Câu 1. Anh (chị) hãy bình giảng đoạn thơ sau đây trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:
“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bên bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
Câu 2. Một trong những nét phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân là nhìn con người ỏ phương điện tài hoa nghệ sĩ.
Anh (chị) hãy phân tích nhân vật người lái đò trong tùy bút Người lái đò Sông Đà để làm sáng tỏ nhận định trên.
Câu 3. Anh (chị) hãy phân tích quá trình diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong cảnh đêm hội mùa xuân ở Hồng Ngài (Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài).
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Câu 1
1. Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu của Quang Dũng và của thơ ca thời kì kháng chiến chông thực dân Pháp. Cả bài thơ là một hổi tưởng, bôn câu thơ bình giảng ở đây cũng là hồi tưởng.
Sau cảm hứng tràn đầy về cuộc hành trình đầy gian khổ, tự hào của các chiến sĩ Tây Tiến, bài thơ gợi lại nhũng kỉ niệm sâu sắc, một thời từng gắn bó với đoàn quân Tây Tiến. Bên cạnh hình ảnh chan hòa màu sắc âm thanh (xiêm y của các cô gái và nhạc điêu của tiếng khèn) của “hội đuốc hoa” là cảnh sông nước miền Tây mênh mang, mờ ảo.
2. Không gian dòng sông trong một buổi “chiều sương” ở Châu Mộc thật lặng tờ, hoang dại. Bên dòng sông đậm màu sắc cổ tích, huyền thoại ấy, thiên nhiên qua ngòi bút tài hoa của Quang Dũng như có linh hồn phảng phất trong gió, trong cây :
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Câu thơ mang đậm tâm hồn của một thi nhân.
3. Quang Dũng không tả mà chỉ gợi. Và cái “dáng người trên độc mộc” cũng là gợi, nhưng vẫn làm rõ cái dáng đứng đẹp của những chàng trai, cô gái trên con thuyền độc mọc lao trên sông nước. Như hòa hợp với con người, những bông hoa rừng cũng “đong đưa” làm duyên trên dòng nước lũ, ở đây là cái nhìn đầy tính chất tạo hình của một họa sĩ.
4. Bốn câu thơ như một bức tranh thủy mặc với những nét vẽ chấm phá, tinh tế, mềm mại, tài hoa, truyền được cái hồn của cảnh vật.
Câu 2
1. Tùy bút Người lái đò Sông Đà là một trong nhũng tác phẩm đặc sắc của Nguyễn Tuân, được in trong tập Sông Đà (1960). Trong thiên tùy bút này, nhà văn Nguyễn Tuân không những miêu tả được bức tranh thiên nhiên Tây Bắc thơ mộng, hùng vĩ mà còn khắc họa được những vẻ dẹp của người dân Tây Bắc nơi thượng nguồn sông Đà lắm thác, nhiều ghềnh.
2. Nguyễn Tuân là nhà văn suốt đời say mê đi tìm cái thật và cái đẹp. Khi phản ánh vẻ đẹp của con người, ông đặc biệt quan tâm vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ. Nguyễn Tuân quan niệm rằng, vẻ đẹp tài hoa của con người không chỉ thể hiện trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật mà thể hiện trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Khi con người đạt tới trình độ điêu luyện trong công việc của mình là khi đó họ bộc lộ vẻ đẹp tài hoa. Với quan niệm đó, sau Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân đã khám phá được vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ của những ngươi dân lao động bình thường. Nhân vật người lái đò trong tùy bút Người lái đò Sông Đà không chỉ là một người có kinh nghiệm vượt thác mà còn là một nghệ sĩ trên sông nước. Không phải là những nghệ sĩ thì Huấn Cao (trong Chữ người, tử tù) và người lái đò sông Đà không nhập được vào cái thế giới nhân vật tài hoa tài tử của Nguyễn Tuân.
3. Vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ của người lái đò trước hết được thể hiện qua sự hiểu biết sâu rộng của ông về quy luật của dòng sông. Ông “nhớ tỉ mỉ như đóng đanh vào lòng tất cả những luồng nước của tất cả những con thác hiểm trở”. Hơn thế nữa, ông “nắm vững binh pháp của thần sông thần đá...” và làm chủ được dòng sông.
4. Người lái đò là một nghệ sĩ trong nghề sông nước, ông có trình độ lái đò điêu luyện và bản lĩnh vững vàng khi băng ghềnh vượt thác.
Để khắc họa tài hoa của người lái đò, nhà văn Nguyễn Tuân đã miêu tả một cuộc vượt thác đầy nguy hiểm và vô cùng ngoạn mục. Người lái đò phải đương đầu với đoàn quân đá vô cùng nham hiểm. Với trí tưởng tượng phong phú của một nghệ sĩ, Nguyễn Tuân đã dựng nên một “thạch trận” đầy cạm bẫy, ở vòng vây nào cũng có nhiều cửa tử mà chỉ có một cửa sinh. Người lái đò phải tỉnh táo, khôn ngoan và khéo léo mới có thể vượt qua được “trùng vi thạch trận” để đưa con thuyền tới đích an toàn.
