Câu 1. Sóng là bài thơ tình tiêu biểu của Xuân Quỳnh, thể hiện một tâm hồn luôn luôn trăn trở, khát khao được yêu thương, gắn bó. Anh (chị) hãy bình giảng những khổ thơ dưới đầy để làm sáng tỏ nhận định trên :
“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm. không ngủ được
Lòng em, nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương”
Câu 2. Đôi mắt là truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nam Cao sau Cách mạng tháng Tám (1945).
Anh (chị) hãy ;
a) Phân tích nhân vật văn sĩ Hoàng, văn sĩ Độ để làm rõ cách nhìn và thái độ của từng nhân vật đối với quần chúng nhân dân và cuộc kháng chiến.
b) Chỉ ra ý nghĩa của vấn đề “đôi mắt” đối với sáng tác văn chương lúc tác giả viết truyện ngắn và hiện nay.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
Câu 1
I - Khái quát:
- Giới thiệu vài nét về tác giả Xuân Quỳnh (1942 - 1988): là nữ thi sĩ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Sóng tà bải thơ tình tiêu biểu cho hồn thơ Xuân Quỳnh- luôn luôn trăn trở, khát khao được yêu thương, gắn bó. Bài thơ được rút ra từ tập thơ Hoa dọc chiến hào (1968).
II- Bình giảng
1. Nỗi nhớ được biểu kiện, bằng hình tượng “Sóng”
- Biện pháp nghệ thuật :
+ Dùng từ đối lập : dưới-trên, lòng sâu-mặt nước
+ Dùng điệp từ “con sóng” 3 lần.
+ Nhân cách hóa: “con sóng nhớ bờ, ngày đêm không ngủ”.
Tình yêu là bạn đổng hành của nỗi nhổ, Xuân Diệu viết :
Uống xong lại khát là tình
Gặp rồi lại nhớ là mình với ta
Cách diễn đạt trên đây nhằm thể hiện nỗi nhớ dồn lên tầng tầng lớp lớp như từng đợt sóng. Con sóng nhớ bờ thao thức, tưởng chừng tới tột độ.
- Tất cả nhằm thể hiện nỗi nhớ da diết trong tâm hồn người con gái đang yêu. Nỗi nhớ tầng tầng lớp lớp đan xen nhau, nối tiếp nhau, thôi thúc, giục giã.
2. Nỗi nhớ được biểu hiện trực tiếp.
- Thường trực, liên tục, cho dù đó là đêm hay ngày :
+ Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
+ Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương
- Một nỗi nhớ vượt thời gian và không gian. Nhớ trong ý thức và cả trong tiềm thức. Đất trời bốn phương tám hướng, nhưng đối với em chỉ có một phương - phương Anh.
- Xuân Quỳnh đã tìm được cách nói đạt nhất để biểu hiện nỗi nhớ trong tình yêu : ngủ, thức, (“dẫu xuôi”, “dẫu ngược”) đều không yên vì nhớ, vì mong, vì đợi, vì chờ, vì hướng về anh .
- Ngôn ngữ thơ Xuân Quỳnh có màu sắc của ca dao :
Nhớ ai bổi hổi bổi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đồng than
Đó là trạng thái bồn chồn, xao xuyến, không ổn định, đứng ngồi không yên vì nỗi nhớ thương thường trực,
3. Kết luận
Đây là một trong những khổ thơ hay, bộc lộ nỗi nhớ khi dang yêu trong bài Sóng của Xuân Quỳnh.
- Cả bài thơ là những con sóng tâm tình của tác giả được khơi dậy khi đứng trước biển cả. Sóng là một hình tượng ẩn dụ, là sự hóa thân của “cái tôi” trữ tình của nhà thơ, lúc thì hòa nhập, lúc lại là sự phân thân của “em”. Người phụ nữ trong bài thơ soi vào sóng để thấy rõ lòng mình, thể hiện tâm trạng của mình khi đang yêu thật xác đáng và đẹp đẽ.
Câu 2
Các ý chính:
1. Phân tích nhân vật
a) Cách nhìn của nhân vật Hoàng
+ Hoàng nhìn quần chúng và cuộc kháng chiến không phải bằng con mắt thù địch mà cũng có những nét chấp nhận được như : rời Hà Nội đi theo kháng chiến, ngưởng mộ lãnh tụ chân thành song phiến diện.
+ Tuy nhiên chỗ yếu nhất của Hoàng chính là vấn đề “đôi mắt” - luôn luôn nhìn nhận con người và cuộc đời từ một phía.
+ Dưới “đôi mắt” lệch lạc ấy, nông dân hiện lên toàn là những người “vừa ngố vừa nhặng xị”, hầu hết đều “ngu độn”, lỗ mãng, ích kỉ, “tham lam và bần tiện cả”, v.v…
+ Cũng xuất phát từ “đôi mắt” kinh ngạc thiếu thiện cảm đối với nông dân, Hoàng chỉ nhìn thấy nhược điểm của họ, thậm chí còn phóng đại, cường điệu và hài hước hóa những nhược điểm đó: “Nỗi khinh bỉ của anh phì cả ra ngoài... Mũi anh nhăn lại như ngửi thấy mùi xác thối”...
