoàng, một nhà văn kiểu cũ lớp trước, tản cư ra vùng kháng chiến. Hoàng thu mình trong một căn nhà gạch sang trọng, suốt ngày cửa đóng kín mít, lại nuôi chó dữ, sông hoàn toàn cách li quần chúng. Vợ chồng Hoàng khinh bỉ quần chúng nông dân ra mặt, chê giễu nông dân đã dốt nát lại sính nói từ chính trị.
Độ thấy cách nhìn người của Hoàng là cách nhìn một chiều, thấy hiện tượng mà không thấy bản chất. Hoàng chế giễu người nông dân vác bó tre đi rào làng kháng chiến, nói như vài bài “ba giai đoạn” nhưng không thấy được những phẩm chất tốt đẹp của nông dân lao động (yêu lao động, yêu nhóc), không nhận thức được nông dân là động lực của kháng chiến.
2. Đôi mắt là một tuyên ngỏn nghệ thuật của Nam Cao. Cho đến năm 1948 đại bộ phận các nhà văn lớp cũ đều đi theo kháng chiến. Nhưng trong số họ vẫn có người còn mang nặng quan niệm “nghệ thuật vị nghệ thuật”, đối lập nghệ thuật với quần chúng. Đôi mắt đặt vấn dề : nhà văn yêu nước và cách mạng phải có một thế giới quan, một nhân sinh quan tiến bộ, phải có một cách nhìn mới mẻ đôi với nông dân và kháng chiến.