5. Nguyễn Tuân là một nhà văn tài hoa, uyên bác. Khi miêu tả người lái đò, nhà văn đã sử dung nhiều tri thức khác nhau (võ thuật, chiến thuật đánh đu kích), đặc biệt là ông tổng hợp được tinh hoa của nhiều ngành nghệ thuật trong những trang tùy bút của mình, Từ hình tượng người lái đò, Nguyễn Tuân muốn nói lên rằng, vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ của con người không phải tìm đâu xa mà có ngay trong cuộc sống hàng ngày của người dân lao dộng. Người lái đò nơi thượng nguồn sông Đà khuất nẻo cũng là người nghệ sĩ tài hoa và cũng là người anh hùng chinh phục thiên nhiên khắc nghiệt.
Câu 3
1. Mị là nhân vật trung tâm của tác phẩm Vợ chồng A Phủ, một tác phẩm được Tô Hoài viết năm 1953, sau đợt thâm nhập thực tế ở Tây Bắc năm 1952. Từ cuộc đời của nhân vật Mị, nhà văn Tô Hoài đã phản ánh được cuộc sống đau khổ tủi nhục của người phụ nữ miền núi và sức sống tiềm tàng của họ đuổi chế độ thực dân phong kiến.
2. Cảnh ngộ của Mị khi ở Hồng Ngài
- Mị là cô gái người Hmông xinh đẹp, hồn nhiên yêu đời, có tài thổi sáo. Vì món nợ truyền kiếp, Mị đã bị bắt làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra.
- Cuộc sống nô lệ khổ đau đã nhanh chóng biến cô gái hồn nhiên yêu đời ấy thành người phụ nữ lầm lũi cam chịu, “như con rùa nuôi trong xó cửa”. Mặt khác, Mị cũng có những phản ứng ngấm ngầm (giắt nắm lá ngón định tự tử, uống rượu ừng ực từng bát như nuốt cái hận vào trong lòng).
3. Tâm trạng và hành động của Mị trước cảnh mùa xuân và ngày hội:
- Mùa xuân ở Hồng Ngài được tác giả miều tả rất đẹp, quyến rũ. Cùng với vẻ đẹp thiên nhiên là không khí tưng bừng của ngày hội với tiếng khèn, tiếng sáo dìu dặt, thiết tha đã đánh thức tâm hồn của Mị, giúp Mị thoát khỏi tình trạng thờ ơ, nguội lạnh trước đây. Trong phim Vợ chồng A Phủ, bằng nghệ thuật tạo hình, đạo diễn đã giúp người xem thấy rõ sự đối lập giữa cái chết và sự sống, Khi camêra quay cảnh căn buồng của Mị thì âm thanh tắt hẳn, chỉ thấy Mị đi lại như một cái bóng vật vờ trong buồng tối. Đó là cảnh chết. Nhưng khi quay cảnh mùa xuân ở bên ngoài thì âm thanh vang động cả một góc núi. Đó là lời mời gọi đầy quyến rũ của sự sống tươi trẻ.
- “Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ừng ực từng bát”. Trong trạng thái vừa say vừa tỉnh, Mị bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm ngọt ngào của thời thiếu nữ. Mị thấy lòng mình phơi phới trở lại và thấy vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Tâm trạng vui sướng ấy vừa xuất hiện thì nỗi buồn tủi cũng đến theo, Mị ý thức được cảnh ngộ éo le của mình : “A sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau”. Ý nghĩ về cái chết lại xuất hiện.
- Tiếng sáo gọi bạn tình lửng lơ ngoài đường thôi thức Mị, khiến Mị như quên cảnh ngộ của mình và Mị hành động như người tự do. Mị xắn mồ bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Mị vấn lại tóc, lấy chiếc váy hoa và chuẩn bị đi chơi.
4. Tâm trạng và hành động của Mị khi bị trói:
- Trong lúc lòng yêu đời đang trỗi dậy mãnh liệt cũng là khi Mị bị vùi dập phũ phàng. A Sử biết ý định của Mị, hắn trói Mị vào cột nhà và bỏ đi.
- Trong bóng tối, Mị vẫn nghe tiếng sáo dìu dặt, mời gọi của những cuộc chơi. Tâm hồn Mị sống trong không khí của ngày hội, sống với lời ca tiếng hát ngọt ngào, Mị vùng bước đi nhưng tay chân đau không cựa được. Mị ý thức được cảnh ngộ thân phận khổ đau tủi nhục, và thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa.
- Suốt đêm, Mị lúc mê lúc tỉnh. Đến sáng, Mị bừng tỉnh và cựa quậy, xem mình còn sống hay chết. Tâm trạng lo sợ ấy đã thể hiện ý thức về sự sống. Sức sống đã trỗi dậy trong lòng Mị để sau này Mị có những hành động mạnh mẽ quyết liệt vượt thoát khỏi hoàn cảnh nô lệ khổ đau (cắt dây trói cho A Phủ và cùng A Phủ trốn lên Phiềng Sa).