+ Vì chỉ thấy nông dân như thế, nên Hoàng không thể tin vào quần chúng mà lực lượng chủ yếu là nông dân sẽ đưa cuộc kháng chiến đến thành công, mà chỉ tin vào tài năng của Cụ Hồ. Và cũng vì điều ấy, nên Hoàng chỉ giao thiệp với đám “cặn bã của giới trí thức thượng lưu”, tuyệt đối không tiếp xúc, trò chuyện với nông dân...
Tóm lại : Hoàng vì thiếu sự gắn bó, gần gũi với nhân dân, nên “đôi mắt của anh là đôi mắt của kẻ bề trên nhìn xuống”, tất yếu không thể hiểu nổi “người nhà quê”, “không thể hiểu cuộc kháng chiến”. Hoàng chỉ thấy hiện tương mà không thấy bản chất.
b) Cách nhìn của nhân vật Độ
+ Độ cũng thấy được điểm yếu của người nông dân “phần đông dốt nát, nheo nhếch, nhát sợ, nhịn nhục một cách đáng thương...”. Nhưng cái quan trong hơn là Độ nhìn thấy được bản chất tốt đẹp ẩn giấu trong con người họ và trong những hoàn cảnh “dầu sôi lửa bỏng” của đất nước, bản chất ấy mối dược bộc lộ. Họ có thể làm cách mạng, ra trận giáp mặt với cái chết mà cứ như không, xung phong rất can đám..,
+ Độ tin vào sức mạnh của nông dân, cũng có nghĩa là tin vào tương lai của cuộc kháng chiến.
+ Độ có “đôi mắt” nói trên, không phải vì anh đã sống ở nhà quê nhiều, mà vì anh yêu mến và đã tự nguyện gắn bó đời mình với nông dân, với sự nghiệp kháng chiên của dân tộc: sẵn sàng làm người “tuyên truyền nhãi nhép” cho cách mạng.
+ Trong cái nhìn lệch lạc của Hoàng hôm nay có phần nào là cái nhìn của Nam Cao đối với nông dân trước Cách mạng tháng Tám. Ở đây phê bình cũng là tự phê bình. Cách nhìn của Độ cũng là cách nhìn của Nam Cao ở thời điểm 1948.
c) Từ hai nhân vật Hoàng và Độ, Nam Cao khắc họa được hai cái nhìn đối lập nhau, song lại bổ sung cho nhau để thể hiện luận đề: Con người muốn sống và hành động cho đúng, cần phải có “đôi mắt” trong sáng để nhìn đời và nhìn người cho sâu sắc và toàn diện.
2. Ý nghĩa của vấn đề “đôi mắt”
a) Đó là vấn đề quan điểm lập trường của người văn nghệ sĩ đối với cuộc kháng chiến chống Pháp và lực lượng nòng cốt của cuộc kháng chiến này.
Vào thời điểm năm 1948 đại bộ phận văn nghệ sĩ đi theo kháng chiến. Nhưng trong họ không phải không còn rơi rớt những quan niệm nghệ thuật cũ (như quan niệm nghệ thuật vị nghệ thuật). Trong Đại hội Văn hóa toàn quốc (1948), Trường Chinh đã đọc bản báo cáo quan trọng: Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam trong đó có xác định lập trường văn hóa mác xít của văn nghệ sĩ. Nguyễn Đình Thi viết tùy bút Nhận đường đi vào cách mạng và kháng chiến. Đôi mắt cũng là một tuyên ngôn “nhận đường”, một truyện ngắn luận đề thành công của Nam Cao.
b) Vấn đề “đôi mắt” Nam Cao nêu trong truyện ngắn này thực ra không chỉ có ý nghĩa vối người cầm bút mà còn là với mọi người, không chỉ có ý nghĩa đương thời mà cả với hiện nay. Vì lẽ, muốn có tác phẩm văn học chân chính, nhà văn không thể xem thường “đôi mắt”. Có “đôi mắt” mới, chúng ta mới nhận ra những gì về cuộc sống con người Việt Nam mà trước đây do hoàn cảnh chiến tranh, ta chưa nhìn thấy hoặc thấy mà chưa thể viết ra.
Mặt khác, khi nhìn vào cuộc sống hôm nay, chúng ta không chỉ dừng lại ở hiện tượng mà phải đi sâu vào bản chất. Muốn tấn công vào bóng tối, trong tay người nghệ sĩ phải có một ngọn đèn, trong tâm hồn nghệ sĩ phải cháy sáng một niềm tin.
Ở đây không phải chỉ là chuyện đưa ra một cách nhìn mối, mà còn là nhìn lại sao cho thỏa đáng nhất. Như vậy có thể thấy, vấn đề Nam Cao đặt ra trong tác phẩm Đôi mắt tuy đã hơn 40 năm nhưng vẫn như đang cùng tham gia vào cuộc đổi mới văn học hôm nay.